Cách làm dưa kiệu thơm ngon cực hấp dẫn cho ngày Tết

Home » Kinh nghiệm

Cách làm dưa kiệu thơm ngon cực hấp dẫn cho ngày Tết

0

cach-lam-dua-kieu

Cách làm dưa kiệu thơm ngon cực hấp dẫn cho ngày Tết

Dưa kiệu chua chua giòn giòn là một món ăn chống ngán cực hiệu quả cho ngày Tết, sau những mâm cỗ đầy thịt cá. Thế nhưng, bạn đã biết cách làm dưa kiệu sao cho giòn ngon đẹp mặt mà không bị hăng chưa? Cùng vào bếp để thực hiện những cách làm dưa kiệu ngâm cực đơn giản và hấp dẫn dưới đây nhé!

Sơ chế dưa kiệu bớt hăng, giòn ngon

Cách muối dưa kiệu chua ngọt này có điểm tương tự như cách muối dưa bắp cải vậy và cũng rất dễ làm. Để muối kiệu chua ngọt, không bị hăng thì khâu sơ chế kiệu cũng khá kì công một chút. Bí quyết để kiệu trắng giòn, không hăng, không ủng nằm ở dưới đây:

Củ kiệu ngâm nước tro trong 10 tiếng, sau đó đem rửa sạch rồi cắt bỏ đi phần lá, lột vỏ bên ngoài ra và giữ lại phần củ trắng. Lưu ý: không cắt phần phạm vào trong ở phần gốc rễ quá nhiều để kiệu khi ngâm không bị ủng, dưa kiệu sẽ hỏng, không còn độ giòn ngon.

cach-lam-dua-kieu-1cach-lam-dua-kieu-1

Bạn chuẩn bị một chậu nước muối loãng lớn rồi đổ các nguyên liệu còn lại tất cả vào ngâm. Sau khoảng 15 – 20 phút, bạn vớt ra mẹt bằng tre.

Sau đó, phơi khô các nguyên liệu trên dưới trời nắng từ 1-2 ngày. Thời gian phơi tốt nhất là giữa trưa, sau khi phơi ban ngày xong thì buổi tối các bạn nên cất vào góc bếp hoặc khu vực nào đó khô ráo trong nhà

Cách làm dưa kiệu chua ngọt

Dưa kiệu là món ăn kèm rất phổ biến trong những ngày Tết. Cách làm dưa kiệu khá phức tạp và mất thời gian. Tuy nhiên, với công thức kiệu chua ngọt đơn giản dưới đây, bạn có thể dễ dàng thực hiện món ăn kèm này cho gia đình vào ngày Tết.

cach-lam-dua-kieu-2cach-lam-dua-kieu-2

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây:

  • Củ kiệu 1 kg
  • Đường 400 gr
  • Giấm ăn 500 ml
  • Phèn chua 1 muỗng cà phê
  • Muối 1 ít

Khác với cách làm dưa leo muối, bạn phải phơi củ kiệu thật khô, khi kiệu đã phơi xong, bạn cho 1 lớp mỏng kiệu ra 1 cái tô lớn sao cho củ kiệu vừa phủ hết đáy tô thì phủ đều 1 lớp đường phía trên, kế đến là 1 lớp củ kiệu rồi đến lớp đường, bạn cứ làm những công đoạn trên đến khi hết số củ kiệu là được.

Bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô củ kiệu lại và ướp kiệu đến khi thấy đường tan hết thì vớt kiệu ra và để lại phần nước đường để nấu nước ngâm kiệu nhé!

Tiếp theo, để nấu nước ngâm kiệu. Bạn cho vào nồi 325ml giấm cùng 275ml nước đường đã ướp kiệu ở bước 3, 300gr đường và nấu trên bếp ở nhiệt độ trung bình nhỏ đến khi đường tan hết thì tắt bếp, nhấc nồi ra và để cho phần nước ngâm kiệu nguội hoàn toàn.

Cách làm dưa kiệu ngâm nước mắm

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều người lại săn lùng các trang mạng để tìm cách làm dưa kiệu ngon. Vậy bạn đã nghe qua công thức làm dưa kiệu ngâm nước mắm chưa? cùng tham khảo nhé!

cach-lam-dua-kieu-3cach-lam-dua-kieu-3

  • 1 kg củ kiệu
  • 2 củ cà rốt
  • 1/2 quả đu đủ xanh
  • 5 trái ớt
  • 1 chén nhỏ nước mắm ngon
  • 1 chén nhỏ đường
  • 1 thìa cà phê muối
  • Thanh tre gài, lọ thủy tinh sạch

Sơ chế nguyên liệu, đu đủ gọt vỏ, thái mỏng vừa, ngâm nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, thái miếng mỏng vừa, có thể tỉa hoa cho đẹp mắt. Ớt rửa sạch, bỏ cuống. Đem kiệu, cà rốt, đu đủ, ớt trái đi phơi nắng 1 ngày cho héo.

Sau đó, cho đường và nước mắm vào nồi khuấy cho tan rồi đặt lên bếp, đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút, tới khi thấy nước sệt lại. Tắt bếp, đợi nước mắm nguội thì hớt bọt nổi lên.

Cho hết các nguyên liệu rau củ đã phơi héo vào lọ thủy tinh rồi đổ nước mắm vào ngập rau củ. Dùng thanh tre gài để rau củ không bị nổi lên rồi đậy kín lọ dưa kiệu. Khi kiệu đã nguội, bạn xếp từng lớp kiệu vào hũ thủy tinh đến khi hết rồi cho toàn bộ nước ngâm kiệu vào và đậy kín nắp lại. Muối kiệu từ 2 – 3 ngày là bạn có thể ăn được rồi đấy!

Lưu ý khi làm dưa kiệu và cách bảo quản

Ngoài cách làm phía trên, bạn cũng nên lưu ý những cách sau để giúp món dưa kiệu được thơm ngon, đẹp mắt hơn và cũng giúp tỷ lệ thành công cao hơn thì hãy tham khảo những cách dưới đây nhé!

cach-lam-dua-kieu-4cach-lam-dua-kieu-4

Cách chọn mua củ kiệu ngon

  • Hiện nay trên thị trường đang bán 2 loại kiệu chính, kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Để phù hợp với món củ kiệu muối chua ngọt, bạn nên chọn mua kiệu Huế với đặc điểm thân nở, củ sẽ khá to, rễ nhiều, lá mảnh, eo kiệu thon, thắt eo rõ ràng, đuôi nối liền thân và có vị hăng nồng.
  • Chọn mua những củ kiểu có kích thước vừa phải và đều nhau, còn tươi xanh, không bị dập nát hay có dấu hiệu ẩm mốc.

Cách bảo quản củ kiệu

  • Thông thường kiệu ngâm nước giấm muối đường như vậy là đã để lâu được rồi. Tuy nhiên nếu để ở nhiệt độ phòng càng lâu kiệu sẽ càng chua, thế nên khi kiệu đã ăn được, bạn nên để trong ngăn mát tủ lạnh để kiệu lâu chua hơn.
  • Sử dụng đũa sạch, khô để gắp kiệu ra. Không dùng đũa dính dầu mỡ, dính thức ăn khác để gắp kiệu vì nó sẽ làm kiệu trong hũ bị hỏng.
  • Trường hợp bạn gắp kiệu ra đĩa mà ăn không hết có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để ngăn mát tủ lạnh, không nên đổ ngược vào trong hũ để bị lây dầu mỡ khi ăn vào làm hỏng kiệu trong hũ.

Trên đây là các cách làm dưa kiệu đảm bảo thành công, giúp kiệu không những giữ được lâu lại giòn ngon, trắng đủ để là món ăn hấp dẫn trên mâm cơm Tết. Đừng quên đem dưa kiệu ra ăn cùng bánh tét hay các món ăn khác sẽ làm bữa ăn ngày Tết thêm phần ngon miệng bạn nhé! Chúc bạn thành công.

5/5 – (1 bình chọn)