Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Với bài Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đầy đủ và chi tiết nhất sẽ giúp các em viết được bài văn nghị luận.
Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Trang 22-25 Ngữ văn 9 Tập 2
Nội Dung Chính
I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
(Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống) Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
a) Các đề trên có các điểm
+ Giống nhau là:
– Mỗi đề nêu một sự việc hoặc hiện tượng trong đời sống (gương học sinh nghèo vượt khó, giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, mê chơi điện tử, đọc truyện tranh, xao nhãng học tập…)
– Đề nào cũng yêu cầu người viết phân tích sự việc hiện tượng và nêu suy nghĩ của mình.
+ Khác nhau:
- Đề 4 khác với những đề còn lại ở chỗ đề 4 đưa ra đoạn văn và yêu cầu chúng ta đọc, nhận xét và đánh giá về câu chuyện đó.
- Nội dung được đưa ra một cách gián tiếp so với các đề còn lại
b) Ví dụ đề bài tương tự:
Đề 1: Bạo lực học đường đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Đề 2: Rừng là lá phổi xanh của nhân loại. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Đề 3: Tình trang ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Em hãy nêu lên ý kiến của em về hiện tượng đó.
Đề 4: Tỉ lệ hút thuốc lá ở thanh thiếu niên Việt Nam ngày càng gia tăng. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn nạn trên.
II- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Câu 1(Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống): Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Tìm hiểu đề: Đề thuộc loại gì? Đề đưa ra hiện tượng, sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì?
b) Tìm ý: Phân tích sự việc, hiện tượng đề đưa ra để tìm ý nghĩa của nó? Những việc làm của Nghĩa cho thấy em là người như thế nào? Vì sao Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập Bạn Nghĩa? Những việc làm của Nghĩa có khó không? Nếu mọi học sinh đều có ý thức làm như Nghĩa thì cuộc sống sẽ tốt lên như thế nào?
Trả lời:
a) Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Đề nêu lên tấm gương tốt của một học sinh hiếu thảo thông minh phụ giúp mẹ chăn nuôi và trồng trọt.
- Đề yêu cầu cụ thể của đề là nêu lên suy nghĩ của mình.
b)
*** Ý nghĩa của sự việc hiện tượng này là: Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa” :
*** Những việc làm của Nghĩa cho thấy Nghĩa là người biết thương mẹ, biết giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
*** Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập Bạn Nghĩa vì Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành( giữa học tập tốt và hành động giúp mẹ việc đồng áng). Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
*** Những việc làm của nghĩa không khó, ai cũng có thể học tập và noi theo.
*** Nếu mọi học sinh đều có ý thức làm như Nghĩa thì chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn của cuộc sống.
Câu 2(Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ): Lập dàn bài
Trả lời:
Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
a) Mở bài
– Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
– Nếu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa: Một học sinh biết hiếu thảo, thông minh và sáng tạo, biết vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường để thay đổi cuộc sống của mình.
b) Thân bài
– Phân tích ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa:
+ Nghĩa thụ phấn cho bắp, mang đến năng suất cao cho vườn bắp gia đình: Cho chúng ta thấy em vừa là một đứa con ngoan, hiếu thảo trong việc giúp đỡ mẹ trồng trọt, vừa là một học sinh biết vận dụng tri thức khoa học hiện đại vào đời sống để nâng cao cuộc sống hiện tại.
+ Nghĩa còn nuôi heo, nuôi gà: vừa tham gia lao động sản xuất, vừa phụ giúp kinh tế gia đình, Nghĩa vừa có thêm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi.
+ Nghĩa làm 1 cái tời để mẹ tưới nước cho khỏi mệt. Nghĩa là một thiếu niên cần cù, sáng tạo và hiếu thảo.
– Đánh giá việc làm của Phạm Văn Nghĩa: Việc làm của em Nghĩa thật là một tấm gương sáng cho học sinh thời đại mới chúng em noi theo.
– Đánh giá ý nghĩa của việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa: Phong trào noi gương Phạm Văn Nghĩa là một phong trào hay, có ý nghĩa, khuyến khích học sinh rèn luyện gương sáng về tính cần cù, sáng tạo và hiếu thảo.
c) Kết bài
– Khái quát ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa.
– Rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3(Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống): Viết bài
Trả lời:
Sau khi các em đã làm nháp trên giấy, cần đọc lại và bổ sung, sắp xếp ý cho hợp lí, sau đó viết thành câu, thành đoạn và bài văn hoàn chỉnh.
- Chú ý mối liên kết khi viết các phần (Mở bài – Thân bài – Kết luận);
- Chú ý viết phần thân bài: Mỗi ý đã lập và sắp xếp trong dàn bài viết thành một đoạn văn.
- Cần phân tích các việc làm của Nghĩa: Có thể phân tích trước rồi từ đó rút ra ý nghĩa của từng việc làm hoặc ngược lại. Ý nghĩa chung của tấm gương Phạm Văn Nghĩa phải được rút ra sau những phân tích cụ thể (nêu sự việc trước, chỉ ra ý nghĩa sau). Biết đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về những việc làm của Phạm Văn Nghĩa cũng như ý nghĩa của những việc làm ấy.
- Chú ý cách đặt câu, lựa chọn từ ngữ.
Câu 4(Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống): Đọc lại bài viết và sửa chữa
– Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
– Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần của bài văn.
Trả lời:
– Các em cần chú ý xem mỗi câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ hay không?
– Chính tả và cách dùng từ có chính xác không?
– Chú ý sửa lỗi viết đoạn: Đoạn đã tập trung làm nổi bật được ý chưa? Các đoạn có liên kết, mạch lạc với nhau không?
– Nếu phát hiện lỗi sai, cần sửa ngay cho chính xác và cố gắng sao cho bài làm dễ xem, sạch sẽ.
– Nếu cần sửa chữa nhiều và còn đủ thời gian thì nên chép lại.
III. LUYỆN TẬP
(Soạn Cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống)Lập dàn ý cho đề 4, mục I ở trên
(Gợi ý:
- Đọc kĩ đề và tìm hiểu ý.
- Trả lời các câu hỏi sau: Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt? Tinh thần ham học và chủ động học tập của Nguyễn Hiền như thế nào? Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền biểu hiện ra sao? Em có thể học tập được gì ở Nguyễn Hiền?)
Trả lời:
*Dàn ý tham khảo:
+ Mở bài:
- Giới thiệu chung vài nết về trạng nguyên Nguyễn Hiền
- Giới thiệu qua về đoạn trích
+ Thân bài:
– Nêu lại sơ lược sơ lược nội dung đoạn văn:
- Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.
- Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của trạng Nguyễn Hiền: nép cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.
- Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.
Từ đó rút ra bài học, chúng ta học tập ở trạng Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.
– Nghị luận về vấn đề vừa rút ra: tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Phân tích vấn đề nếu ra, giải thích đúng sai, vai trò, lợi ích của việc chăm chỉ học tập vươn lên mọi hoàn cảnh. Bình luận về vấn đề
– Bàn luận: Nêu lên thực trạng ngày nay và những tấm gương vươn lên trong học tập. Phê phán những con người sống lười nhác, ỷ lại,…
– Rút ra bài học cho bản thân mình: Rút ra bài học học được thông qua câu chuyện đối với bản thân
+ Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề một lần nữa