Cách làm chà bông (ruốc) cá thu đơn giản, thơm ngon, bổ dưỡng cho bé
Xé nhỏ cá là một bước vô cùng quan trọng khi học cách làm chà bông cá thu cho bé ăn dặm. Khi cá thu chín đã nguội, bạn hãy rửa tay thật sạch, đeo bao tay rồi tiến hành gỡ lấy phần thịt cá như sau:
-
Dùng tay cẩn thận gỡ bỏ phần xương cá để tách lấy phần thịt cá, đặc biệt lưu ý những vùng nhiều xương nhỏ, vụn
-
Loại bỏ phần da cá còn sót lại
-
Dùng muỗng hoặc nĩa dằm nhẹ cho thịt cá tơi hơn, đồng thời bóp nhẹ để kiểm tra xem có còn xương nhỏ lẫn trong thịt cá hay không.
Nội Dung Chính
Mẹo:
Để chà bông cá thu thơm ngon hơn và không mất đi độ ngọt của cá, bạn không nên xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn thịt cá.
4. Xào cá thu làm chà bông cá thu cho bé ăn dặm
Mẹo:
Một lưu ý nhỏ khi học cách làm chà bông cá thu là bạn nên chuẩn bị một chiếc chảo chống dính có đáy dày để tránh tình trạng thịt cá dính vào chảo khiến ruốc dễ bị cháy.
-
Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo
-
Khi dầu nóng thì cho hành tỏi băm vào phi thơm
-
Khi hành tỏi đã dậy mùi thơm thì vớt bỏ hành tỏi phi, cho cá vào chảo để xào với lửa nhỏ
-
Nêm nước mắm ăn dặm, hạt nêm ăn dặm vào chảo cá thu
-
Đảo đều tay trong khoảng 25-30 phút để phần thịt cá thấm đều gia vị và chín đều, không bị cháy khét
-
Khi chà bông cá thu khô hoàn toàn thì tắt bếp nhưng vẫn đảo đều tay cho đến khi nguội để tránh ruốc bị cháy.
Mẹo:
Trong quá trình xào ruốc cá thu, bạn nên dùng muỗng miết nhẹ hoặc dằm nhẹ để thịt cá bông hơn và ngon hơn. Trong khi dằm cá cũng đừng quên đảo đều tay nhé!
Chỉ với 4 bước đơn giản mà bạn đã biết được cách làm chà bông cá thu cho bé ăn dặm vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng rồi đấy!
>>> Bạn có thể xem thêm: Cho bé ăn dặm đừng quên 10 điều quan trọng này mẹ nhé!
Vì sao nên học cách làm chà bông cá thu cho bé ăn dặm?
Cách làm chà bông cá thu không quá khó, nhưng lại tốn khá nhiều thời gian và công sức trong việc sơ chếvà xào ruốc cá thu. Mặc dù vậy, nếu bạn đủ kiên nhẫn và cẩn thận, chà bông cá thu có thể trở thành một “trợ thủ đắc lực” giúp bạn tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa sáng cho bé ăn dặm đấy!
Việc làm sẵn chà bông cá thu cho bé rồi bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần kết hợp với cơm nắm, cháo… vừa đảm bảo cung cấp một bữa sáng tiện lợi cho trẻ, vừa bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ nữa đấy! Một số chất dinh dưỡng đặc trưng mà cá thu mang lại đó là:
- Omega-3 : Có rất nhiều lợi ích sức khỏe của cá thu đã được chứng minh là có liên quan đến hàm lượng chất béo omega-3 dồi dào của loài cá này. Đặc tính kháng viêm, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tăng trưởng tế bào và thị lực của bé trong giai đoạn đầu đời… là những ví dụ điển hình.
- Vitamin B cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ.
-
Hãy học ngay cách làm chà bông cá thu cho bé ăn dặm ở trên, vì cá thu chứa nhiều selen hỗ trợ chức năng của các cơ quan và bảo vệ chống lại độc tố.
- Protein : 85g cá thu có thể cung cấp khoảng 20g protein, giúp xây dựng và sửa chữa các cơ nạc trong cơ thể.
-
Các khoáng chất khác như canxi , kali và magiê đóng vai trò quan trọng đối với tim, xương, răng, thần kinh và cơ bắp của bé.
-
Một số vitamin khác như vitamin A vitamin D , vitamin K và vitamin E giúp cơ thể trẻ hoạt động tốt.
Những lợi ích này cho thấy chà bông cá thu là một món ăn phù hợp, bổ dưỡng đối với trẻ ăn dặm.
Bạn có thể xem thêm:
Học ngay 5 cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ
Đừng bỏ qua mẹo chọn cá thu tươi ngon khi học cách làm chà bông cá thu
Để làm được một mẻ chà bông cá thu thơm ngon, bổ dưỡng, bạn cần đảm bảo mua được nguyên liệu chính tươi ngon. Vậy, làm sao để chọn mua được cá thu tươi, không bị ươn? Hãy để Hello Bacsi hướng dẫn bạn cách lựa chọn cá thu nhé!
- Nếu bạn mua cá thu tươi sống:
Nếu muốn món chà bông cá thu ngon miệng, chứa nhiều dưỡng chất thì tốt nhất là bạn nên mua cá thu tươi ngoài chợ. Để chọn mua được cá thu sống tươi ngon, bạn nên quan sát kỹ mắt của cá thu. Nếu mắt cá vẫn còn độ trong và lồi nhẹ thì cá thu vẫn còn tươi. Còn nếu mắt cá thụt vào trong, ngả màu đục, hốc mắt to, giác mạc không có độ đàn hồi hoặc bị đổi màu, thì chứng tỏ cá thu đã bị ươn hoặc để khá lâu.
Cách làm chà bông cá thu tươi ngon còn phụ thuộc vào mình cá thu. Nếu bạn quan sát thấy mình cá thu bóng láng, lớp da còn nguyên vẹn, không bị trầy xước hoặc tróc da, thì đó là cá thu tươi. Nếu bạn ấn nhẹ ngón tay vào mình cá và cảm nhận được độ chắc cũng như độ đàn hồi của thịt cá, hãy yên tâm vì đây là cá thu tươi ngon đấy nhé!
- Nếu bạn mua cá thu đông lạnh:
Vì một nguyên nhân nào đó mà bạn không thể tìm mua cá thu tươi sống? Đừng lo, vẫn có một số mẹo giúp bạn chọn mua cá thu đông lạnh tươi đấy!
Chỉ cần chú ý đến lớp da của cá thu, bạn có thể phân biệt được cá thu tươi và cá thu ươn. Nếu cá có lớp da sáng bóng, có độ tươi và có nhớt khi rửa, đó là cá thu đông lạnh vẫn còn tươi. Nhưng nếu cá đã bị xỉn màu, lớp da bị bong tróc và không bóng lên khi đưa ra ánh sáng, rất có thể cá đã bị đông lạnh quá lâu hay thậm chí là đã bị ươn rồi đấy!
Mẹo:
Một mẹo nhỏ khác dành cho bạn đang học cách làm chà bông cá thu đó là cá thu tươi khi cấp đông sẽ mang màu sắc tươi màu hồng đậm hoặc màu đỏ tươi tùy độ tươi của cá, trong khi cá thu bị ươn mang đi cấp đông sẽ có màu nhạt hoặc bị xỉn màu.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ đảm chuẩn bị thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm bao gồm những gì?
Cách bảo quản chà bông cá thu
Không chỉ nên ghi nhớ cách làm chà bông cá thu, mà bạn cũng đừng quên khám phá cách bảo quản chà bông cá thu cho bé đúng chuẩn để giữ ruốc cá thu được lâu nhất có thể.
Bí quyết để bảo quản chà bông cá thu dựa trên 4 yếu tố:
-
Nguyên liệu làm ruốc cá thu: Cần đảm bảo chọn mua cá thu tươi, có nguồn gốc uy tín.
-
Cách đóng gói chà bông cá thu: Sau khi làm ruốc cá thu xong, bạn nên đợi chà bông cá thu nguội hoàn toàn mới tiến hành bỏ vào hũ, đậy kín nắp để bảo quản.
-
Vị trí và nhiệt độ bảo quản hũ chà bông cá thu: Bạn nên đặt hũ ruốc cá thu tại nơi thông thoáng ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm thấp. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn hãy để trong ngăn mát và đậy kín nắp hũ.
-
Cách sử dụng chà bông cá thu: Chỉ mở nắp hũ khi ăn chà bông, không nên mở ra thường xuyên. Nghĩa là, bạn nên hạn chế để chà bông tiếp xúc với không khí. Dùng dụng cụ khô ráo để gắp chà bông. Điều này giúp tránh làm ướt chà bông, gây mốc và dễ hỏng món ăn.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn biết được cách làm chà bông cá thu cho bé vừa đơn giản, vừa bắt miệng, đưa cơm.