Cách làm món Cua luộc thơm ngon

Cua là món ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách luộc cua vừa ngon lại đẹp mắt. Bởi nếu không có bí quyết, sau khi luộc xong cua sẽ bị gãy càng, gãy chân và thậm chí có mùi tanh. Vậy hãy đọc bài viết sau để cùng bỏ túi cách làm món Cua luộc thơm ngon không bị tanh, không rụng chân.

» Chả mực Hạ Long, đặc sản Hạ Long vươn tầm thế giới

» Tác dụng và cách ăn Cua biển đảm bảo đúng chuẩn

» Cua Cà Mau, Cách phân biệt và lựa chọn con Cua ngon nhất

I. Vì sao cua luộc hay bị tanh và bị gãy càng?

Thất bại chung của những bà nội trợ chưa có kinh nghiệm luộc cua chính là thành phẩm bị tanh, rụng hết chân và càng. Điều này làm món cua trở lên mất đi hương vị, thịt cua không còn ngon ngọt như ban đầu.

Nguyên nhân gây ra hai trường hợp này rất dễ hiểu, cua bị tanh là do bạn luộc với nước lọc trắng. Do đó, để khử mùi tanh thì khi luộc cần cho thêm gia vị như sả hoặc gừng. Việc luộc cua bị tanh sẽ khiến quá trình thưởng thức không còn ngon miệng nhất là khi cua đã nguội.

=> Tham khảo đặc sản Chả mực giã tay

Lý do khiến cua luộc bị tanh và gãy càng là gì?

Ngoài ra, cua bị gãy càng là do nhiều người chưa biết cách sơ chế và để cua giãy giụa. Hoặc bạn mua phải cua yếu, luộc cua quá kỹ.

Và nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sơ chế cua không bị rụng càng, mang lại vị ngọt thơm nhất cho thịt cua. Đây chính là kinh nghiệm được nhiều người áp dụng và thành công mà bạn có thể yên tâm lựa chọn.

=> Tham khảo đặc sản ruốc tôm Quảng Ninh

II. Hướng dẫn cách sơ chế luộc cua đúng chuẩn

Khi sơ chế, cua thường hay giãy giụa mạnh khiến càng bị gãy và tấn công bạn? Lúc này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng món ăn cũng như đôi tay của bạn. Sau đây là các bước sơ chế cua nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Làm cua chết bằng cách đâm vào tim cua

Bước 1: Làm cua chết

Có hai cách đơn giản giúp bạn làm cua chết ngay mà càng không bị gãy rụng. Bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:

  • Sử dụng dao nhọn đâm vào tim cua: Lật mặt dưới lên, dùng dao đâm vào đỉnh cao nhất của phần yếm ( Giữ khoảng 1 phút).
  • Khiến ngất và chết dần: Bạn có thể cho cua vào túi nilon và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 5 phút. Hoặc chuẩn bị chậu nước có bỏ đá và ngâm cua trong vòng 10 phút. Bỏ cua vào tủ lạnh khiến cua bị tê liệt và chết dần mà không ảnh hưởng đến chất lượng thịt và không bị rụng càng.

Lưu ý đối với cách 2, không nên ngâm quá lâu sẽ khiến thịt cua luộc không còn vị tươi ngon. 

=> Tham khảo món đặc sản ruốc Bề Bề

Bước 2: Làm sạch cua

Sau khi cua chết, bạn sẽ thực hiện bước làm sạch cua. Bạn nên sử dụng bàn chải nhỏ để rửa sạch bùn đất dính trong các kẽ chân. Bạn lưu ý, trong các khe nhỏ của cua rất dễ bám bùn đất vì vậy cần phải làm sạch thật kỹ để hạn chế tối đa việc bùn đất bám vào.

Rửa sạch cua với nước và cho vào trong nồi. Tiếp theo, ướp cua với một chút tiêu, muối và hạt nêm (Ướp trong khoảng 15 phút)

=> Tham khảo thông tin về đặc sản Sá Sùng là gì?

III. Cách làm món cua luộc thơm ngon, không bị rụng càng

Cua luộc rất dễ thực hiện, tuy nhiên để chuẩn vị không phải ai cũng có thể thực hiện tốt. Để có món cua luộc đúng chuẩn vị thơm đậm đà mà hình thức bắt mắt thì hãy áp dụng ngay cách sau.

Hướng dẫn các bước làm cua luộc đúng cách

=> Tham khảo hướng dẫn cách chọn Cua biển và chế biến mon ngon có lợi cho sức khỏe

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Cua biển: 3 – 4 con.
  • Sả: 3 củ
  • Gừng: 1 củ
  • Ớt: 2 trái
  • Gia vị: Muối, tiêu, hạt nêm

Các bước làm cua luộc

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và tiến hành sơ chế cua như các bước trên thì quy trình luộc cua đã hoàn thành khoảng 30%. Tiếp theo, các bước luộc cua như sau:

Bước 1: Sả gừng đem rửa sạch, thái gừng thành từng sợi nhỏ. Đập dập sả, cắt khúc để khi luộc ra nhiều tinh chất sả.

Bước 2: Bỏ sả và gừng vào nồi cua đã sơ chế, thêm nước cho ngập mặt cua. Sau đó đặt nồi lên bếp.

Bước 3: Khi thấy vỏ chuyển dần sang màu đỏ có nghĩa là cua đã gần chín. Lúc này bạn luộc thêm khoảng 5 – 7 phút và tắt bếp.

Lưu ý, trong khi luộc bạn có thể lật cua để chín đều hơn. Đặc biệt, vặn lửa vừa phải để cua chín từ từ. Không nên vặn lửa quá to và tránh luộc cua quá thời gian. Vì như vậy sẽ khiến cua không còn vị ngọt đậm và càng dễ bị rụng.

=> Tham khảo cách ăn Cua biển ngon, đảm bảo sức khỏe

IV. Bí quyết pha nước chấm Cua luộc chuẩn vị

Để thưởng thức món cua luộc thơm ngon thì quy trình sơ chế và luộc cua rất quan trọng. Thế nhưng, nước chấm cua luộc cũng giúp món ăn trở nên đậm đà hơn. Do đó, hãy chuẩn bị nguyên liệu để cùng bắt tay pha chế nước chấm cua luộc chuẩn vị.

Cách làm nước chấm muối tiêu chanh

=> Tham khảo bài viết Con ghẹ là con gì? lợi ích và chế biến ghẹ ngon nhất

1. Nguyên liệu làm nước chấm Cua luộc

  • Muối: 4 thìa cà phê
  • Tiêu xay: 2 thìa cà phê
  • Chanh: 1/2 quả
  • Bột ngọt: 1 muỗng
  • Ớt: 1 quả

2. Cách làm nước chấm Cua luộc

Ớt rửa sạch và băm nhuyễn. Vắt lấy 1/2 quả chanh và bào một chút vỏ chanh vào trong bát. Cho muối và tiêu vào chảo nóng, đảo đều khoảng 2 phút. Sau đó đổ ra bát, trộn đều hỗn hợp chanh ớt, nêm thêm chút bột ngọt và khuấy đều.

Thưởng thức món cua luộc khi còn nóng hổi chấm kèm muối tiêu chanh là tuyệt vời nhất. Ngoài ra, ăn cua luộc kèm với rau răm hoặc rau thơm cũng rất ngon.

Bạn lưu ý, nếu không ăn được cay, bạn có thể bỏ qua ớt. Ngoài muối ớt cũng có thể chấm cua cùng với mắm ớt cũng khá tuyệt vời. Tùy vào sở thích có thể pha nước chấm và chuẩn bị rau thơm ăn kèm. Món ăn sẽ vô cùng hấp dẫn.

=> Tham khảo cách làm món Cua biển hấp

V. Kinh nghiệm chọn Cua tươi ngon

Món cua luộc ngon hay không cũng do cách chọn mua cua. Vậy để lựa chọn được nhưng chú cua tươi ngon nhất thì bạn hãy nắm một số mẹo như sau.

Kinh nghiệm chọn cua tươi ngon

  • Xem càng: Kiểm tra màu sắc lớp da non trên cùi chỏ của càng cua. Cua nhiều thịt thì lớp da này sẽ có màu hồng đậm hoặc hồng đỏ.
  • Không nên chọn cua có mai hoặc càng màu hơi xanh.
  • Yếm cua: Bóp thử yếm cua xe có chắc không? Nếu chắc là thịt cua săn và ngon. Nếu ọp ẹp là cua ít thịt.
  • Chọn con cua có yếm bám chắc vào thân và chuyển động mạnh.
  • Các gai trên càng và chân còn sắc nguyên, không bị mòn.
  • Chọn cua đực sẽ có nhiều thịt hơn, nếu muốn ăn nhiều gạch thì chọn cua cái.
  • Yếm cua đực hình tam giác, còn yếm cua cái hình đa giác phình to hơn.
  • Không nên ăn cua vào ngày rằm vì thời điểm này cua nhịn ăn, lột vỏ nên hay bị ốp.

=> Tham khảo cách chọn và chế biến Mực Tươi

VI. Những lưu ý quan trọng khi ăn cua luộc

Món cua luộc giàu chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể thưởng thức món ăn thơm ngon này. Vì có những người ăn cua sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa. Cụ thể, cần đặc biệt chú ý những điều sau trước khi ăn cua luộc.

Những người không nên ăn cua luộc

  • Nếu bạn bị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, nổi mề đay thì tốt nhất tránh xa các món về cua.

  • Những người có đường ruột yếu không nên ăn cua. Vì tính hàn trong cua dễ gây đau bụng, đau dạ dày.

  • Tuyệt đối không ăn cua nếu mắc một số bệnh: sỏi mật, viêm dạ dày mãn tính, viêm gan, viêm túi mật,  hoặc viêm loét hành tá tràng.

  • Cua luộc có hàm lượng cholesterol cao nên những người bị bệnh mỡ máu   và huyết áp cao nên hạn chế ăn món này.

  • Nếu đang trong thời kỳ bị ho hoặc cảm thì nên kiêng ăn cua, vì tính tanh trong cua sẽ khiến bạn bệnh nặng hơn.

Trên đây là mọi thông tin về cách làm món cua luộc thơm ngon không bị tanh, không rụng chân. Để có món cua ngon thì khâu chọn cua và pha nước chấm cũng rất quan trọng. Do vậy, hãy đọc thật kỹ những chia sẻ trong bài viết để có thành phẩm như ý muốn.

=> Tham khảo tốp 14 món đặc sản Hạ Long

=> Tham khảo thông tin về Con Ngán biển là gì?

Từ khóa:

Từ khóa: