Cách làm giò thủ Xuân Hồng thơm ngon khó cưỡng

Rate this post

Cách làm giò thủ Xuân Hồng được làm chủ yếu từ thịt thủ heo, tai heo, lưỡi heo, mộc nhĩ,… Nhờ có hương bị béo bùi, độ dai giòn sần sật và cách chế biến độc đáo mà đây đã trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. Sau đây hãy cùng May Blogs khám phá cách làm món ăn đặc biệt này nhé.

Chuẩn bị: 60 phút – Chế biến: 60 phút – Dành cho: 5-6 người

Cách làm giò thủ Xuân Hồng

1. Nguyên liệu cho cách làm giò thủ Xuân Hồng

  • Thịt thủ heo: 500 gram
  • Thịt chân giò heo: 200 gram
  • Lưỡi heo: 200 gram
  • Tai heo: 200 gram
  • Mộc nhĩ (nấm mèo): 100 gram
  • Nấm hương: 50 gram
  • Tỏi: 2 củ
  • Hành: 2 củ
  • Nước mắm: 1 thìa canh
  • Hạt nêm: 1 thìa canh
  • Tiêu hạt: 1 thìa canh
  • Nước lọc: 1,5 lít
  • Dấm: 25ml
  • Chanh: 1 trái
  • Baking soda: 1 thìa canh
  • Dầu ăn: 1 thìa canh
  • Dụng cụ khác: Dao, thớt, khuôn giò thủ, lon hoặc chai nhựa, chảo sâu lòng, lá chuối, màng bọc thực phẩm, dây buộc,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị – cách làm giò Xuân Hồng

2. Cách làm giò thủ Xuân Hồng thơm ngon khó cưỡng

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt thủ, chân giò, lưỡi heo, tai heo mua về đem rửa sạch với muối sau đó trần sơ trong nồi nước sôi có bỏ giấm, chanh, muối và bột baking soda. Việc cho thêm baking soda sẽ loại bỏ mùi hôi trong thịt hiệu quả hơn. Đem thịt đã được trần sơ đi cạo sạch lông, rửa lại lần nữa với nước lạnh và để ráo. Chú ý đối với lưỡi heo phả lọc bỏ hết phần màng trắng trên bề mặt lưỡi để giò thủ không bị mùi.
  • Ngâm nấm hương và mộc nhĩ trong nước ấm 30 độ cho nở đều. Khi nấm hương đã nở hết thì vớt ra để ráo. Cắt bỏ cuống mộc nhĩ, vò qua nhiều lần với nước sạch sau đó cũng vớt ra cho ráo nước.
  • Đem các loại thịt, nấm hương, nấm mèo đã sơ chế sạch đi thái mỏng thành từng miếng vừa ăn. Riêng tai heo phải thái thật mỏng có như thế miếng giò sẽ giòn dai sần sật mà không bị cứng quá.
  • Tỏi và hành bóc vỏ, giã nguyễn hoặc băm nhỏ.

>> Các loại rau cải, liệu bạn đã biết hết?

Bước 2. Uớp và xào thịt

  • Ướp thịt đã thái với 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, tỏi băm, hành băm, 1 thìa canh tiêu hạt trong khoảng từ 30 đến 60 phút cho thịt ngấm gia vị.
  • Bắc chảo lên bếp, đợi chảo khô ráo thì cho 1 thìa canh dầu ăn vào. Khi dầu đã nóng (chạm đũa vào thấy bọt sủi lăn tăn) thì đổ hỗn hợp thịt đã ướp phía trên vào. Đảo thật đều tay cho thịt ngấm gia vị và tránh tiết ra quá nhiều mỡ làm cháy thịt. Khi thịt đã săn lại cho mộc nhĩ và nấm hương vào xào cùng.

Ướp và xào thịt

Bước 3. Gói thịt

  • Đổ thịt đang còn ấm nóng vào khuôn làm giò thủ, ấn từ từ nắp khuôn để thịt kết dính đều. Cho khuôn thịt vào tủ lạnh và bảo quản trong 2 tiếng. 

Gói thịt

  • Nếu nhà bạn không có sẵn khuôn làm giò thì bạn có thể sử dụng lon hoặc chai nhựa có đường kính phù hợp thay thế. Lót trong lòng chai bằng màng bọc thực phẩm hoặc lá chuối. Đổ từ từ thịt đang còn ấm vào lòng chai, dùng vật nặng nén thịt đều tay rồi đem trữ trong tủ mát khoảng 2 tiếng. 

Bước 4. Trình bày và thưởng thức

  • Sau 2 tiếng, tháo khuôn ra và tiến hành gói giò vào vào nhiều lớp lá chuối để bảo quản ăn dần. Nếu bạn không có lá chuối có thể gói bằng một lớp màng bọc thực phẩm và bao quanh lại bằng giấy báo.
  • Mỗi lần ăn chỉ cần dùng dao xắn một khoang giò vừa đủ rồi bọc kín miệng lại bằng lớp vỏ chuối phía ngoài để bảo quản phần còn lại.

Trình bày và thưởng thức

3. Yêu cầu thành phẩm

  • Giò thủ đat là khi miếng giò được gói chắc tay. Về màu sắc, trên nền mỡ trắng ngà là sự đan xen giữa màu phớt hồng của lưỡi heo, sọc trắng của tai heo, màu nâu nhạt của thịt chân giò và màu nâu đậm từ mộc nhĩ. Khi ăn sẽ cảm nhận rõ ràng vị dai giòn sần sật của nấm mèo, tai heo, lưỡi heo. Vị thơm ngon béo ngậy của thịt thủ, thịt chân giò hòa lẫn vị cay tê the the của hạt tiêu khiến người ăn không những không ngán mà còn bắt cơm đến lạ.
  • Để món giò thủ thêm đậm đà ta có thể chấm kèm nước mắm cá cơm truyền thống của Việt Nam. Giò thủ Xuân Hồng và dưa muối củ kiệu chua chua ngọt ngọt được coi là sự kết hợp hoàn hảo không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết.

Yêu cầu thành phẩm

4. Mẹo chọn mua nguyên liệu tươi ngon

4.1. Thịt thủ heo cho cách làm giò thủ Xuân Hồng ngon

  • Để mua được thịt thủ heo ngon thì nên chọn thủ heo có kích cỡ to vừa phải, xương có màu hồng đặc trưng và mùi thơm nhè nhẹ.
  • Không chọn mua đầu heo đông lạnh, có màu tối thâm hay phát ra mùi tanh hôi khó chịu.

Cách chọn mua thịt thủ heo

4.2. Thịt chân giò cho cách làm giò thủ Xuân Hồng ngon

  • Thịt chân giò heo ngon thường là chân trước của heo. Phần thịt ở đây mềm ngọt hơn nhiều so với chân sau.
  • Giò heo ngon có màu hồng sáng bắt mắt, thớ thịt rắn chắc, ấn vào da thấy có sự đàn hồi.
  • Không nên mua giò heo quá to, màu nhợt nhạt, có mùi tanh vì đây là thịt không còn tươi, khi ăn không cảm nhận được vị ngọt.

Cách chọn mua thịt chân giò

4.3. Cách chọn mua tai heo

  • Để giò thủ có độ giòn sần sật không bị giòn cứng thì nên chọn tai heo cỡ vừa không nên chọn mua tai heo già. 
  • Tai heo ngon thường có màu hồng nhạt, không bị thâm đen hay xỉn màu. Ngoài ra, khi ấn vào cảm nhận được độ đàn hồi cao.

Cách chọn mua tai heo

4.4. Lưỡi heo cho cách làm giò thủ Xuân Hồng ngon

  • Nên chọn lưỡi heo có kích thước vừa phải thì ăn sẽ mềm hơn.
  • Nên chọn lưỡi heo có màu sắc đỏ tươi, xuất hiện màu trắng đều ở phần cuống họng.
  • Không nên chọn lưỡi heo có mùi lạ, có vết bầm trên lưỡi vì đây là dấu hiệu của heo bệnh.

Cách chọn mua lưỡi heo

4.5. Cách chọn mua mộc nhĩ

  • Nấm mèo khô ngon có độ lớn to, dày, mặt trên hơi bóng mang màu đen hổ phách trong khi mặt dưới có màu be sữa.
  • Không nên lựa chọn loại nấm có màu đen thẫm hay bị mốc.
  • Đặc biệt phải chú ý đến cách sơ chế để nấm không sản sinh ra độc tố như chỉ nên ngâm nấm trong nước ấm có nhiệt độ 30. Ngâm nước quá nóng hay quá lạnh đều không tốt trong việc làm sạch nấm.

Cách chọn mua mộc nhĩ

5. Mẹo cách làm giò thủ Xuân Hồng chuẩn đẹp

Để giò thủ dễ dàng kết dính với nhau, chúng ta nên tiến hành gói khi thịt còn ấm.

>> Trái đu đủ trị bệnh gì?

5.1. Gói giò thủ bằng khuôn kim loại

Chuẩn bị khuôn ép giò đã được tiệt trùng sạch sẽ và để ráo. Đổ từ từ hỗn hợp thịt còn ấm vào khuôn. Dùng sức nén thật chặt thịt sau đó cho khuôn vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Sau 2 tiếng đem thịt ra gỡ khuôn, ta sẽ được bó giò chắc tay, đều và đẹp mắt.

Gói giò thủ bằng khuôn kim loại

5.2. Gói giò thủ bằng lá chuối

Đổ thịt ra lá chuối đã được rửa sạch và lau khô. Dùng tay kéo hai mép lá và định hình giò lại bằng dây nilong hoặc tre nứa. Đem giò vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 4 tiếng để giò được định hình. 

Gói giò thủ bằng lá chuối

5.3. Gói giò thủ bằng chai nhựa

Lựa chọn chai nhựa có đường kính phù hợp. Rửa sạch lòng chai và lau khô, dùng dao cắt bỏ phần miệng chai và lót trong lòng chai một lớp màng bọc thực phẩm. Đổ thịt vào lòng chao, dùng tay hoặc vật nặng để nén thịt. Đem thịt vào trữ trong tủ mát từ 3 đến 4 tiếng. Sau khoảng thời gian này đem thịt ra và cắt bỏ thân chai, ta sẽ có thành phẩm là bó giò ngon miệng và đẹp mắt.

Gói giò thủ bằng chai nhựa

5.4. Gói giò bằng màng bọc thực phẩm

Việc gói giò bằng màng bọc thực phẩm dễ dàng và đơn giản như gói bằng lá chuối. Theo đó, trải thẳng màng bọc ra bàn, đổ thịt vào. Dùng tay túm 2 mép của màng bọc và lăn đều thịt trên mặt bàn. Chú ý chắc tay trong lúc lăn thịt để bó giò được tròn đẹp. Đem bó giò vào tủ mát từ 2 đến 3 tiếng để định hình.

Gói giò thủ bằng màng bọc thực phẩm

5.5. Gói giò thủ bằng giấy bạc

Chuẩn bị một miếng giấy bạc đủ to. Đổ thịt ra giấy, dùng tay kéo hai mép giấy bạc vào với nhau đồng thời dùng sức định hình cho thịt. Có thể dùng thêm dây nilong để cố định cho chắc. Đem thịt vào để ngăn mát tử lạnh từ 2 đến 3 tiếng.

Gói giò thủ bằng giấy bạc

6. Mẹo bảo quản để giò thủ còn nguyên giá trị dinh dưỡng

  • Sau khi gỡ giò ra khỏi khuôn, chúng ta nên bọc giò trong lá chuối hoặc trong màng bọc thực phẩm và có thêm giấy báo bao ngoài. Điều này giúp giò được bảo quản lâu hơn, tránh sự xâm nhập từ vi khuẩn.

Mẹo bảo quản để giò thủ còn nguyên giá trị dinh dưỡng

  • Mỗi lần ăn, chúng ta sử dụng dao đã được tiệt trùng sạch sẽ, sắn từng khoanh giò và trình bày ra đĩa. Sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc lá chuối bọc kín lại phần giò còn lại để bảo quản.

  • Thông thường việc bảo quản giò dưới ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ giò được tươi ngon trong từ 5 đến 7 ngày. Nếu trữ trong ngăn đông giò có thể được bảo quản lâu hơn từ 10 đến 15 ngày. Do đó, chúng ta nên sử dụng hết thành phẩm trong khoảng thời gian này. Tuyệt đối không sử dụng khi giò xuất hiện chất nhầy, điều đó chứng tỏ giò đã bị thiu.

Bạn cũng có thể tìm thấy bài viết này qua từ khóa: cach lam gio thu Xuan Hong