Cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị

Rượu nho là một loại thức uống có cồn nhưng mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu biết uống có liều lượng. Và chỉ với một số nguyên liệu cực kì đơn giản. Bếp Trí Năng sẽ đem đến cho bạn 2 cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị nhất nhé.

Cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị

I – Các bước làm rượu nho có đường

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị

  • Nho tươi: 4kg
  • Đường trắng: 1.5kg

Dụng cụ chính: máy ép trái cây, bình thủy tinh (dung tích chỉ khoảng 3 lít), thau,….

2. Các cách chế biến

Sơ chế nho

Rửa sạch nho với nước muối và nước ấm trong vòng 20-30 phút rồi vớt ra cho khô ráo

Ép nước nho

Sử dụng máy ép trái cây để ép lấy nước cốt nho, cho vào bình thủy tinh.

Lưu ý:

  • Cứ mỗi 4kg nho tươi, trung bình sẽ thu được khoảng 2 lít nước ép nho.
  • Bạn có thể đổ thêm 300ml nước đun sôi để nguội vào phần bã nho vừa được ép khi nãy. Sau đó, khuấy đều, rồi dùng rây và khăn lưới để lấy nước dão lần 2. Phần nước dão này, bạn có thể bảo quản trong hủ thùy tinh, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để chế biến thành cốc nước nho uống giải khát.

Ủ rượu nho

Bạn cho đường trắng vào bình thủy tinh có chứa nước cốt nho. Tiếp đến, đậy nắp, để ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Sau 4 giờ, nước cốt nho sẽ bắt đầu quá trình lên men. Nhưng bạn vẫn tiếp tục để vậy cho đến khi nào mà thấy nước nho trở nên trong vắt (nghĩa là nước cốt nho được lên men hoàn toàn và trở thành rượu nho).

Dùng vá sạn (rây) lọc hết các bã nho nổi trên mặt rượu. Sau đó, bạn đậy nắp bình lại rồi tiếp tục ủ thêm 1 thời gian. Thời gian ủ rượu nho càng lâu thì rượu nho càng ngon.

Lưu ý: Tránh đậy nắp rượu nho quá kín, vì sẽ khó diễn ra quá trình oxy hóa của nho. Ngoài ra, khi gặp ở nhiệt độ cao và không gian quá bí bách (do đậy nắp quá chặt) thì dễ làm nho bị úng thúi và lên men mùi ga rất khó chịu.

Thành phẩm

Nước nho sau khi lên men trở thành rượu sẽ có màu đỏ, trong và mùi hương thơm thơm rất đặc trưng.

II – Các bước thực hiện món rượu nho không đường

1. Nguyên liệu

Cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị

Nho tươi: 4kg

Rượu trắng: 1.5L (trên 40 độ)

Dụng cụ chủ đạo: bình thủy tinh (dung tích khoảng 3 lít), thau, đũa….

2. Các bước cần làm

Sơ chế nho

Cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị

Rửa qua nho sạch với nước sao cho rơi hết các bụi bẩn ra ngoài. Sau đó, bạn ngâm nho vào chậu nước muối pha loãng khoảng chừng 20 – 30 phút, rồi vớt ra rửa lại với nước và để ráo.

Nghiền nho

Nhặt và loại bỏ cuống, vặt lấy nho, cho vào thau, rồi dùng tay sạch bóp dập.

Ủ nho với rượu

Cách làm rượu nho có đường hoặc không đường chuẩn vị

Bạn cho hết phần nho được bóp bầm dập vào bình thủy tinh chứa rượu trắng. Đậy nắp lại và đem đặt ở một nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

Lưu ý:

  • Cứ cách 2 tuần, bạn nên dùng đũa trộn đều hỗn hợp trong bình để thúc đẩy điều kiện lên men nhanh và đều hơn.
  • Tránh đậy nắp bình quá kín, vì sẽ gây khó khăn cho quá trình oxy hóa của nho diễn ra. Ngoài ra, nếu mà gặp ở nhiệt độ cao và không gian kín (do đậy nắp quá chặt) thì dễ làm nho bị úng thúi và lên men mùi ga rất khó chịu.

Thành phẩm

Rượu nho sau khi hoàn thành xong xuôi sẽ có màu trong và hương thơm nồng, đặc trưng.

Lưu ý khi ủ rượu nho

  • Nho khi ủ nó không được đậy quá kín đáo. Mà nó cần có chút trao đổi không khí giúp thúc đẩy quá trình oxi hóa và không được đặt nơi có ánh nắng mặt trời. Nếu đậy bị quá kín và bị quá nóng nho sẽ dễ úng thúi và lên men ga rất khó chịu. Thời gian ủ rượu nho có đường sẽ tăng tốc độ lên men hơn so với không đường, vì vậy thời gian sử dụng cũng ngắn hơn.
  • Mẹo nhận biết khi rượu nho bị hỏng: xuất hiện mùi chua chua, nấm mốc; có màu nâu hoặc màu nâu nhạt (do tiếp xúc với oxy nhiều trong quá trình lên men, ủ); xuất hiện vết vẩn đục, có váng màu vàng bám trên bình.
  • Điều kiện bảo quản: đặt tại nơi khô ráo, tối, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Khi sử dụng dang dở, nên đặt rượu vào trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bảo quản trong tủ ướp rượu thì càng tốt.
  • Thời gian sử dụng: trong khoảng 3 – 4 tháng kể từ khi nho lên men (sau 2 tuần) là đã có thể sử dụng được rồi.

Lưu ý khi uống rượu nho

  • Tránh lạm dụng, uống rượu nho quá nhiều.
  • Có thể uống một chút rượu nho trước khi đi ngủ, vì trong rượu nho có chứa melatonin, giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Có thể uống rượu nho trong bữa ăn để giúp tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng hơn.
  • Vì trong rượu nho thường có hàm lượng đường cao, nên bệnh nhân bị tiểu đường cần tránh dùng.
  • Rượu nho có tác dụng lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, nên những ai đang bị các bệnh liên quan đến tiêu chảy, bệnh tiểu nhạt thì không nên dùng.

Bạn vừa xem bài viết hướng dẫn 2 cách làm rượu nho tại nhà cực kì đơn giản. Hi vọng bài viết mang lại giá trị tốt cho bạn đọc!