Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Bạn chắc không còn xa lạ gì với những câu từ dạng như “công nghệ 4.0” thời đại 4.0” hay “cách mạng công nghiệp 4.0” chứ? Nhiều người chỉ biết hiện tại cứ hay gọi là “thời đại công nghệ” nhưng lại chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Vì thế nếu như bạn đang muốn hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì thì TaxPlus sẽ cùng bạn khám phá kỹ hơn trong bài viết này.
Nội Dung Chính
Bạn đã hiểu cách mạng công nghiệp 4.0 là gì chưa?
Bạn có nghe thấy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai & lần thứ ba? Nếu đã nghe thì bạn có thể gọi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng lần thứ 4 rồi đấy. Vậy Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?
Khái niệm
Cách mạng công nghiệp 4.0 tức là biểu thị cho hàng loạt những công nghệ mới ra đời, kết hợp với mọi kiến thức khác nhau giữa lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học đối với toàn bộ các ngành công nghiệp và ngành kinh tế.
Trọng điểm của cuộc cách mạng này chính là đột phá của công nghệ trong những lĩnh vực như: Trí tuệ nhân tạo , Internet vạn vật, công nghệ sinh học, công nghệ in 3D, xe tự lái, công nghệ nano… Trong đó các công nghệ sinh học được tập trung để nghiên cứu về những đột phá của ngành thủy sản, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, năng lượng hóa tái tạo, bảo vệ môi trường hay hóa học, vật liệu…
Lịch sử của các cuộc cách mạng
Chúng ta sẽ cùng điểm danh những cuộc cách mạng đã xảy ra trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dưới đây.
- Cuộc cách mạng lần thứ nhất: Cuộc cách mạng đầu tiên là về sản xuất cơ khí với máy móc và dựa vào động cơ hơi nước diễn ra vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.
- Cuộc cách mạng lần thứ hai: Cuộc cách mạng này về lĩnh vực sản xuất hàng loạt thông qua máy móc dựa vào năng lượng điện. Cuộc cách mạng này diễn ra vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
- Cuộc cách mạng lần thứ ba: Cuộc cách mạng này về sản xuất tự động với máy tính, điện tử và cách mạng số hóa. Thời gian diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ 20.
Trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp khác nhau, mỗi cuộc là một thay đổi mang tới sự đột phá mới cho cả thế giới đối với mọi ngành nghề. Vì thế mà đối với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng tương tự như thế, đang làm thay đổi rất nhiều thứ và mang đến các ngành sự đột phá mới.
–> Xem Khuyến mãi lên đến 80% có đúng với pháp luật?
Lợi ích và hạn chế của công nghệ 4.0 là gì
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được coi như điểm nhấn của kỷ nguyên số và nó có tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành và nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Công nghệ 4.0 sẽ thúc đẩy sự linh hoạt trong sản xuất, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.
Một số lợi ích của công nghiệp 4.0 là:
- Lợi thế cạnh tranh: Khi những công nghệ mới được ứng dụng sẽ giúp thúc đẩy năng suất, sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết định được đưa ra nhanh chóng. Điều này dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
- Tăng năng suất, độ chính xác và An toàn lao động: Các robot có thể hoạt động 24 giờ mỗi ngày, liên tục và không ngừng nghỉ. Ngoài ra, robot hoạt động vô cùng chính xác theo những gì được lập trình. Nếu quy định độ dài sản phẩm là 10cm thì máy móc sẽ cắt gọt vừa đủ 10cm, không dư cũng không thiếu một li nào. Nhờ vào sự chính xác của hệ thống này, nhà sản xuất có thể kiểm soát mọi chi tiết của sản phẩm. Bạn sẽ không sợ một công nhân nào đó sơ ý làm sản phẩm thiếu hụt hoặc dư thừa các chi tiết, khiến sản phẩm bị lỗi và không sử dụng được. Robot cũng có thể thay thế con người làm những công việc nặng và nguy hiểm, do đó có thể giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật cho người lao động.
- Tạo ra các sản phẩm mới: Với bất kỳ cuộc cách mạng công nghệ nào, các dịch vụ, sản phẩm và phần mềm mới sẽ hỗ trợ sự chuyển đổi của các tổ chức. Điều này sẽ tạo ra các danh mục sản phẩm hoàn toàn mới, công việc mới và hơn thế nữa.
Hạn chế của cách mạng công nghiệp 4.0
- Chi phí đầu tư cao cao: Các công nghệ 4.0 như: IoT, AI, AR sẽ có chi phí rất lớn, do đó doanh nghiệp cần chuẩn bị ngân sách để đầu tư.
- An ninh mạng: Con người, sản phẩm và thiết bị đang và sẽ ngày càng được kết nối với internet. Mặc dù điều này cho phép chúng ta truy cập nhiều hơn vào dữ liệu thông qua đám mây, nhưng nó lại mở ra cơ hội cho tin tặc truy cập mạng và lấy dữ liệu từ doanh nghiệp.
- Người lao động buộc phải nâng cao kỹ năng để bắt kịp và hòa nhập với thời đại: Với việc chuyển sang các hệ thống được kết nối kỹ thuật số, đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ cao. Lao động trình độ thấp hoặc không được đào tạo kỹ lưỡng sẽ khó có thể tìm được việc làm. Do đó, người lao động sẽ phải thay đổi liên tục và cập nhật để có thể bắt kịp, hòa nhập vào thời đại.
Xem thêm: Trí tuệ nhân tạo AI là gì?【Top14】ứng dụng trí tuệ nhân tạo hàng đầu năm 2023
Sự ảnh hưởng của cách mạng 4.0 đến các ngành như thế nào?
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thực sự đang mang đến rất nhiều thay đổi mới cho tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, đời sống xã hội. Với những thành quả đã đạt được, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thay đổi:
No1: Lĩnh vực phần mềm
Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra sự đột phá mới trong hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống trong thời gian sắp tới. Minh chứng điển hình nhất chính là Grab. Việc đưa vào hệ thống phần mềm đã giúp cho công ty này trở thành một công ty hàng đầu tạo ra công ăn việc làm cho các tài xế và tiện lợi hơn cho khách hàng trong việc book xe để di chuyển tới nơi mình muốn.
No2: Lĩnh vực y tế
Trong lĩnh vực y tế, cách mạng công nghệ 4.0 thực sự đã mang đến rất nhiều đột phá mới. Cỗ máy IBM Waston được mệnh danh là “bác sĩ biết tuốt” có thể lướt duyệt với hàng triệu những hồ sơ bệnh án khác nhau để giúp các bác sĩ có thể lựa chọn điều trị dựa trên các bằng chứng chỉ trong 1 vài giây ngắn ngủi. Có được kết quả đó là nhờ sự tổng hợp dữ liệu một cách tuyệt vời và tốc độ xử lý dữ liệu cực nhanh. Không chỉ thế cỗ máy này còn có thể giúp người khác kiểm tra được tình hình về sức khỏe của bản thân mình.
Chỉ cần nhập dữ liệu để phân tích, sau đó so sánh với kho dữ liệu khổng lồ đã có sẵn rồi đưa ra những gợi ý về hướng điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra thì điểm nhấn của ca mổ có sự hỗ trợ của Robot thực sự đã mang đến cho nền y học sự cải biến vượt trội.
No3: Lĩnh vực sản xuất
Đối với lĩnh vực sản xuất, sự hiện đại trong các công nghệ đã giúp hiệu suất trở nên tăng vượt trội. Dây chuyền sản xuất được hiện đại hóa giúp đồng nhất, chuyên nghiệp hơn. Không còn là sự thiếu xót hoặc phải thuê mướn nhiều nhân công nữa. Cắt giảm đến tối đa nhất lượng người trong ngành công nghiệp sản xuất, chỉ cần người đứng giám sát, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí thuê nhân công, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lên cao hơn nhiều.
–> Xem CIC là gì? CIC hoạt động như thế nào?
No4: Lĩnh vực nông nghiệp
Nhờ sự cải tiến của công nghệ hiện đại, ngành nông nghiệp thực sự đang hưởng được rất nhiêu thành quả. Người nông dân không còn vất vả như trước và đang dần biến ngành nông nghiệp sánh ngang với những ngành khác. Hình tượng “con trâu đi trước cái bừa đi sau” đã không còn mà thay vào đó, máy móc xuất hiện và mang lại khả năng lao động nhanh hơn, nhàn hạ hơn.
Hay vào mùa thu hoạch, một số loại cây trồng có thể thu hoạch bằng máy móc, thậm chí tưới nước cho cây trồng cũng không còn phải gánh nước hay tự phun vòi mà sử dụng những công nghệ đỉnh cao như máy bay tự lái. Người nông dân giờ đã chẳng còn phải chân lấm tay bùn như trước nữa.
Rất nhiều những thay đổi đã được tạo ra từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và đương nhiên với cuộc cách mạng này người ta đã thấy được rất nhiều những sự thay đổi tích cực. Trong tương lai, sự tiến bộ của công nghệ sẽ còn mang lại sự thay đổi lớn hơn nữa.
Xem thêm: Tại sao website có chữ: “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”
Vậy mặt trái của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 là gì?
Cuộc cách mạng 4.0 thực sự là thành quả nỗ lực của sự nghiên cứu không ngừng nghỉ. Tuy nhiên mỗi cuộc cách mạng công nghiệp nói chung và 4.0 nói riêng đều có những mặt trái khó lường trước. Người ta vẫn ví rằng “hiện đại thì hại điện” chính là ám chỉ đến mặt trái của các công nghệ này. Vậy mặt trái của cuộc cách mạng này là gì?
Những mặt trái của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng này tuy đem đến nhiều thành quả nhưng cũng tạo ra mặt trái cần lưu tâm:
- Thị trường lao động bị phá vỡ do máy móc, hệ thống tự động hóa khiến lao động chân tay không còn được áp dụng. Mặc hiện tại lao động chân tay vẫn là chủ yếu nhưng trong tương lai gần khi công nghệ ngày càng phát triển, rất nhiều người sẽ thất nghiệp và không còn công ăn việc làm. Khi đó những người có trình độ thấp không tìm được việc làm sẽ ra sao?
- Hiện đại kéo theo việc con người ngày càng cảm thấy vô dụng, càng hiện đại cuộc sống càng trở nên cô đơn khi chúng ta ngại giao tiếp face to face mà chỉ chú trọng liên hệ qua các phần mềm, mạng xã hội.
- Cong người dần mất đi tự chủ, phụ thuộc vào máy móc, công nghệ khiến bản thân trở nên thụ động và không còn được nhanh nhạy nữa.
- Công nghệ hiện đại đồng nghĩa với những đe dọa tới môi trường, nguồn tài nguyên cũng ngày càng cạn kiệt để phục vụ cho các ngành công nghiệp cần tới sự tự động hóa cao.
🆘 Xem thêm
Lời kết
Mặc dù nền công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão và mọi ngành nghề cũng thu được những thành quả nhất định nhưng với cuộc cách mạng công nghệ này, những hệ lụy kéo theo là khó tránh khỏi. Vì thế cần chú ý để cân đối và giúp cuộc sống của mỗi quốc gia, khu vực trở nên tốt đẹp hơn.
Bạn có muốn để lại ý kiến gì sau khi đã hiểu rõ Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì không? Nếu có cứ liên hệ với TaxPlus Blog theo thông tin sau đây:
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: [email protected]
- Website: https://taxplus.vn/