Cách làm tan máu bầm ở mí mắt
Mí mắt xuất hiện máu bầm có thể đến từ nhiều những nguyên nhân khác nhau. Bạn cần biết chính xác nguyên nhân để có cách điều trị phù hợp. Những nguyên nhân và cách làm tan máu bầm ở mí mắt sẽ được cập nhật tại bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân bị bầm ở mí mắt
Hiện tượng bị bầm ở mí mắt là hiện tượng máu dưới vùng da xung quanh mắt đậm màu và tím bầm so với các vùng da khác. Vết màu khác thường này là do tế bào hồng cầu tập trung xung quanh hoặc thành phần của máu gây đổi màu da. Vết thương bầm tím này sẽ không có nguy cơ mắc nhiễm trùng. Vây những nguyên nhân khiến mắt bị bầm là gì?
-
Bị một lực mập đập vào mắt sau ẩu đả, hoặc do va chạm với đồ vật, tai nạn,… Nếu vết bầm tím nhạt dần đi theo vài ngày thì bạn hoàn toàn có thể an tâm. Trường hợp hai mắt bầm đen thì bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, rất có thể liên quan đến một vết nứt sọ hoặc chấn thương liên quan đến vùng đầu.
-
Phẫu thuật cắt mí và nâng mũi hoặc các ca phẫu thuật ở mặt sẽ khiến cho vùng da mắt bị bầm tím, đau nhức,… Tình trạng này rất thường xuyên xảy ra nên bạn hoàn toàn có thể an tâm. Đừng quên thực hiện theo lời dặn của bác sĩ để vết bầm mau tan nhé!
2. Cách làm tan máu bầm ở mí mắt
Những cách làm tan máu bầm dưới đây phải được làm theo quy trình lần lượt từ chườm lạnh, chườm nóng kết hợp uống thuốc tan máu bầm.
2.1. Chườm lạnh
Trong vòng 24-48h sau chấn thương thì bạn có thể chườm lạnh vết thương bằng đá. Cách làm là bạn bỏ đá vào trong 1 cái khăn vải mềm. Nhớ kỹ phải là khăn vải cực kỳ mềm mại để tránh làm tổn thương vết thương. Chườm lên mắt 10 phút, lặp lại 2 lần sau chấn thương trong 2 ngày đầu. Đối với các phẫu thuật liên quan đến mặt cần ý kiến của bác sĩ.
2.2. Chườm nóng
Bạn có thể sử dụng khăn mềm nhúng nước ấm hoặc trứng gà ấm để lăn lên vùng da bị bầm. Bước này thực hiện sau 2 ngày chườm lạnh. Thực hiện trong khoảng 3 ngày liên tục, mỗi ngày có thể chườm nóng 1 lần.
2.3. Kết hợp uống thuốc tan máu bầm
Bạn có thể kết hợp uống thuốc tan máu bầm theo toa với chườm nóng, chườm lạnh. Giúp máu bầm tan nhanh và điều trị một cách an toàn hơn.
2.4. Tìm gặp bác sĩ để nhận tư vấn và điều trị
Xem xét, phân tích tình trạng mắt bầm và tìm đến bác sĩ để thăm khám. Nếu nguyên nhân không đến từ tác động của ngoại lực, bác sĩ sẽ có phương hướng khám và điều trị chuẩn nhất dành cho bạn.
Hy vọng những thông tin cách làm tan máu bầm ở mí mắt trong bài viết giúp bạn có được những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ.
nguồn:https://sacngockhang.com/