Cách lựa chọn các phần thịt heo phù hợp nấu món ăn ngon
Khi đi ăn buffet nướng ở các nhà hàng Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, bạn dễ dàng nhận thấy rất nhiều tên gọi của thịt bò như: bắp bò, thăn đùi, thịt vai… và thậm chí còn có cả hình ảnh chi tiết vị trí của từng loại thịt này.
Ở thịt heo cũng vậy, cũng có rất nhiều tên gọi các loại thịt trên cơ thể heo, nhưng hơi khó để tìm ra được hình ảnh mô tả hay cách phân biệt các loại thịt và tên gọi của chúng.
Hôm nay cửa hàng thực phẩm Vy Food sẽ hướng dẫn các anh chị nội trợ cách lựa chọn phần thịt heo phù hợp với từng món ăn trong gia đình.
Nội Dung Chính
1. Thịt nạc thăn (Tenderloin) – phần mềm nhất và hoàn toàn sạch mỡ
Thịt nạc thăn (tenderloin) là phần thịt có thể nói chứa 100% nạc, không hề dính một chút mỡ nào. Đây là phần thịt mềm nhất trên cả nguyên con heo.
Nếu mua được thịt nạc thăn tươi mới thì chúng sẽ có màu đỏ đậm nhìn rất giống thịt bò. Khi được nấu chín, nạc thăn có màu trắng ngần, xớ thịt đều nhau tăm tắp vô cùng đẹp mắt.
Thịt nạc thăn phù hợp với món ăn nào?
Vì tính chất mềm và thơm, phần thịt này thường được sử dụng để làm các món luộc, xào cùng rau củ các loại, áp chảo, giò lụa hoặc làm chà bông heo, nhất là món ăn cho trẻ em.
2. Thịt cốt lết (Lion) – phần thịt trên lưng heo nạc và rất ít mỡ
Tên gọi cốt lết có nguồn gốc từ tiếng Pháp để chỉ phần thịt lưng của heo.
Ở miền Bắc, có nơi lọc phần thịt này để làm thịt thăn vì tính chất nhiều nạc rất ít mỡ, tuy nhiên cốt lếch thường khô hơn thịt nạc thăn. Miền Nam thường sử dụng nguyên khối, có dáng gần giống hình trụ.
Thịt cốt lết phù hợp với món ăn nào?
Phần thịt này cũng có thể dùng làm chà bông, các món thịt rim nước dừa, áp chảo, thịt nướng và đặc biệt là thịt nướng cho món cơm tấm nức danh Sài Gòn.
3. Thịt ba rọi (Belly) – phần thịt bụng với mỡ thịt xếp xen kẻ nhau
Đây chính là phần thịt bụng của heo. Cái tên này có lẽ bắt nguồn từ đây loại thích khá đặc biệt và dễ dàng nhận dạng. Những lớp thịt mỡ xen kẻ nhau và ngoài cùng là một lớp da.
Phần thị này khá nhiều mỡ, khá dễ gây ngán nhưng trong quá trình chế biến, loại thịt có tính chất làm thịt ẩm và không khô.
Thịt ba chỉ phù hợp với món ăn nào?
Thịt ba chỉ được dùng chế biến ra rất nhiều món ngon. Chúng rất phù hợp để làm các món luộc, kho, rim, hoặc chiên, nướng, xông khói và đặc biệt là quay giòn.
4. Thịt thủ – phần thịt đầu heo giòn và nhiều mỡ
Phần thịt thủ chính là thịt nơi đầu heo. Thịt thủ có đặc tính khá giòn, nhiều mỡ. Nhưng đặc biệt loại mỡ này rất giòn và không gây ngáy như các loại mỡ khác.
Phần thịt thủ phù hợp với món ăn nào?
Món ăn nổi tiếng từ phần này chính là giò thủ ngày Tết. Đây là một món ăn được rất nhiều người yêu thích kết hợp từ thịt thủ, tai heo, giò heo, mũi heo, nhiều mộc nhĩ và tiêu. Món ăn dai ngon sần sật nhưng lại không gây béo ngấy.
5. Thịt nạc vai (Shoulder) – lấy từ vai heo với thịt khá dai xen lẫn mỡ
Hệt như tên gọi của nó, phần thịt này nằm ở vị trí vai của heo. Phần thịt này thường dày, đầy đặn, có xen ít mỡ.
Phần thịt vai (Shoulder) phù hợp với món ăn nào?
Thịt vai có độ dai và giòn hơn, nên được dùng nhiều trong các món kho, chiên, nướng. Phần thịt này cũng rất thích hợp xay cùng mỡ để chế biến các món nhồi, dồn…
6. Thịt mông (Ham) thịt đùi – lớp nạc và mỡ dày chắc chắn
Trong phần thịt mông – thịt đùi còn có một phần được phân biệt cụ thể hơn là thịt mông sấn. Đối với phần thịt, lớp da, mỡ được tách biệt rõ ràng. Thịt nạc rất dày, không có gân, xương hay sụn.
Phần thịt mông (Ham) phù hợp với món ăn nào?
Cũng y hệt tên gọi của nó, phần thịt này nằm ở mông con heo, gồm cả thịt cả mỡ. Thịt mông hay được sử dụng làm nên món luộc, kho, nướng…
7. Thịt nạc dăm – thông dụng nhất với lượng mỡ và thịt xen kẻ nhau.
Đây là phần thịt có các lớp mỡ xen kẽ vào bên trong miếng thịt chứ không tách biệt rõ ràng.
Thông thường dùng loại thịt này vì vừa có thịt có mỡ mà lại không quá nhiều, thịt mềm và không khô trong quá trình chế biến.
Chúng có thể được sử dụng trong hấu hết trong các món ăn.
8. Thịt chân giò (Hock) – từ phần đùi heo thịt dai và rất ngọt
Đây là phần thịt ở đùi heo đã được cắt bỏ đi phần móng giò. Chân giò có nhiều thớ bắp thịt cuộn tròn lại cùng nhau.
Phần thịt chân giò phù hợp với món ăn nào?
Thịt chân giò thường được ưa thích khi chế biến các món như luộc, kho, và một số món đặc sản như chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi. Đặc biệt nhất là món thịt nguội được nhiều người ưa chuộng.
9. Sườn heo (Ribs) – có mỡ có thịt và cả sụn giòn
Sườn heo có thể được gọi là một trong những phần chế biến ra nhiều món hấp dẫn nhất. Có thể tạm chia ra làm sườn non và sườn già.
Phần sườn heo phù hợp với món ăn nào?
Sườn non là phần xương sườn nhỏ, xương hình dẹt, chứa nhiều thịt xen chút mỡ, thường có sụn. Loại sườn này thích hợp nhất là dùng để chế biến các món như sườn nướng, rim, sườn xào, sườn chua ngọt,…
Sườn già còn hay gọi là sườn cây, là phần sườn có xương to hơn, cứng và dài hơn, ít thịt và cũng khá khô. Cần thời gian nấu lâu hơn, thịt dai thích hợp làm các món canh hầm lấy nước ngọt.
Vào dịp Tết, chắn không nhà nào không sử dụng thịt heo để chế biến những món ăn ngon đúng không nào? Chỉ cần 5 phút với bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có thể tự tin để nhận biết và chọn đúng loại thịt heo mà mình cần rồi đấy! Chúc bạn thành công và có được những món ăn ngon nhé!