Cách làm măng khô từ măng tươi nhanh ngon đẹp mắt

Cách làm măng khô là một trong những phương pháp độc đáo của người dân miền núi để bảo quản măng tươi một cách tốt nhất. Không chỉ giữ nguyên được hương vị cơ bản của nó mà còn giúp chế biến thành nhiều món ngon đặc sắc. Cùng tìm hiểu về phương pháp độc đáo này nhé.

Các nguyên liệu cơ bản cần chuẩn bị để làm măng khô

Cách làm măng khô từ măng tươi cần có những nguyên liệu cơ bản như sau:

– 2-3kg măng tươi loại ngon

– Khoảng 200g muối ăn 

– Cần chuẩn bị thêm các dụng cụ như: 1 con dao sắc, nồi luộc lớn, sàng hay nia để phơi măng

Các bước làm măng khô đơn giản tại nhà

Bước sơ chế, làm sạch măng

Với cách làm măng khô ngon, trước tiên cần phải rửa sạch để măng không còn bám đất. Sau khi rửa xong, cẩn thận dùng dao sắc tách toàn bộ lớp áo măng bên ngoài ra khỏi thân, chỉ giữ lại phần lõi non và mềm của măng.

Tiếp đến dùng dao cắt hết phần gốc măng bị già, cứng và phần thâm đen bỏ đi, chỉ lấy lại ngọn măng non.

Khi lột măng đến đâu thì cho luôn ngọn măng vào ngâm trong chậu chứa nước muối pha loãng để loại bớt nhựa măng, không bị thâm và loại bỏ chất độc có trong măng.

Bước luộc măng

Một bước quan trọng của cách làm măng khô từ măng tươi là luộc măng. Sau khi ngâm măng từ 1 – 2 tiếng, tiếp tục rửa kỹ với nước. Rửa xong thì xếp măng vào nồi, đổ ngập nước rồi cho khoảng 50 – 70 gram muối vào chung. Đặt lên bếp rồi đun lửa to cho măng nhanh sôi. Sau khi nồi măng sôi thì hạ nhỏ lửa và luộc từ từ khoảng 15 – 20 phút.

Sau khi luộc măng xong chắt bỏ nước và tiến hành luộc tiếp lần 2 theo quy trình như trên. Sau khi hoàn tất, vớt măng ra rổ cho ráo nước và để nguội. 

Bước cắt thái và phơi măng

Công đoạn tiếp theo của cách làm măng phơi khô đó là thái măng. Sau khi măng nguội hẳn thì sẽ tiến hành bước cắt thái măng. Đối với loại măng củ, cần thái với độ dày từ 0,3 – 0,5 cm. Còn đối với măng lá, tuỳ thuộc vào độ dày của cây măng và thái hết sức cẩn thận để tránh làm nát lá măng.

Sau khi hoàn tất bước thái cắt thì tiến hành dàn đều các miếng măng lên nia hay sàng. Xếp các miếng măng có khoảng cách vừa phải để măng được khô đều hơn khi phơi. Với điều kiện trời nắng to, chỉ cần phơi từ 3-5 ngày. Còn nếu trời nắng nhẹ thì cần phơi trong thời gian lâu hơn.

Một số lưu ý khi làm măng khô

Mẹo chọn măng tươi để làm măng khô

Cách làm măng khô ngon thi nên chọn những củ măng, cây măng vẫn còn tươi. Nên chọn những củ măng có hình dáng tròn đều nhau, không cong và còn quá non. 

Tránh chọn những củ măng, búp măng có lớp bẹ màu úa vàng hay bị dập nát. Khi tách nhẹ lớp bẹ măng, thịt măng cần có độ trong, tươi non tự nhiên, không xuất hiện các đốm đen hay các dấu hiệu bất thường.

Đối với phần thịt măng, tránh chọn những củ măng có màu trắng hay vàng bất thường. Măng tươi thường có mùi thơm nhẹ của tre tự nhiên, không có mùi lạ.

Mẹo phơi măng khi làm măng khô

Cách làm măng khô đúng chuẩn là chỉ phơi khi măng luộc đã được ráo nước hoàn toàn. Nếu phơi khi măng vẫn còn đọng nước thì măng vừa lâu khô, lại có thể bị úng ở bên trong.

Trong suốt quá trình phơi, thường xuyên lật miếng măng từ 1 – 2 lần/ngày. Khi phơi đủ nắng và đảm bảo chuẩn xác các quy trình thì sau thời gian phơi, măng sẽ có màu vàng khô nhìn  rất tự nhiên, bắt mắt.

Cách sử dụng đúng cách sau khi làm măng khô 

Sau cách làm măng khô, măng khô bà Lan sẽ hướng dẫn cho bạn một vài cách giữ măng khô thật mềm và sáng màu trước khi chế biến.

Ngâm măng khô vào nước lạnh

Với cách làm măng phơi khô, thường thành quả sẽ bám bụi bẩn. Vì vậy nên rửa thật sạch để loại tất cả bụi bẩn. Tiếp đến đem ngâm vào nước lạnh ít nhất khoảng 8 tiếng, hoặc có thể đem ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian. Măng càng ngâm lâu sẽ càng có độ mềm và ngon nhất.

Luộc rồi ngâm măng khô nhiều ngày

Có một cách khác để làm măng khô cực kỳ mềm và trắng không thua gì ở chợ, tuy nhiên cách này khá kỳ công nhưng lại đem đến hiệu quả rõ rệt.

Trước hết rửa sạch măng, cho vào nồi luộc khoảng 10 phút rồi tắt bếp và mở vung ra. Cứ để như vậy và ngâm. Mỗi ngày cần phải thay nước từ 1 đến 2 lần. Nếu kỳ công hơn nữa, mỗi ngày đều phải đem măng luộc tầm 10-15 phút rồi tiếp tục ngâm như trên. 

Đối với loại măng lá thì có thể ngâm 2- 3 ngày, còn măng lưỡi lợn thì chỉ cần ngâm khoảng 4-5 ngày là được. Đối với cách làm này, măng khô sẽ nở to, cực kỳ mềm và trắng sáng hơn hẳn. 

Ngâm măng khô vào nước vo gạo

Cách làm măng khô để măng được sạch và trắng hơn thì nên ngâm vào nước vo gạo. Nước vo gạo có tác dụng giúp hút các chất bẩn và khử màu cho măng rất tốt. Đặc biệt chúng còn có tác dụng giúp măng nhanh nở và nhanh nhừ khi nấu.

Luộc măng khô với nước nhiều lần

Măng sau khi đã ngâm xong thì rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước ngập măng, đun sôi. Cần vặn nhỏ lửa và duy trì lửa trong khoảng 30 phút rồi lại vớt măng ra rửa sạch với nước để loại bỏ toàn bộ nước màu vàng đậm. 

Loại bỏ phần măng già rồi cho lại vào nồi, sau đó đổ nước ngập lại. Tiếp tục lặp lại thao tác đun nấu như trên trong vòng 1 giờ để măng chín mềm. Cần lưu ý trong quá trình luộc măng, nếu nước bị cạn thì cần đổ thêm để đảm bảo nước luôn ngập măng. 

Cách làm măng khô như những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn bảo quản được măng tốt hơn, giữ được trọn vẹn hương vị cũng như chất dinh dưỡng của măng. Là món thức ăn khô luôn có thể cất trữ và sử dụng bất cứ lúc nào cần thiết trong mỗi bữa ăn của gia đình.