Cách làm dưa cải chua miền Nam thơm ngon khó cưỡng

Rate this post

May Blogs sẽ chia sẻ đến các chị em cách làm dưa cải chua miền Nam ngon đúng điệu, đảm bảo ai ăn một lần cũng phải xuýt xoa nhớ mãi.

Dưa cải muối chua là món ăn kèm quen thuộc không thể thiếu trong mâm cơm gia đình của người Việt Nam, đặc biệt chúng rất thích hợp khi hầm cùng cá, xương heo, sườn bò, gân bò,…

Tùy khẩu vị của mỗi người, mỗi vùng miền mà ngày nay có nhiều cách làm dưa cải chua ngọt ăn liền khác nhau. Chẳng hạn như dưa cải chua miền Bắc có vị mặn hơn trong khi dưa cải chua miền Nam lại mang vị đắng nhẹ hết sức đặc trưng.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cải bẹ xanh dùng để muối dưa: 1kg.
  • Nước vo gạo: 1 lít.
  • Đường: 3 thìa canh.
  • Muối hạt to: 2 thìa canh.
  • Hành tím, ớt.
  • Dụng cụ khác: Hũ thủy tinh to đã tiệt trùng, dao, thớt, rổ, chén ăn cơm nhỏ, một miếng phêm bằng tre,….

Cách làm dưa cải chua miền Nam 01Nguyên liệu cần chuẩn bị

2. Công thức cách muối dưa cải chua miền Nam ngon

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

  • Đối với cải bẹ xanh sau khi mua về không nên rửa ngay nước lạnh mà cần đem ra ngoài nắng phơi cho cải héo, sau đó tách riêng thành từng bẹ, rửa sạch sẽ, cắt thành từng khúc vừa ăn, vắt cho ráo nước. 
  • Nếu muối dưa vào những ngày trời không có nắng thì chúng ta tách riêng cải thành từng bẹ, đem rửa sạch, cắt khúc ngắn rồi trần trong nồi nước nóng 70 độ cùng một chút muối, đảo cải thật đều để cải tiết ra bớt tinh dầu hăng sau đó vớt ra vắt cho ráo nước. Việc làm cải héo trước khi muối sẽ khiến món dưa muối của chúng ta được giòn hơn.

>>> Xem thêm: Cách gói bánh ú nhân thịt đơn giản tại nhà.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-02Sơ chế chuyên liệu

Trong lúc chờ cải bẹ ráo nước, chúng ta lột vỏ hành tím sạch sẽ, thái hành thành từng lát mỏng. Rửa và thái thêm ớt nếu các chị em thích món dưa chua của mình có vị cay cay nơi đầu lưỡi.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-03Sơ chế hành tím

Bước 2. Cách ngâm cải chua làm dưa muối chua ngọt tại nhà

  • Đun sôi 1 lít nước vo gạo trên bếp sau đó để nguội còn khoảng 50 độ thì cho 2 thìa muối vào khuấy tan, khi nếm thử thấy nước có vị hơi mặn là đạt.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-04Thực hiện muối dưa cải

  • Bỏ cải bẹ xanh đã được cắt khúc ở trên vào đảo thật đều tay để cải được tắm mình trong dung dịch nước muối. Thêm 3 thìa đường cát, hành tím cắt lát và ớt vào cùng rồi khuấy cho đến khi đường tan hết.
  • Đổ hết dưa cải và nước vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng trước đó. Để đảm bảo dưa không bị hỏng khi tiếp xúc với không khí, ta nên đặt thêm một tấm phêm được đan bằng tre có kích cỡ vừa với miệng lọ thủy tinh rồi cho thêm một bịch nước thường đã cột kín miệng hoặc một chiếc chén ăn cơm nhỏ để nén bên trên.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-05

Đậy kín hũ thủy tinh lại và đem để vào nơi thoáng mát, tránh sự chiếu rọi trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.

Bước 3. Trình bày và thưởng thức thành phẩm

  • Sau 2 ngày dưa đã bắt đầu quá trình lên men nhưng vẫn hơi có vị hăng. Những ai yêu thích vị đắng nhẹ không lẫn đi đâu được của dưa cải chua miền Nam thì có thể thưởng thức luôn cùng một bát cơm nóng hổi còn không thì có thể ăn sau một ngày nữa.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-06Trình bày trong bình thủy tinh sẽ đẹp mắt hơn

Dưa khi muối đạt sẽ có màu vàng bắt mắt, miếng dưa có vị chua chua ngọt ngọt thêm vị cay tê kích thích vị giác nơi đầu lưỡi của ớt. Bạn có thể ăn không để thưởng thức nguyên vẹn vị ngon của dưa cải chua miền Nam.

Ngoài ra, có thể khiến món dưa thêm đậm đà bằng cách chấm với nước thịt kho tàu nhưng ngon nhất vẫn làm chấm với nước mắm cá cơm mằn mặn truyền thống. Ngoài ra, dưa chua miền Nam còn là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ngon Việt Nam như cá chép om dưa, bò hầm cải chua, cơm rang dưa bò,…

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-07Dưa ngon nhất là chấm với nước mắm cá cơm

3. Mẹo bảo quản dưa cải chua miền Nam giòn lâu

  • Để món dưa luôn được vàng giòn, hấp dẫn thì mỗi lần ăn chúng ta chỉ lấy một lượng vừa đủ ra đĩa, vắt sạch nước tránh việc vi khuẩn xâm nhập khi cho chỗ dưa không ăn hết vào lại hũ thủy tinh để bảo quản. Sau mỗi lần lấy dưa luôn đảm bảo tấm phêm và miếng chặn có thể giữ dưa ngập trong nước tránh để dưa bị đổi màu khi tiếp xúc với không khí.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-08Mẹo bảo quản dưa cải chua miền Nam giòn lâu

  • Vì được muối bằng nước vo gạo nên quá trình lên men của dưa cải chua miền Nam sẽ nhanh hơn so với việc muối bằng nước thường. Do đó khi đến một độ chua thích hợp, các chị em có thể bảo quản dưa trong ngăn mát tủ lạnh mà không lo thành phẩm bị mất đi giá trị dinh dưỡng.

>>> Tìm hiểu thêm bài viết: 3 cách làm sữa chua không cần sữa chua cái

4. Dinh dưỡng trong 100g dưa cải chua miền Nam

Dưa cải chua miền Nam được làm bằng phương pháp lên men cho nên hàm lượng dinh dưỡng và lợi khuẩn tăng lên đáng kể.

Trung bình trong 100g dưa cải chua chứa 2g Carb, 4g Chất xơ, 1g Protein tương đương khoảng 27 Calo. Chúng không những không chứa chất béo mà còn giàu Sắt, Vitamin C, K, B6 cùng các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.

Đặc biệt nhờ quá trình lên men mà hàm lượng đường tự nhiên trong dưa cải được giảm đáng kể, thay vào đó là các Axit hữu cơ và Carbon dioxide tốt cho sức khỏe. Tạo điều kiện cho lợi khuẩn Probiotic sinh sôi.

Cach-lam-dua-cai-chua-mien-Nam-09Dinh dưỡng trong 100g dưa cải chua miền Nam là 27 Calo

Như vậy, với những bước đơn giản được trình bày ở trên, May Blogs hy vọng các bạn sẽ làm thành công cho gia đình mình một hũ dưa cải chua miền Nam thơm ngon khó cưỡng.

Mặc dù dưa cải chua mang lại nhiều giá trị sức khỏe như cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cân, giải tỏa căng thẳng, giảm tỷ lệ mắc ung thư. Tuy nhiên, hãy nhớ mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50 gram để hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều gây phù nề cơ thể, căng thẳng động mạch,…

Tìm hiểu thêm: 7 loại salad giảm cân siêu nhanh