Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng| Tổng hợp những cách chữa bỏng tại nhà – ADC Foods

Nếu bạn bị bỏng nặng thì phải gọi cấp cứu ngay lập tức để được đưa đến bệnh viện. Bài viết này cung cấp các cách làm giảm đau rát khi bị bỏng nhẹ và làm lành vết thương khi bị bỏng. Vì vậy, trường hợp bị bỏng nặng bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức.

NHỮNG CÁCH LÀM GIẢM ĐAU RÁT KHI BỊ BỎNG NHẸ

1. Cho ngay vết bỏng vào vòi nước sạch

Khi bị bỏng, bạn hãy dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh (nước mát không dùng nước đá) khoảng 15 phút, sau đó tiến hành các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tiếp theo tùy vào tình trạng vết bỏng nhé. Nếu vết bỏng ở vùng khó ngâm, bạn có thể dùng miếng băng gạc thấm nước sạch rồi đắp lên vết bỏng và lặp lại sau vài giờ để giảm cảm giác đau rát.

Khi bị bỏng nhẹ ngay lập tức cho vết bỏng vào rửa dưới vòi nước sạch

Tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho da.

Đây là cách hiệu quả nhất để xoa dịu cảm giác đau rát do vết bỏng và giảm khả năng “ăn sâu” của vết bỏng vào bên trong da.

2. Giảm đau rát cho vết bỏng bằng Vaseline

Vaseline có khả năng giữ ẩm và làm mềm da phù hợp với lớp da đang háo ẩm vì tổn thương do bỏng. Bởi vậy, sáp dưỡng ẩm vaseline thường được sử dụng để làm dịu vết bỏng.

Vaseline giúp giảm đau rát cho vết bỏng

Vaseline thực chất là một sản phẩm dưỡng da. Công dụng chính của em này là dưỡng ẩm vì có kết cấu dạng sáp, khá đặc. Thành phần chính của Vaseline là Petroleum jelly. Petroleum Jelly là sản phẩm hoá dầu được hình thành trong quá trình sản xuất dầu thô. Sau đó, trải qua nhiều lần tinh chế để loại bỏ các tạp chất. Lượng Petroleum Jelly được sử dụng để làm sản xuất Vaseline có nồng độ tinh khiết rất cao.

Chất này khi sử dụng trên da sẽ tạo nên một lớp màng rất ẩm, có khả năng chống lại sự thoát hơi nước, giúp da không bị mất nước. Từ đó, giúp da luôn ẩm, hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn.

3. Chữa bỏng bằng khoai tây

Nếu bạn bị bỏng nhẹ và nhà đang có sẵn những lát khoai tây thì nên dùng ngay nhé. Những lát khoai tây sống sẽ có khả năng làm dịu và chống kích ứng trên da, rất hữu ích cho những vết bỏng nhỏ và nhẹ, đặc biệt là trên tay.

Nếu có sẵn khoai tây, hay dùng nó để chữa bỏng

Bạn hãy sử dụng khoai tây sống, cắt thành lát mỏng và đắp lên vết bỏng trong vòng 15 phút để làm dịu vết thương ngay sau khi bị bỏng.

4. Trị bỏng bằng dầu dừa và nước chanh

Bạn đã bao giờ nghe nói về lợi ích của dầu dừa cho làn da, mái tóc và sức khỏe? Dầu dừa không chỉ được sử dụng cho ngành công nghiệp làm đẹp, mà còn được sử dụng trong việc chữa một số bệnh ngoài da kể cả bỏng.

Dầu dừa và nước cốt chanh giúp giảm đau rát cho vết bỏng

Để chữa vết bỏng do nước sôi gây ra, bạn trộn một ít dầu dừa cùng vài giọt nước chanh rồi thoa lên chỗ bỏng. Dầu dừa giàu vitamin E sẽ kháng viêm và kháng khuẩn, nước chanh sẽ làm mờ vết bỏng. Dung dịch này thực sự không thua gì một loại thuốc trị bỏng nào mà lại luôn có sẵn trong bếp hoặc tủ lạnh.

5. Mật ong trị bỏng

Mật ong có rất nhiều công dụng hữu ích, một trong những số đó là khử trùng vết thương và chữa bỏng hiệu quả. Hãy thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp lên vết thương khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Dùng mật ong chữa vết bỏng

Lúc đầu bạn sẽ có cảm giác đau rát khó chịu nhưng dần dần chỗ vết thương sẽ dịu nhẹ đi và chỉ một thời gian ngắn, chỗ vết bỏng của bạn sẽ lên da non và lành lặn như cũ.

6. Chữa vết bỏng bằng cây lô hội (nha đam)

Chữa bỏng bằng nha đam (lô hội)

Nha đam chữa đau rát và trị bỏng rất hiệu quả. Sau khi rửa qua vết bỏng với nước, bạn cắt 1 miếng nha đam đắp lên, cũng chà nhẹ như với khoai tây để dịch nhờn nha đam thấm vào vết bỏng. Chẳng bao lâu vết thương sẽ mau lành mà bạn cũng không cần dùng đến thuốc đặc trị.

7. Trà đen giúp giảm đau rát do bỏng

Chữa bỏng bằng trà đen

Loại này ngày xưa mình hay dùng nhất do nhà mình có ba với ông hay uống trà, nên sáng này cũng có xác trà. Còn bây giờ thì đa số chúng ta sử dụng trà túi lọc.

Acid tannic trong trà đen sẽ giúp vết bỏng giảm cảm giác đau rát khó chịu. Nếu bạn có sẵn trà thì cho trà vào túi vải rồi quấn lên vết bỏng. Nếu xác trà còn nóng thì cần ngâm với nước lạnh trước khi đắp lên vết bỏng nhé.

8. Giảm đau rát cho vết bỏng bằng giấm các loại

Giấm dùng để chữa vết bỏng rất tiện lợi

Hòa giấm và nước với lượng bằng nhau rồi rửa sạch vết bỏng, sau đó bạn dùng băng gạc thấm dung dịch này rồi băng lại, cứ 2 – 3 giờ thay băng gạc mới một lần. Giấm có tác dụng khử trùng nên sẽ giúp vết thương không bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

9. Lá mã đề

Lá mã đề

Lá cây mã đề cũng có hiệu quả trị bỏng nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.

Bạn cần nghiền nát lá cây mã đề rồi thoa đều lên vết bỏng, sử dụng 1 miếng gạc mềm để quấn quanh vết thương. Sau khi lá khô, thay miếng băng khác.

10. Nước ép hành tây

Nước ép hành tây có chứa hợp chất lưu huỳnh có thể giảm đau và giảm nguy cơ mụn nước cho vết bỏng.

Sử dụng nước ép hành tây để chữa vết bỏng nhẹ

Bạn cắt một miếng hành tây rồi vắt nước lên chỗ bỏng, nhớ là cắt ra phải dùng ngay vì hành tây để lâu sẽ mất đi chất làm giảm đau và ngăn ngừa phồng rộp. Kiên nhẫn làm vài lần trong ngày, vùng da bị bỏng sẽ nhanh chóng hồi phục.

11. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu oải hương chứa chất giảm đau và sát trùng giúp giảm hệ quả xấu từ vết thương bỏng.

Bạn dùng vài giọt tinh dầu oải hương với 1 ly nước, thấm vải mềm vào hỗn hợp sau đó chấm lên vùng bị bỏng nhiều lần. Ngoài ra còn có thể kết hợp tinh dầu này với mật ong để đặt lên vết bỏng vài lần trong ngày.

12. Chữa bỏng bằng lòng trắng trứng

Giảm vết phồng rộp khi bị bổng bằng lòng trắng trứng

Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà hoặc vịt, cho vào chén rồi khuấy đều, sau đó ngâm vết bỏng vào. Hoặc bạn có thể dùng băng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên vết bỏng, một ngày làm khoảng 4 lần, da sẽ nhanh chóng giảm phồng rộp.

13. Giảm đau rát do bỏng với nghệ

Chữa bỏng bằng nghệ tươi

Nghệ giã nát rồi nấu chung với dầu mè hoặc dầu phộng, đợi nguội rồi đổ vào lọ bảo quản khi cần dùng. Nếu bị bỏng, bạn lấy bông chấm dung dịch này rồi thoa lên vết thương. Chỗ bỏng sẽ giảm ngay cảm giác đau rát và không để lại sẹo xấu xí cho da. Đây chính là cách làm giảm đau rát khi bị bỏng hiệu quả mà bạn có thể làm sẵn để dành dùng dần.

14. Thuốc mỡ kháng sinh

Thuốc mỡ kháng sinh dùng bôi khi bị bỏng thường chứa hoạt chất Bacitracin hay Neosporin. Thuốc này được sử dụng khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị vỡ nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau khi bôi lên vết bỏng, có thể dùng băng gạc vô trùng để che lại để tăng hiệu quả.

Dùng thuốc mỡ kháng sinh chữa vết bỏng

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Do đó bạn không nên bôi kháng sinh quá 1 tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc mỡ kháng sinh chỉ được tự sử dụng với bỏng nhẹ. Với phụ nữ có thai hoặc người bỏng nặng đa phần sẽ được yêu cầu phương pháp điều trị khác.

15. Kem silver sulfadiazin 1%

Chữa bỏng bằng Silver Sulfadiazine 1%

Bạc sulfadiazin dùng để phòng và trị nhiễm khuẩn sau khi bệnh nhân hồi sức giảm đau hoặc ghép da. Ưu điểm của kem bạc sulfadiazin là có thể dùng cho vết bỏng cấp độ 3. Tuy nhiên so với các thuốc khác, kem silver sulfadiazin khá kén người dùng hơn. Một số trường hợp không nên dùng thuốc này:

Phụ nữ có thai và trẻ sinh non, trẻ  sơ sinh dưới 2 tháng vì thể làm gia tăng khả năng bệnh vàng da nhân não ở trẻ.

Người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase vì có thể gây thiếu máu tán huyết.

Người bị bỏng diện tích lớn mắc bệnh lý nền: do nồng độ cao có thể tương tác với thuốc khác như thuốc hạ đường huyết, phenytoin.

Trên đây là những cách làm giảm đau rát khi bị bỏng và tự chữa vết bỏng nhẹ tại nhà. Nếu có điều kiện, khi bị bỏng bạn hãy đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị tốt nhất nhé.

KHÔNG NÊN THOA GÌ KHI BỊ BỎNG?

Việc chữa vết bỏng cũng có những kiêng kỵ nhất định do vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng. Sau đây là một số cách không nên dùng khi chữa vết bỏng:

1. Không nên dùng kem đánh răng để chữa vết bỏng

Bôi kem đánh răng vào vết bỏng là cách hay được truyền tai nhau nhất để làm dịu vết phỏng. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy kem đánh răng có hiệu quả. Ngược lại, kem đánh răng không đảm bảo vô khuẩn có thể gây kích ứng chỗ bỏng (miệng chai kem đánh răng thường tiếp xúc với bàn chảy, nếu bàn chảy đánh răng không sạch sẽ làm vi khuẩn bám vào miệng chai kem đánh răng). Nghiêm trọng hơn là nó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng làm vết thương lâu lành.

2. Không dùng Mỡ Trăn để chữa bỏng

Mỡ trăn là mỡ động vật nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Bôi mỡ trăn vào vết bỏng, nhất là những vết thương có nốt phồng rộp bị vỡ có thể gây hoại tử da.

Thông qua bài viết trên, đã giúp bạn trả lời câu hỏi cách làm giảm đau rát khi bị bỏng và ngừa sẹo. Cần lưu ý các thuốc hay dược liệu trên chỉ nên sử dụng để trị bỏng nhẹ tại nhà. Với các vết thương do bỏng cấp độ nặng hơn cần đến bệnh viện điều trị và nhận tư vấn của bác sĩ. Chúc các bạn mau hồi phục vết bỏng của mình.

NÊN ĂN GÌ KHI BỊ BỎNG?

Việc có một tinh thần lạc quan và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp vết bỏng của bạn mau phục hồi hơn, ngăn ngừa các vết sẹo xấu. Sau đây là các loại thực phẩm nên sử dụng theo các giai đoạn của vết bỏng:

1. Giai đoạn đầu sau khi bị bỏng 48 tiếng

Lúc này da bị mất nước do chảy dịch. Vì vậy ở giai đoạn này cần bổ sung nhiều loại vitamin, các thực phẩm chứa nhiều nước. Lượng nước cần hàng ngày 2.500-3.000ml. Với người bị bỏng lượng nước cần gấp 3-4 lần người bình thường, tức là bạn cần uống nhiều nước hơn.

Các bạn cũng có thể thay nước bằng:

  • Trà loãng
  • Sữa, sữa đậu nành,..
  • Nước dưa hấu, nước hoa quả,..
  • Nước đậu xanh sữa
  • Nước atisô
  • Các loại hoa quả tươi khác…

Giai đoạn đầu của vết bỏng

2. Giai đoạn xuất hiện phản ứng viêm sau 48 tiếng

Trong giai đoạn này các bạn cần ăn các thức ăn giàu vitamin, thực phẩm thanh nhiệt, lợi tiểu. Protein cũng nên bổ sung để bù lại lượng chất đã mất, bảo đảm quá trình tái sinh da tốt.

Các thực phẩm nên ăn giai đoạn này gồm:

  • Rau màu xanh sẫm như cải xoong, cải bó xôi…
  • Các loại trái cây thuộc họ cam quýt.
  • Thực phẩm chế biến từ bơ sữa, cà rốt.

3. Giai đoạn phục hồi

Ở giai đoạn phục hồi cần các thực phẩm có nhiều protein chất lượng cao, vitamin, chất giàu trị dinh dưỡng. Nên ăn các loại thịt, cá, sữa, trứng, rau và hoa quả tươi.