Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì, mách mẹ chiêu khiến bé nào cũng thích mê

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì

Tại sao mẹ nên cho trẻ ăn vặt?

Không ít gia đình cho rằng, trẻ ăn vặt thường xuyên sẽ tạo thói quen xấu, gây béo phì. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu lớn, nhất là từ 6 tuổi trở lên, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng nhiều hơn.

Trẻ càng lớn thì thể tích dạ dày càng lớn. Ngoài các bữa chính, các bữa phụ sẽ cung cấp năng lượng cần thiết để trẻ hoạt động, tăng trưởng chiều cao, cân nặng và phát triển não bộ.

Bên cạnh đó, các bé thường xuyên vận động sẽ mau đói. Các món ăn vặt chính là “cứu tinh” tuyệt vời giúp trẻ luôn cảm thấy khỏe khoắn, vui vẻ.

Thời gian bữa phụ lý tưởng là khoảng 2-3 tiếng sau bữa sáng và chiều. Chỉ cần mẹ cho bé ăn các món đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý về thời gian thì ăn vặt sẽ rất tốt cho sự phát triển của bé.

Giá trị dinh dưỡng của bột mì

Bột mì hay còn gọi là bột lúa mì – loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bánh mì.

Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với hầu hết các loại bột. Nó là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền.

Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì). Ngoài ra, bột mì có thể được bổ sung một số thành phần khác vì các mục đích công nghệ như:

  • Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen, hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng thực phẩm thích hợp.
  • Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các acid amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.

Lúa mì là cây lương thực có sản lượng lớn trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa gạo. Tuy nhiên không trồng được ở Việt Nam. Tại Việt Nam có một số nhà máy nhập khẩu lúa mì từ nước ngoài, chế biến thành bột mì để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.

Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mua bột mì ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ khô, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh hay các siêu thị với giá thành tương đối rẻ, chỉ từ 20.000đ – 80.000đ/kg tùy loại.

Thành phần hóa học trung bình của hạt lúa mì

Thành phần Hàm lượng(%) Nước 14-15 Protein 13-15 Chất béo 2,3-2,8 Tinh bột 65-68 Đường trước chuyển hóa 0,1-0,15 Đường sau chuyển hóa 2,5-3,0 Xenluloza 2,5-3,0 Pentoza 8-9 Tro 1,8-2,0

Ngoài ra còn có dextrin, muối khoáng, men và một số chất khác.

Gợi ý món ăn vặt với các loại bánh làm từ bột mì

Bên cạnh những món ăn vặt quen thuộc như trái cây, rau củ quả, phô mai, trứng, sữa chua, MarryBaby mách nhỏ mẹ cách làm đồ ăn vặt từ bột mì với những loại bánh hấp dẫn như bánh quy bơ, bánh rán ngô mix đậu Hà Lan, bánh bột mì trứng sữa…

Những loại bánh này sử dụng nguyên liệu chính là bột mì, kết hợp cùng các loại thực phẩm bổ dưỡng khác. Với cách chế biến đơn giản, dễ làm, chắc chắn mẹ sẽ có thêm nhiều ý tưởng cho cách làm đồ ăn vặt từ bột mì khiến bé thích mê.

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì đơn giản mẹ cần biết

Sau đây là một số cách làm đồ ăn vặt từ bột mì, mẹ có thể tham khảo để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.

1. Cách làm bánh bột mì hấp dẫn: Bánh quy bơ thơm phức

Cách làm đồ ăn vặt từ bột mì

Mách mẹ cách làm đồ ăn vặt từ bột mì đơn giản cho bé với món bánh quy bơ thơm phức, ngọt ngào.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 500g bột mì
  • 100g bơ nhạt
  • 300g đường cát
  • 2 quả trứng gà
  • 100ml sữa tươi
  • 1 thìa cà phê vani

Cách thực hiện