Cách nêu quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc đúng chuẩn
Để có được ấn tượng với nhà tuyển dụng thì việc trình bày quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc sao cho đúng chuẩn là điều vô cùng cần thiết.
1. Tầm quan trọng của quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc
Như chúng ta đã biết, để có thể được làm việc ở một doanh nghiệp nào đó thì việc viết và chuẩn bị hồ sơ là điều bắt buộc và chưa bao giờ có thể thiếu được. Vì vậy, hồ sơ xin việc là một thứ vô cùng quan trọng đối với ứng viên chúng ta.
Trong một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ và chuẩn thì bên cạnh những giấy tờ cần thiết thì các thành phần, nội dung trong từng tài liệu hồ sơ là vô cùng quan trọng. Những thành phần nội dung nhỏ trong từng tài liệu hồ sơ sẽ gộp lại thành một điều quan trọng lớn để cho bộ hồ sơ của bạn trở lên hoàn hảo.
Tầm quan trọng của quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc
Không thể không nhắc đến đó là “quá trình học vấn” trong hồ sơ xin việc đây là một trong những yếu tố quan trọng được nhà tuyển dụng ưu tiên và quan tâm nhất khi chọn lọc hồ sơ của bạn. Một ứng viên có trình độ học vấn cao, quá trình học hành ấn tượng sẽ là một trong những tiền đề lớn để nhà tuyển dụng đánh giá và chọn lọc hồ sơ bạn với các ứng viên khác.
2. Viết quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc đầy đủ, đúng chuẩn
2.1. Viết quá trình học vấn vào trong hồ sơ xin việc như thế nào?
Như các bạn đã biết thì trong hồ sơ xin việc thì có rất nhiều loại giấy tờ khác nhau như: Sơ yếu lý lịch, mẫu đơn xin việc chung, CV, mẫu giấy khám sức khỏe và các giấy tờ liên quan khác,…Nhưng khi viết quá trình học vấn vào hồ sơ xin việc cần viết vào những loại giấy tờ nào ?
Viết quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc chi tiết
Khi viết quá trình học vấn thì bạn cần phải trình bày vào 3 loại giấy tờ như sau: CV xin việc, đơn xin việc và sơ yếu lý lịch. Vậy để có cái nhìn cụ thể về từng cách viết quá trình học vấn vào trong hồ sơ xin việc thì hãy cùng đi đến phần nội dung tiếp theo ngay sau đây nhé!
2.2. Mẹo trình bày quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc
2.2.1. Trình bày vào sơ yếu lý lịch
Trong sơ yếu lý lịch của ứng viên, bên cạnh các việc kê khai thông tin về bản thân người viết, các quan hệ gia đình của ứng viên…thì trong sơ yếu lý lịch người viết cần phải trình bày thêm cả quá trình học vấn của mình ở trong sơ yếu lý lịch.
Trong sơ yếu lý lịch thì phần trình bày quá trình học vấn của người viết sẽ nằm ở phần gần cuối của sơ yếu lý lịch. Phần này được gọi với cái tên là “Quá trình hoạt động. Bên cạnh việc trình bày quá trình học vấn vào đây thì bạn cũng cần phải trình bày thêm về quá trình làm việc của bản thân.
Khi trình bày nội dung về quá trình học vấn vào phần nội dung này thì bạn sẽ cần nêu rõ cụ thể mốc thời gian học tập của mình, tên chuyên ngành, chức vụ trước đó. Thông thường bạn sẽ cần trình bày tóm tắt quá trình học tập trong sơ yếu lý lịch ở mức độ cao nhất và gần nhất đó trong sơ yếu lý lịch của mình. Đó có thể là một trường Đại học, trường cao đẳng hoặc thấp hơn là trường cấp 3.
Mẹo trình bày quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc
Để dễ hình dung hơn thì sau đây là ví dụ cụ thể khi trình bày quá trình học vấn vào sơ yếu lý lịch:
“ Tháng 10/2018 đến tháng 5/2022: Sinh viên chuyên ngành Marketing Đại học Thăng Long”
2.2.2. Trình bày vào CV xin việc
Trong CV xin việc thì sẽ có nhiều nội dung để trình bày, vậy khi triển khai quá trình học vấn vào CV thì chúng ta sẽ trình bày ở vị trí nào và vị trí ở đâu? Thường thì khi trình bày quá trình học vấn trong CV thì nội dung này sẽ nằm ngay trước cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV. Sở dĩ việc trình bày như vậy sẽ dẫn dắt nhà tuyển dụng có cái nhìn theo trình tự về học vấn cho đến khả năng làm việc để dễ dàng đánh giá tổng quát về bạn hơn.
Khi trình bày quá trình học vấn vào phần CV trong hồ sơ xin việc thì với mỗi đối tượng sẽ có những định hướng khác nhau. Chẳng hạn như với sinh viên mới ra trường khi chưa có nhiều thứ để trình bày ở phần kinh nghiệm làm việc thì phần quá trình học vấn sẽ là nơi để họ chứng minh về trình độ học tập của mình liên quan đến công việc. Với họ, đây sẽ là điểm nhấn chính để thu hút nhà tuyển dụng khi đọc CV.
Để trình bày quá trình học vấn vào đây một cách đúng đắn nhất thì bạn sẽ trình bày theo hướng dẫn như sau:
Trình bày quá trình học vấn vào CV xin việc
“Tốt nghiệp Đại học Thăng Long
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Hệ chính quy
Xếp loại học lực: Giỏi”
Với cách viết trình độ học vấn trong CV bằng những đầu mục cụ thể như trên sẽ khiến cho CV của bạn trở nên được thông thoáng và dễ nhìn hơn. Đồng thời, khi nhà tuyển dụng nhìn vào sẽ có cái nhìn bao quát và dễ dàng hơn các thông tin quá trình học vấn của bạn.
2.2.3. Trình bày vào đơn xin việc
Mặc dù khi hoàn thiện hồ sơ xin việc bạn đã trình bày quá trình học vấn của mình vào sơ yếu lý lịch và CV tuy nhiên, để đầy đủ và chi tiết thì khi viết đơn xin việc bạn cũng không nên bỏ qua viết quá trình học vấn của mình vào. Tuy rằng, khi trình bày đơn xin việc chủ yếu là lời bày tỏ và mong muốn được làm việc nhưng có thêm quá trình học vấn vào đơn xin việc sẽ khiến cho bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Trong cách viết đơn xin việc trong hồ sơ, để việc trình bày quá trình học vấn trở nên hợp lý thì bạn hãy viết phần này vào phần nội dung chính của đơn ngay sau phần trình bày lý do biết đến vị trí tuyển dụng. Do đang trình bày ở dưới dạng lá đơn thì khi trình bày phần này bạn cần phải sử dụng từ ngữ xưng hô một cách trang trọng và lịch sự.
Trình bày quá trình học vấn vào đơn xin việc
Khi viết quá trình học vấn vào đơn xin việc bạn chỉ cần nêu vào nơi học tập cấp cao nhất của mình để tránh trình trạng bị lan man. Bạn có thể tham khảo mẫu viết như sau: “Tôi đã tốt nghiệp cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của trường Đại học Thăng Long vào năm 2022.”
2.3. Tổng kết lại về quá trình học vấn
Như vậy, có thể thấy được rằng việc trình bày quá trình học vấn vào trong hồ sơ xin việc cần phải hoàn thiện vào nhiều loại giấy tờ, tài liệu khác nhau. Nhưng không có nghĩa là bạn không hoàn thiện một cách đầy đủ chúng. Việc trình bày đầy đủ quá trình học vấn trong bộ hồ sơ xin việc sẽ giúp cho hồ sơ của bạn trở nên hoàn thiện và đầy đủ hơn.
3. Lưu ý khi viết quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc
Có thể thấy được rằng việc hoàn thiện quá trình học vấn trong bộ hồ sơ xin việc là vô cùng cần thiết nên đồng thời mỗi chúng ta cần phải biết thêm được nhiều lưu ý cần thiết để việc trình bày nội dung quá trình học vấn được trở nên đúng chuẩn hơn:
– Đảm bảo quá trình học vấn được viết đầy đủ vào tất cả các tài liệu trong hồ sơ xin việc: Không chỉ phải viết vào một loại giấy tờ duy nhất trong hồ sơ xin việc mà có tận đến 3 loại giấy tờ đó là: Sơ yếu lý lịch, CV xin việc và đơn xin việc. Chính vì vậy, ứng viên không thể bỏ qua việc hoàn thiện quá trình học vấn vào những giấy tờ này. Đừng chủ quan mà nghĩ rằng ghi vào một loại giấy tờ thôi là đủ. Khi hoàn thiện đúng và đủ quy định như thế sẽ làm cho hồ sơ xin việc của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn.
Những lưu ý khi viết quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc
– Các thông tin về quá trình học vấn cần phải chính xác tuyệt đối. Đừng vì ham muốn công việc mà bạn tự đưa vào những thông tin sai sự thật và không đúng về mình. Bởi đây là hành động chứng tỏ bạn là người gian dối và kém chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, đôi khi nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu đến bằng cấp học vấn trong hồ sơ, nếu như không cung cấp được các bằng cấp này bạn sẽ xử lý trường hợp này ra sao?
– Nên chọn lọc các quá trình học vấn cần thiết liên quan đến ngành nghề đang ứng tuyển để viết vào hồ sơ xin việc. Nếu cho quá nhiều các trình độ học vấn vào hồ sơ mà không giúp ích được cho công việc tuyển dụng thì những yếu tố về quá trình học vấn cũng trở nên vô nghĩa.
Như vậy, cách viết quá trình học vấn trong hồ sơ xin việc cũng thật đơn giản và dễ dàng, mong bạn rút ra được nhiều điều hữu ích khi đọc bài viết này!