Cách làm măng chua để cả năm| Hướng dẫn làm măng tre muối chua tại nhà
Cách làm măng chua để cả năm có thể bạn chưa biết! Hôm nay Bếp Tâm sẽ chia sẻ các cách làm món măng chua có thể để được lâu. Với những công thức chi tiết này, bạn có thể tự làm món măng chua thơm ngon để dành ăn cả năm. Cùng thực hiện nào.
1. Cách chọn nguyên liệu làm măng chua để cả năm
Các nguyên liệu để làm món măng chua:
– Măng tre mạnh tông tươi: 1 búp (cỡ 1,5 ký). Chọn loại măng còn tươi mới để muối được giòn, ngon hơn.
– Tỏi: 2 củ to
– Ớt tươi: 50 gram ớt
– Giấm ăn: nửa chén
– Đường: 2 muỗng cà phê
– Muối: 100 gram
– 1 cái hủ thuỷ tinh 1 lít
2. Cách làm măng chua để cả năm
– Bước 1: Rọc vỏ và lấy măng ra
Với 2 búp măng vừa mua về, bạn dùng 1 cái dao rọc 1 đường tường dưới góc măng lên đến ngọn. Rọc mạnh tay cho sâu sâu vào 1 tý. Sau đó các bạn tách măng ra theo đường đã rọc. Măng sau khi lấy ra loại bỏ phần vỏ già và sẫm màu đi, chỉ lấy phần ruột trắng.
– Bước 2: Bào măng thành từng lát mỏng
Cho 2 ruột măng vào thao nước muối, sau đó dùng dao bào bào măng thành từng lát mỏng. Ngâm với nước muối khoảng 15 phút và rửa lại nhiều lần cho măng không bị đắng. Sau khi đã rửa qua với nhiều nước thì cho một lượng nước vừa ngập măng, cho 2 muỗng canh muối vào để ngâm măng. Cho nước vo gạo vào để làm cho măng trắng hơn và giảm chất độc của măng. Các bạn cũng có thể thay nước vo gạo sau vài tiếng ngâm. Sau đó ngâm tiếp 1 đêm.
– Bước 3: Ngâm măng với nước giấm
Măng sau khi đã ngâm với nước vo gạo 1 đêm thì vớt ra. Cho 1 chén giấm ăn vào măng, cho ngập nước và ngâm tiếp 30 phút để măng trắng và giòn hơn. Sau đó đổ măng ra rổ cho ráo nước hoặc đem phơi sơ qua nắng.
– Bước 4: Cách ngâm măng chua
Sử dụng phần tỏi ớt đã chuẩn bị, tỏi cắt thành từng lát mỏng, ớt cát nhỏ hoặc để nguyên trái tuỳ sở thích. Để ra rổ cho tỏi ớt héo lại.
Cho vào nồi 1 lít nước, thêm 2 muỗng canh muối, 2.5 muỗng canh đường. Đợi nước sôi lên thì tắt bếp để nguội. Khi nước đã nguội thì cho măng, tỏi, ớt vào hủ, sau đó đổ nước vào. Để hủ măng ở nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 1 tuần thì có thể ăn được.
3. Cách làm măng ngâm giấm ớt chua ngọt
3.1 Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Măng tươi: 1 ký
- Ớt tươi: 200 gram
- Tỏi khô: 200 gram
- Giấm ăn: 1 lít giấm
- Muối hạt: nửa chén
- Đường: 30 gram
3.2 Cách thực hiện:
– Bước 1: Chế biến măng
Măng đem đi lột vỏ, cắt theo chiều dọc sau đó cho vào thau nước muối để ngâm. Ngâm măng trong nước muối 12 tiếng sau đó vớt ra để cho ráo nước.
– Bước 2: Làm cho măng hết đắng
Sau khi ngâm măng 12 giờ với muối, đem ra xả lại nhiều lần với nước thì măng sẽ hết đắng.
– Bước 3: Xay tỏi ớt
Tỏi, ớt rửa sạch, lột vỏ sau đó bỏ vô máy xay sinh tố xay cho nhuyễn. Bắt cái cái nồi lên bếp, cho 600 ml nước lọc vào, 400 ml giấm, 30 gram đường, 1 muỗng canh muối. Đun sôi nước và tắt bếp, để cho nồi nước thật nguội.
– Bước 4: Ngâm măng với tỏi ớt
Cho 1 lớp măng đã ráo nước vào lọ thuỷ tinh, cho phần ớt xay nhuyễn vào, tiếp theo đến măng, làm xen kẽ cho đến khi đầy hủ thì cho phần nước ngâm măng đã nguội lúc nãy vào. Ngâm trong 2 ngày là bạn sẽ có được món măng chua tỏi ớt thơm phức.
Đây là hủ măng chua ngâm tỏi ớt đã hoàn thành:
4. Giá trị dinh dưỡng trong măng
Măng là loại thực phẩm quen thuộc và được dùng từ xưa đến nay. Trong măng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sắt, phốt pho, canxi, protein. Hàm lượng chất xơ ở măng rất cao, chất xơ có vai trò cải thiện hệ tiêu hoá, chống táo bón. Măng là loại thực phẩm thích hợp cho người muốn giảm cân.
Măng tươi được giới y học chứng minh có tác dụng trị đờm, lợi tiểu, làm sáng mắt hữu hiệu. Ngoài ra nó còn các thể hấp thụ chất béo, thúc đẩy quá trình lên men thực phẩm, có tác dụng tốt cho hệ tiêu hoá và bài tiết của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g măng tươi gồm:
Stt
Thành phần
Khối lượng
1
Protid
1.7 gram
2
Glucid
1.7 gram
3
Chất xơ (xenlulozo)
4.1 gram
4
Lipid
2.1 gram
5. Một số lưu ý khi ăn măng chua
Măng tươi chứa nhiều độc tố cyanide (xyanua), khoảng 230mg/ký măng. Độc tố này sẽ giảm xuống còn 160mg/ký sau khi luộc măng và còn 9 mg/ký sau khi ngâm chua măng từ 1 tuần. Vì vậy, để giảm độc tố của măng cần ăn măng đã chua và luộc kỹ.
Măng chua không nên dùng cho phụ nữ mang thai, người bị đau dạ dày. Không nên ăn sống măng tươi vì sẽ dẫn đến ngộ độc.
6. Các loại măng
Có thể bạn chưa biết, chứ măng cũng có rất nhiều loại, mỗi loại lại có một đặc điểm riêng. Nhiều loại măng là đặc sản của các vùng núi phía Bắc có giá bán lên đến vài trăm nghìn đồng mỗi ký. Sau đây là các loại măng tre mà bạn có thể biết:
-
Măng tre (măng ta)
-
Măng nứa
-
Măng vầu
-
Măng sặc:
-
Măng giang
-
Măng lay:
- Măng Lồ Ô
- Măng Le
- Măng trúc
- Măng Tây