Cách làm dấm táo mèo và những công dụng cực kỳ hay không thể bỏ qua!
Hôm trước mình có đọc bài viết của một mẹ về cách làm dấm táo mẹo thấy rất hay. Hôm nay đi chợ thấy bán mua một ít về để làm nhưng quên mất công thức rồi.
Có mẹ nào biết chỉ dùm.
Có mẹ nào biết chỉ dùm.
Cảm ơn nhiều
Cảm ơn nhiều
Cách làm giấm táo: Lấy 1 cân táo (không chín quá) rửa sạch bằng nước muối hơi mặn nhằm diệt khuẩn, để ráo nước rồi bổ nhỏ ra, để cả hạt, ngâm với 3 lít nước sôi để nguội còn hơi ấm (mục đích là giúp táo chóng chua). Sau đó, cho vào 2 quả chuối tây (để táo chóng lên men), đựng trong lọ thủy tinh bịt kín bằng vải màn (giúp trao đổi khí). Sau 1 tháng thì lọc lấy nước giấm táo, dùng dần. Giấm có màng là tốt; còn thấy như có muỗi bay là hỏng, phải làm lại.
CÁCH LÀM GIẤM TÁO :
1KG Táo : (Táo Tây, Táo Ta đều được, tốt nhất là Táo Mèo =- chỉ rửa sạch Táo, dùng cả vỏ và hột – chính ruột táo có nhưng chất giúp cho mau chuyển hóa thành giấm)., thái nhỏ, xay nát cả quả, cho vào bình thủy tinh với 2,5 lít nước đã đun sôi để nguội, trong vòng 1 tháng sẽ thành dấm.
1/ Cao huyết áp : Mỗi ngày uống 4 cốc nước ép táo hay nho trong hay ngoài bửa ăn, có thêm 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong. Ăn ngô thay cho bột mì và gạo. Kiêng ăn mặn.
2/ Hay chóng mặt : Mỗi ngày 2,3 lần, mỗi lần 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm + mật ong. Sau 15 ngày sẽ giảm, 1 tháng sẽ khỏi.
3/ Đau họng : Mổi giờ súc miệng 1 lần bằng 1 cốc nước có fa 1 thìa giấm + 1 thìa mật ong. Khi bắt đầu đỡ thì 2 giờ 1 lần, sau 12 giờ sẽ khỏi. Nếu có vi trùng Streptocope thì sau 24 giờ cũng khỏi hẵn.
4/ Viêm khớp : Mỗi bữa ăn, uống 1 cốc nước fa 10 thìa nhỏ giấm táo và mật ong đủ ngọt :
– Sau 1 ngày khỏi 20 %.
– Sau 4 ngày khỏi 50 %.
– Sau 1 thang khỏi 70 %.
Rồi sẽ khỏi hẵn kể cả đau đầu, đau gáy.
5/ Đau nhức: Lấy lòng đỏ trứng gà đánh với 1 thìa lớn giấm táo (thìa ăn xúp) và một thìa nhỏ tinh dầu thông ( essence thérébenthine ) bôi lên mặt da chổ nhức và xoa mạnh.
6/ viêm xoang, chảy nước mũi, nước mắt : Mỗi ngày uống vào bữa ăn một cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong và nhai thêm 1 miếng sáp ong (nhả bã). Bài này rất hiệu nghiệm với viêm mũi dị ứng.
7/ Đau bàng quang : Mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong thì nước tiểu sẽ rất tốt.
8/ Viêm thận : (Pyelite) nước tiểu có mủ, hằng ngày đếu đặn trong bữa ăn uông 1 cốc nước co fa 2 thìa giấm táo + mật ong cho đến khi khỏi hẵn.
9/ Mất ngủ, suy nhược mãn tính: Để 1 bình nước fa sẵn 3 thìa nhỏ giấm táo + một tách mật ong cạnh giường ngủ. Trước khi đi ngủ uống 2 thìa nhỏ, thường sau ½ giờ là ngủ được. Nếu sau 1 giờ chưa ngủ được lại uông 2 thìa nữa. Cứ mổi lần thức giấc khó ngủ lại uống tiếp 2 thìa. Thuốc ngủ này lành, có thể dùng tiếp mãi mãi.
10/ Nhức đầu mãn tính : Dùng giấm táo mật ong theo liều lượng thích ứng hàng ngày. Ban đầu, ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ giấm táo + mật ong fa vào 1 cốc nước. Nếu bệnh chưa khỏi thì tăng dần đến khi có hiệu quả.
11/ Béo phì, thừa cân : Đều đặn hàng ngày : 2 thìa giấm tào + mật ong fa vào một cốc nước, uống sau mổi bửa ăn.
12/ Bệnh Zona : Bôi giấm táo nguyên chất lên chổ đau ngày 4 lần, ban đêm 3 lần nữa. Sau khi bôi, đắp giẻ nhúng giấm táo – cảm giác đau sẽ dịu đi, chóng lên da non.
13/ Bớt chàm ngoài da : Lấy giẻ nhúng giấm táo hòa nước lượng bằng nhau đặt lên chàm. Khi nào khô thì thấm lại.
14/ Giãn phồng tĩnh mạch : Mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) lấy giấm táo xát vào chỗ bị giãn. Và mỗi bửa ăn uống 1 cốc nước có fa 2 thìa giấm táo.
15/Chốc lỡ đầu trẻ em : Bôi giấm táo vào nơi có mụn 6 lần 1 ngày (cách 2,3 giờ). Khỏi sau 2, 3 ngày.
16/ Bệnh nấm tóc (teigre) : Hói từng mảng đầu hoặc viêm có vảy. có khi có mủ. Dùng giấm táo xoa nơi có nấm ngày 6 lần cách đều nhau.
17/ Say rượu nặng : Cứ 20 phút uống 6 thìa nhỏ mật ong. Chỉ 3 lần là giã rượu.
18/ Bỏng : Nhúng chỗ bị bỏng vào nước giấm táo + mật ong sẽ giảm đau và tránh khỏi rộp.
19/ Mồ hôi trộm : Trước khi đi ngủ, xoa bóp bằng giấm táo.
Nếu bị nhức đầu kinh niên, mất ngủ, dùng giấm táo hằng ngày với liều lượng cần thiết. Lúc 20h, uống một tách mật ong hòa với nước và mỗi bữa ăn dùng 2 thìa cà phê mật ong.
Giấm táo và mật ong rừng là món ăn, vị thuốc có giá trị dinh dưỡng cao, phòng và chữa được nhiều bệnh. Giấm táo chứa nhiều muối khoáng của trái cây. Mật ong có nhiều loại axit, muối khoáng, có tác dụng diệt vi khuẩn cao như diệt vi khuẩn thương hàn trong 48 giờ; vi khuẩn phó thương hàn A và B trong 24 giờ… Ngoài ra, trong giấm táo, mật ong có nhiều kali (potassium), nó hút nước mạnh giúp làm giảm huyết áp, chữa khỏi chứng chảy nước mắt nước mũi ở người già, thấp khớp, thần kinh không ổn định, căng thẳng.
Sau đây là một số bệnh đã được điều trị bằng giấm táo – mật ong:
Suy nhược mạn tính: Dùng 3 thìa cà phê giấm táo và một tách mật ong, đổ tất cả vào chai cổ rộng, để ở đầu giường. Trước khi ngủ uống 2 thìa cà phê, nửa giờ sau sẽ ngủ được. Nếu chưa ngủ được, uống 2 thìa nữa. Cứ mỗi lần thức dậy, uống tiếp 2 thìa cà phê. Hiệu nghiệm hơn bất cứ loại thuốc ngủ nào.
Tăng huyết áp: Trong bữa ăn, uống một cốc giấm táo hòa với mật ong và nước đun sôi để nguội.
Viêm xoang chảy nước mũi, nước mắt: Người già hay chảy nước mắt, viêm xoang chảy nước mũi: dùng 2 thìa cà phê giấm táo với một giọt dung dịch iốt lugol trong một cốc nước, uống trong bữa ăn. Uống đều từ 1-3 tuần. Sau đó chỉ uống một tuần 2 lần để phòng tái phát. Potassium có tính hút nước như bọt biển, còn nước chanh làm chảy nước mũi. Vì vậy khi chảy nước mắt, nước mũi không được uống nước chanh.
Bệnh zona: Dùng giấm táo nguyên chất bôi ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Hết đau nhanh và chóng thành sẹo.
Phồng, giãn tĩnh mạch: Xát giấm táo vào nơi giãn, sáng và tối. Uống 2 thìa giấm táo với nước, ngày 2 lần.
Chốc lở, nấm tóc: Bôi giấm táo ngày 6 lần, cách đều nhau ở nơi chốc lở, nơi có nấm. Giấm táo có tác dụng sát khuẩn mạnh.
Đái dầm: Cho trẻ uống một thìa mật ong rừng trước khi đi ngủ có tác dụng an thần và giữ lại nước ở tế bào, giúp thận đỡ làm việc nhiều.
Bệnh ho ở người lớn và trẻ em: 2 thìa giấm táo + 2 thìa mật ong + 2 thìa glycerin. Liều lượng nhiều ít tùy tình hình bệnh. Ho ban ngày thì uống ngày 2 lần vào sáng và chiều, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Ho ban đêm thì uống trước khi đi ngủ và một lần nữa vào lúc nửa đêm. Nếu ho nhiều, uống 6 lần một ngày, chia đều từ sáng đến tối.
Bệnh chuột rút: Dùng 2 thìa cà phê mật ong trong mỗi bữa ăn. Sau một tuần thì khỏi.
Đau họng, viêm amidan: Pha một thìa cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm, súc miệng. Còn một ít thì ngậm nuốt từ từ. Mỗi giờ súc miệng và ngậm nuốt một lần. Bắt đầu đỡ thì 2 giờ làm một lần. Sau 24 giờ, bệnh sưng họng do vi khuẩn streptocoques sẽ khỏi. Nếu bị sưng amidan, sau 12 giờ cũng khỏi.
Viêm thận, bàng quang, đái rắt, đái buốt, nước tiểu có mủ: Cho 2 thìa cà phê giấm táo trong cốc nước, uống trong mỗi bữa ăn, dùng đều dặn hằng ngày. Những bệnh khác như suy nhược cơ thể, đau đầu mạn tính, chóng mặt, huyết áp cao hoặc thấp; béo bệu, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, tim ngoại tâm thu… đều dùng giấm táo rất tốt.
Mật ong – thức ăn của vận động viên thể thao: Dùng mật ong vào bữa điểm tâm, cơ thể có ngay được một lượng dự trữ năng lượng từ sáng. Dùng 2 thìa canh mật ong trước thi đấu sẽ đạt thành tích cao hơn. Giữa các hiệp đấu bóng (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền), vận động viên dùng mật ong vào giờ giải lao thì khi vào hiệp 2 họ thi đấu dễ dàng hơn vì chóng lại sức.
Cách làm giấm táo 1: Một cân táo ngâm nước muối hơi mặn khoảng 15 phút để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo. Bổ nhỏ táo, để cả hột, cho 3 lít nước sôi để nguội còn âm ấm với 2 quả chuối tây, đựng trong lọ thủy tinh, bịt lọ bằng vải màn. Sau một tháng lọc lấy nước giấm táo dùng dần. Giấm có màng là tốt. Thấy có muỗi bay ra là giấm hỏng, phải làm lại.
Ở nhà mình cũng có một bình táo mèo to lắm. Mình được người thân trên Sơn La cho. Mình cũng không biết làm nhưng có tò mò hỏi thì thấy bảo rằng: Gọt vỏ( hoặc không cũng được), Cho tỷ lế đường thích hợp vào( Một lớp quả một lớp đường), lớp trên cùng cho đường bằng 3 lần các lớp bình thường. Như thế là OK.
Theo tớ biết thì uống cái này giải nhiệt tốt lắm.
Táo mèo còn gọi là quả Sơn Tra các mẹ cứ Search Goolge là ra nhưng thường chỉ có ở miền núi bọn tớ thui. mẹ nào uống mà như say rượu là do pha đặc quá đấy. Thường pha loãng ra uống như nước mơ ấy. Quả táo mèo hình trứng, khi chín màu vàng lục, ăn có vị chua, hơi chát. Làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Trong Đông y, táo mèo có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn, tăng cường miễn dịch, giảm cholesterol, giúp hạ mỡ máu, rối loạn lipid máu, đại tiện xuất huyết.
Táo mèo – Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên
Cây Táo mèo thường mọc hoang và một số được trồng tại Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, ở độ cao trên 1.000m. Táo mèo phơi khô trong đông y được gọi là Sơn Tra là một vị thuốc quý dùng để chữa bệnh…
tới mùa bọn mình hay thái lát ăn kèm củ đậu chấm chẩm chéo ngon lắm, hết vèo vèo ấy.
Một số bài thuốc chữa bệnh có sử dụng quả táo mèo:
Kích thích tiêu hóa: 200g táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
Chữa rối loạn lipid máu: Táo mèo 50g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Táo mèo bỏ hạt, thái phiến, đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
Giúp hạ mỡ máu: Táo mèo và lá sen, mỗi vị 15g đem sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày. Nghỉ vài ngày lại sắc uống, mỗi liệu trình điều trị là 15 ngày.
Trị chứng đầy bụng: 30g táo mèo phơi khô sắc nước uống thay trà hàng ngày. Dùng trong 3 ngày.
Đặc biệt, quả táo mèo có công dụng rất tốt trong trị bệnh tăng huyết áp và phòng chống tích cực các biến chứng do tăng huyết áp gây ra.
Bài 1: Táo mèo sao đen 12g, thảo quyết minh 12g, hoa cúc trắng 9g. Ba thứ sấy khô, tán nhỏ, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, bình can, giáng áp, nhuận tràng thông tiện, thích hợp cho những người bị tăng huyết áp có kèm theo táo bón kéo dài. Uống trong 10 ngày.
Bài 2: Táo mèo 12g, hoàng kỳ 45g, cát căn 20g, tang ký sinh 20g, đan sâm 30g. Tất cả đem sắc 2 lần, mỗi lần 30 phút, sau đó cô lại còn khoảng 300-400 ml, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ khí hoạt huyết, ích tâm kiện não, phù hợp cho người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn tuần hoàn não (mệt mỏi, khó thở, ngại hoạt động, kém ăn, dễ vã mồ hôi…). Mỗi liệu trình uống trong 15 ngày, nghỉ 20 ngày lại tiếp tục uống.
Bài 3: Sinh địa 200g, táo mèo 500g, đường trắng 100g. Sinh địa rửa sạch, thái lát; táo mèo bỏ hạt, thái phiến. Hai thứ đem sắc trước cho thật nhừ, cho thêm đường rồi đánh nhuyễn thành dạng cao lỏng, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh. Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, dùng cho người tăng huyết áp thuộc thể âm hư, biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, miệng khô họng khát… Uống liên tục trong 20 ngày.
Hôm qua mình lọc bình đấm táo mèo sau khi ngâm 1,5 tháng rồi, chao ôi là thơm nức mũi :LoveStruc:, lão chồng mình đi từ trên tầng xuống còn hỏi ai xịt nước hoa đấy hahaha :Laughing:. MÌnh ngâm có cho thêm 2 quả chuối tây thượng hạng vào nên dấm thơm cực kì. Chắt dấm lần 1 rồi, mình thêm nước vào ngâm lần 2 nữa, 2 kg táo mà mình bổ đôi chỉ cho khoảng hơn 1lít nước nên phải ngâm thêm cho bõ công 🙂