Cách nấu lẩu gà nấu ngon cả nhà xuýt xoa
Khi tụ họp đông người thì món lẩu luôn được ưu tiên lựa chọn số một. Trời lạnh, sum vầy bên nồi lẩu ấm cúng thì còn gì tuyệt hơn. Lẩu gà ngon với cách nấu đơn giản, thưởng thức cùng cả gia đình lúc trời lạnh thật tuyệt vời. Nước lẩu chua cay ngọt đậm của thịt gà kết hợp với các loại nguyên liệu rau nấm tự nhiên mà ai cũng thích. Tham khảo cách làm lẩu gà ngon ngọt đậm đà của Mạnh Hoạch để chiêu đãi cả gia đình thân yêu nhé.
1. Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu gà ngon
- 01 kg gà ta
- Rau: Cải cúc, ngải cứu
- Nấm kim châm, nấm hương, nấm đông cô, đùi gà,… mỗi loại khoảng 250g
- Gừng, sả, chanh, mùi tàu, hành khô
- Khoai môn, ngô ngọt, ớt, cà chua
- Gia vị lẩu gà: Bột canh, mắm, hạt nêm, đường, mì chính, sa tế
- Rau nấm ăn cùng lẩu gà
2. Cách chế biến món lẩu gà ngon miệng
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Gà chặt miếng vuông vừa ăn bày ra đĩa. Chân, cổ cánh chặt để riêng ướp gia vị làm nước dùng
Rau nhặt rửa sạch để ráo nước sau đó cắt thành từng khúc không quá ngắn xếp ra đĩa. Nấm cắt bỏ gốc, ngâm nước muối rồi rửa sạch bày đĩa tròn.
Củ, quả cạo vỏ rửa sạch.
Bước 2: Làm nước lẩu gà
Hành khô đập dập, bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào phi thơm đến khi ngả vàng thì cho tiếp, ớt quả, sả đập dập, gừng thái sợi to, cho vào xào qua. Tiếp đó cho phần chân, cổ, cánh đã ướp vào xào chung trong vòng 5 phút cho ngấm gia vị.
Chuẩn bị nồi nước dùng khoảng 03 lít nước, trút các thứ đã xào ở chảo vào nồi. Nêm thêm gia vị đường, bột canh, chút nước mắm, mì chính (nếu thích) sao cho vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút. Với cách làm này, nước lẩu gà ngon đậm đà hơn so với cách cho trực tiếp các loại gia vị vào nồi và đun sôi.
Nước lẩu sôi, cho tiếp ngô, khoai môn, cà chua thái miếng, nấm hương đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút là có thể dùng được.
Đặc biệt: Lẩu gà chua cay ngon hơn khi bạn cho thêm nước cốt chanh và một chút sa tế vào cho đậm vị, màu sắc hấp dẫn.
Bước 3: Làm gia vị chấm gà lẩu
Trong lúc chờ nước dùng, tranh thủ làm gia vị chấm gà lẩu với bí quyết cực ngon.
Cho 1 thìa bột canh, 1/2 thìa đường và một chút mì chính, ớt và lá chanh thái nhỏ rồi trộn đều sau đó vắt nước cốt chanh vào và khuấy đều, quyện cùng nhau.
Đặc biệt, nếu bạn mua được hạt mắc khén và rang lên xong giã nhỏ trộn với bột canh muối ớt ở trên thị thật là tuyệt vời.
Bước 4: Thưởng thức
Nước lẩu nấu xong, chiết ⅔ nước lẩu sang nồi bếp điện hoặc bếp ga để ăn lẩu. Phần nước còn lại để chế thêm khi nước lẩu cạn dần (Nên dùng bếp điện để dễ kiểm soát nhiệt độ sôi)
Trút một phần thịt gà vào nồi, đun sôi sau đó nhúng rau cải cúc, ngải cứu, nấm vào để ăn lẩu. Không nên trút cả thịt gà vào nồi lẩu vì nếu ăn không kịp gà sẽ nhừ và bở mất đi độ dai, ngọt.
Lẩu bạn có thể ăn kèm với bún, mì tôm hoặc mì gạo sẽ rất ngon.
Ngoài các rau để nhúng lẩu ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm rau cải thảo, rau muống tùy theo sở thích.
Với món lẩu gà đậm đà, hòa quyện với các loại gia vị chua cay, ấm người vào thời tiết lạnh còn gì tuyệt hơn.
3. Cách chọn mua gà làm sạch và sơ chế gà sống
Khi mua gà sống
- Chọn gà có mỏ sắc nhọn, màu sáng bóng và không chảy nhớt ở mỏ. Chân gà thẳng, thon và đều 2 chân, không bị trầy xước, móng bị sứt gãy hoặc có những đốt lạ, màu đen, nâu hoặc đỏ ở chân.
- Vạch lớp lông gà lên, thấy da mỏng, mềm; bóp nhẹ vào thân gà cảm nhận được thịt săn chắc, không bị nhão là gà ngon.
- Không chọn gà có thịt bị nhão, phồng bọng nước hoặc xuất hiện những đốm lạ.
Khi mua gà làm sẵn
- Da gà ta sẽ có màu vàng nhạt và chỉ đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Còn da gà siêu trứng thì da sẽ trắng hoặc vàng đều toàn thân.
- Để nhận biết gà có bị nhuộm da hay không bạn hãy quan sát, nếu da có màu vàng nhưng lớp mỡ bên trong lại trắng là da bị nhuộm hóa chất, bạn không nên mua.
- Chọn gà có da mỏng, có độ đàn hồi. Thịt gà có màu đỏ hồng, không có mùi hôi.
- Không chọn những con gà da thịt bị nhão, tái xanh, xuất hiện những đốm thâm đen và có mùi lạ. Đây có thể là những con gà chết trước khi mổ bán, bị bệnh, chích thuốc hoặc để lâu ngày.
- Để tránh mua phải gà bị bơm nước, bạn quan sát và dùng tay ấn vào những vị trí bị nghi ngờ bơm nước như: đùi, lườn; nếu thấy thịt nhão, bị bọng, trơn hoặc biến dạng thị không nên mua.
Cách sơ chế gà sống, khử mùi không hôi
- Làm sạch lông trước khi chế biến.
- Bạn có thể dùng các nguyên liệu như: giấm, chanh, gừng và muối để khử mùi hôi và làm sạch gà bằng cách thoa đều lên gà và để yên trong khoảng 10 – 15 phút và rửa sạch lại bằng nước lạnh.
Các bạn thấy món lẩu gà Mạnh Hoạch chia se có dễ làm không ạ, nhưng mà nó lại vô cùng thơm ngon hấp dẫn đấy. Còn chờ gì nữa mà ko làm ngày một nồi lẩu gà để chiêu đãi gia đình nào
Xem thêm: