Cách làm mứt dừa đơn giản, ai cũng có thể làm cho ngày Tết
Miếng mứt dừa mập mạp, thơm ngon béo ngậy được coi là một món ăn truyền thống trong ngày Tết cổ truyền. Một vài năm trở lại đây, mứt dừa được biến tấu với đủ các màu sắc và hương vị: vàng, xanh, tím, đỏ,…Cùng Đức Phát tìm hiểu về nguồn gốc của mứt dừa. Và cách làm mứt dừa thơm ngon, béo ngậy cho ngày Tết nhé!
Tham khảo thêm các bài viết
Máy đóng gói mứt dừa được mua nhiều nhất ở đâu?
Hướng dẫn bạn cách đóng gói mứt Tết để được lâu không hỏng
Đóng gói thực phẩm khô là gì? Các phương pháp đóng gói thực phẩm khô
Cách đóng gói quà Tết sao cho đẹp và sang trọng
Mứt dừa là gì?
Mứt dừa là một loại mứt được làm từ cơm dừa (cùi dừa). Bao gồm cơm dừa được cắt mỏng thành sợi và đường cát trắng. Khi muốn trang trí cho đẹp người làm có thể trộn thêm màu thực phẩm vào. Mứt dừa cũng được xem là một sản phẩm từ dừa.
Mứt dừa được sản xuất nhiều ở Bến Tre vào dịp Tết Nguyên Đán. Cứ mỗi mùa mứt (từ đầu tháng 11 âm lịch đến cuối tháng 12 âm lịch hằng năm), người dân Bến Tre tổ chức sản xuất được khoảng 2.000 tấn mứt dừa để phục vụ cho người dân Việt Nam đón tết truyền thống.
Theo Wikipedia
Nguồn gốc của mứt dừa
Nếu được hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày; hay nguồn gốc của dưa hấu. Chúng ta sẽ không ngần ngại nói về ông tổ của chúng là Lang Liêu hay Mai An Tiêm. Nhưng nếu hỏi về nguồn gốc của mứt dừa, thì không ai có câu trả lời chính xác. Không có tài liệu nào ghi chép về nguồn gốc của mứt dừa, nó xuất hiện từ khi nào.
Chỉ biết rằng, mứt dừa xuất hiện từ lâu rất lâu rồi. Cứ mỗi dịp cận Tết, các bà các mẹ đều hân hoan nạo dừa, chuẩn bị làm mứt. Những câu chuyện về mứt dừa vẫn được kể mãi trong ánh lửa bập bùng, trở thành phần không thể thiếu được trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Mứt dừa, cũng như cách làm mứt được truyền lại từ đời này qua đời kia. Kế thừa cách làm truyền thống và ngày một sáng tạo ra những hương vị và màu sắc mới.
Cái chất sâu lắng trong vị mứt là cái chất của sự tinh tế, của yếu tố thẩm mỹ, của tình yêu con người đối với thiên nhiên. Chính vì thế nên theo dòng chảy của thời gian, sợi mứt dừa luôn có sự thay đổi diệu kỳ, không bao giờ bị quên lãng.
Cách làm mứt dừa truyền thống
Mứt dừa truyền thống là loại mứt dừa vẫn giữ nguyên màu sắc ban đầu của mứt: màu trắng. Được chế biến hoàn toàn giống với kinh nghiệm các đời trước truyền lại.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
-
Cùi dừa: 1kg. Có nhiều loại cùi dừa khác nhau, mỗi loại sẽ tương ứng để làm một loại mứt riêng. Nhưng bạn nên lựa chọn dùng dừa bánh tẻ hoặc dừa non. Cùi dừa non mềm, béo nên mứt dừa làm ra sẽ mềm dẻo; còn cùi dừa bánh tẻ sẽ cứng hơn chút, thích hợp làm các loại mứt dừa nhiều màu sắc.
-
Đường trắng: 500gr. Có thể điều chỉnh lượng đường tùy thuộc khẩu vị của từng người.
-
Vani: 1 ống.
Quy trình làm mứt dừa đơn giản
Nội Dung Chính
Bước 1: Sơ chế cùi dừa
Bạn có thể mua cùi dừa non ở các những cửa hàng bán dừa xiêm hoặc cùi dừa bánh tẻ ở chợ (các cửa hàng bán rau) để tiết kiệm thời gian cho việc bổ/ đẽo (vì nếu không biết cách bổ, nạo thì cùi dễ bị nát)
Thái cùi dừa thành các sợi, chú ý với cùi dừa non thái dày 1 chút, do dừa non mềm hơn, sau đó rửa sạch với nước để loại bớt phần dầu dừa, nếu dầu dừa chưa hết khi sên mứt xong sẽ bị hôi, nên rửa đến khi thấy nước trong (khoảng chục lần rửa).
Bước 2
Đun sôi 1 nồi nước lớn, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 3 phút. Sau đó đổ ra rổ, để ráo nước.
Bước 3
Đổ đường vào ngâm với dừa, cứ 1 lớp dừa thì 1 lớp đường trong khoảng 1 – 2 tiếng cho đường tan hết (tùy vời nhiệt độ thời tiết)
Bước 4
Sau khi thấy đường tan hết thì đổ tất cả đường và dừa vào chảo chống dính, đun sôi ở mức nhiệt vừa phải. Đến khi gần cạn nước, điều chỉnh nhiệt ở mức nhỏ nhất. Đảo đều tay liên tục đến khi cảm thấy nặng tay, đường bắt đầu bám trắng vào từng miếng mứt thì nhanh tay đổ ống vani vào mứt và tiếp tục đảo đều. Sau đó đường bắt đầu bám trắng thì tắt bếp và tiếp tục đảo đều tay khoảng 5 phút.
Bước 5
Sau đó đổ mứt ra khay, hong quạt khoảng 15 phút. Đây chính là bí quyết để mứt dừa luôn khô ráo, không bị chảy nước. Sau đó cho mứt dừa vào túi và buộc kín, để nhiệt độ phòng thường sẽ bảo quản được khoảng 1 tuần, nếu muốn sử dụng lâu hơn thì bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm mứt dừa ngũ sắc từ các nguyên liệu tự nhiên
Nguyên liệu
-
Cùi dừa: 1kg
-
Đường trắng: 500gr
-
Lá nếp: 150gr (tạo màu xanh)
-
Lá cẩm: 150gr (tạo màu tím hoặc có thể dùng bắp cải tím)
-
Cà rốt: 1 củ to (tạo màu cam)
-
Rau dền/ củ dền: 1 mớ/ 1 củ to (tạo màu đỏ)
-
Bột cacao: 1 muỗng (tạo màu nâu)
Quá trình thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt, lá nếp đem rửa sạch rồi thái miếng từng loại. Cho từng loại vào máy xay sinh tố, thêm 1 chén nước rồi xay nhuyễn. Lọc bỏ bã của từng loại qua 1 cái rây, lấy phần nước cốt đựng riêng ra từng bát.
Rau dền đỏ và lá cẩm tím nhặt rửa sạch, để riêng từng loại cho 1 bát nước vào đun sôi rồi lọc bỏ bã.
Bột cacao cho 1 vào tô khác, rồi cho thêm 1 chén nước khuấy đều cho bột tan ra.
Việc sơ chế nguyên liệu cùi dừa bạn làm tương tự như phần trên nha.
Bước 2
Chia sợi dừa thành 5 phần đều nhau, ngâm 5 phần vào 5 loại nước màu trên khoảng 2 tiếng cho dừa ngấm màu. Sau khoảng 2 tiếng chắt nước đi, chỉ giữ lại mỗi màu một ít nước để riêng.
Đường cũng chia thành 5 phần, trộn dừa với đường, để khoảng 2-3 tiếng (có thể ngâm dừa qua đêm) cho đường tan hết, sợi dừa khi thấm đường sẽ trở nên trong thì mang dừa đi sên (trong quá trình ngâm, đảo dừa vài lần cho dừa ngấm đều đường).
Bước 3: Sên dừa
Dùng chảo rộng dày chống dính để sên từng phần dừa. Sên với lửa nhỏ cho tới khi dừa có các lớp bột màu trắng, khô lại thì tắt bếp. Tiếp tục đảo cho tới khi nguội bớt thì bắc ra là có từng phần dừa ngũ sắc. (tham khảo chi tiết sên dừa ở cách làm mứt dừa truyền thống ở phía trên).
Lưu ý khi làm mứt dừa ngày Tết
- đóng gói vào túi buộc kín và bảo quản nhiệt độ thường khoảng 1 tuần, còn muốn bảo quản được lâu hơn thì có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
Mứt dừa sau khi sên xong thì để cho nguội hẳn rồivào túi buộc kín và bảo quản nhiệt độ thường khoảng 1 tuần, còn muốn bảo quản được lâu hơn thì có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh và dùng dần.
-
Không sử dụng mứt dừa khi thấy có dấu hiệu có nấm mốc.
-
Mứt dừa sử dụng dừa non nếu không sên khô kiệt thì để ngoài nhiệt độ thường 1, 2 tiếng là dễ bị chảy nước ngay. Các bạn ăn thử thấy khô rồi mới dừng sên. Sau khi sên xong, cho ra khay thì nên dùng quạt hong khô.
Mứt dừa là một món ăn truyền thống trên mâm bánh kẹo của người Việt trông mỗi dịp Tết đến xuân về. Với những nguyên liệu đơn giản thì không quá khó để thực hiện. Hy vọng với cách làm mứt dừa trên, chị em sẽ thấy việc làm mứt dừa tại nhà vô cùng dễ dàng và đảm bảo vệ sinh. Cùng lên đồ và vào bếp ngay thôi. Chúc chị em thành công!