Cách làm tương bần thơm ngon đúng vị ngay tại nhà – Digifood
Dù có ăn bao nhiêu loại nước chấm hảo hạng thì các loại tương Việt vẫn có sức hút ngon cơm kỳ lạ. Một trong số đó chính là tương bần. Loại nước tương lên men xuất phát từ Hưng Yên này có hương vị đặc biệt ăn 1 lần nhớ mãi lại cực kỳ hợp với mâm cơm gia đình. Cùng Digifood tìm hiểu cách làm tương bần qua bài viết sau.
1. Đôi nét về tương bần
Tương bần tự chế đã truyền qua nhiều đời ở Hưng Yên. Bần là tên của cả 1 thị trấn, cũng là nơi tạo ra công thức loại nước chấm độc đáo này. Sử dụng đậu nành và gạo nếp là nguyên liệu chủ đạo, tương bần có kết cấu sánh mịn, hoàn toàn khác biệt so với các loại nước chấm bỏ bã. Hỗn hợp đặc sệt của tương bần mang đến cảm nhận riêng, kết hợp với hương vị ủ lên men vừa đủ thơm mà không hề nồng. Tất cả tạo nên 1 đặc sản nước chấm được nhiều người Việt yêu thích.
Ảnh: Sưu tầm
2. Cách làm tương bần
Tương bần thường được đóng chai bán hàng loạt nhưng không phải lúc nào cũng ngon. Để hạn chế những trải nghiệm không tốt, bạn hoàn toàn có thể tự làm tương bần tại nhà chuẩn vị. Công thức dưới đây sẽ không tốn nhiều thời gian và công sức của bạn.
Thời gian chuẩn bị
Thời gian chế biến
Tổng thời gian
30 phút
30 phút
1 tiếng
Chuẩn bị nguyên liệu
-
1kg Đậu nành
-
500gr Gạo nếp
-
1kg muối
-
5 lít nước
Các bước chế biến tương bần
Bước 1: Làm mốc tương
Thực chất đây là bước ủ tương lên men tạo mùi vị thơm lừng cho tương bần. Trước tiên bạn vo kỹ gạo nếp qua 2 lần nước, ngâm gạo với nước lạnh 2-3 tiếng đủ đề gạo nở và mềm ra. Xong xuôi bạn xả lại 1 lần với nước sạch rồi để ráo.
Để đạt được hiệu quả đặc sệt cho tương bần, bạn sẽ rất cần công đoạn hấp gạo. Hấp gạo nếp không nở bung như nấu xôi mà phải giữ lại được từng hạt tơi mềm. Do đó, bạn hãy để ý hấp chỉ trong 30 phút và phải trải đều gạo. Sau khi tắt bếp bạn tiếp tục đổ gạo ra mẹt to, đãi tơi gạo và để ở nơi thoáng khí cho nhanh nguội.
Cuối cùng là kê phía dưới mẹt 1 chiếc rổ thoáng khí, đậy lại bằng khăn màn sạch. Công đoạn ủ sẽ diễn ra từ 5-6 ngày, bạn lưu ý kiểm tra sau 2 ngày để đảm bảo các hạt nếp không dính liền vào nhau.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 2: Chuẩn bị đậu nành
Đậu nành bạn nhặt bỏ các hạt hỏng và vo sạch tới khi nước trong. Tiếp tục rang đậu trong chảo chống dính tốt, đảo đều liên tục để đậu chín đều mà không cháy. Đậu nành chín bạn đem xay nhuyễn với máy xay sinh tố là được.
Ảnh: Sưu tầm
Bước 3: Ngả tương
Bạn sẽ rất cần 1 chiếc hũ cao cổ hoặc tốt nhất là chum sạch để thực hiện công đoạn này. Trước tiên bạn đổ đậu vừa xay vào chum cùng 4 lít nước sôi để nguội và bịt kín. Bạn chỉ cần chú ý thời gian khuấy tương bằng đũa sạch mỗi ngày, mỗi lần khuấy theo 1 chiều trong vòng 5 phút. Kiên trì thực hiện công đoạn này trong 9 ngày là tương của bạn đã thành công 1 nửa.
Lúc này bạn sẽ thấy tương ngả vàng, chuẩn bị 1 kg muối đổ vào chum và khuấy đều. Tiếp đến là cho phần gạo nếp đã ủ ở công đoạn đầu vào, lặp lại bước khuấy 5 phút. Công đoạn khuấy chum sẽ tiếp diễn trong 3-5 ngày tiếp theo là kết thúc. Bạn chỉ cần đậy nắp và chờ đợi quá trình ủ tương trong 1-3 tháng. Tất nhiên tương ủ càng lâu càng ngon nên nếu không vội hãy chờ tới tháng thứ 3 nhé!
Ảnh: Sưu tầm
- Xem thêm: Cách làm nước chấm cá nướng bí truyền
Thành phẩm đạt được
Tương bần đạt chuẩn có màu vàng nâu, chất sánh mịn và phần hạt tơi, bở, mềm. Tất nhiên hương vị rất thơm, có chút vị lên men nhưng lại mang lại cảm giác mặn ngọt vừa đủ. Tương bần cực hợp với các món thịt luộc, rau xanh, càng thanh đạm càng tốt vì hương vị tương đã đủ quyến rũ rồi!
Ảnh: Sưu tầm
3. Một số mẹo giúp tương bần ngon hơn
Để có thành phẩm đạt yêu cầu, công đoạn chọn nguyên liệu là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn chọn hạt hư hỏng, lép, mốc và không sàng lọc kỹ trong quá trình sơ chế, tương có thể bị hỏng hoặc hương vị biến đổi rất khó ăn. Vậy nên hãy chú ý chọn đậu nành mới, đều màu, vỏ hạt óng mượt, không nảy mầm và có hương thơm beo béo đặc trưng. Hạt nếp cũng tương tự như vậy. Tiêu chuẩn là căng bóng, tròn mẩy, đồng đều và trắng muốt.
Ngoài ra, bạn hãy dồn sự tập trung vào giai đoạn ủ mốc. Ghi nhớ các nguyên tắc đậy kín chum để ngăn vi khuẩn xâm nhập, sử dụng đũa khô, sạch mỗi lần đảo. Đảm bảo môi trường sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ, ngay cả chính bạn cũng phải đeo găng tay sạch, khẩu trang mới. Tương bần sẽ lên men ngon nhất vào thời tiết nóng nên nếu có thể hãy tranh thủ khoảng thời gian tháng 4 – tháng 8 để có mẻ tương thơm ngon nức lòng nhé!
Ảnh: Sưu tầm
Trên đây là cách làm tương bần hiệu quả của Blog Digifood. Không có quá nhiều công đoạn phức tạp ở cách làm tương, quan trọng là ghi nhớ và kiên trì chờ đợi. Chúc bạn có món tương tự làm ngon không kém ngoài hàng và đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều công thức thú vị nhé!
Có thể bạn quan tâm: