Cách làm bánh tráng trộn ngon đơn giản tại nhà để bán

Bánh tráng trộn (tên tiếng Anh là rice paper mix) là món ăn vặt vỉa hè hấp dẫn, ngon được nhiều người ưa thích, phù hợp với túi tiền học sinh, sinh viên. Bánh tráng trộn là sự kết hợp đến từ các nguyên liệu như bánh tráng, xoài xanh, tôm khô, sa tế, muối tôm Tây Ninh, đậu phộng, hành phi, bò khô, trứng cút và rau răm.

bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn là thức quà bình dân “gây nghiện” biết bao người. Ảnh: Internet

Bánh tráng trộn có nguồn gốc từ Tây Ninh và dần lan tỏa đến khắp các vùng miền khác. Đây là món ăn dân dã không chỉ hấp dẫn giới trẻ mà ngay cả người lớn, thậm chí khách du lịch nước ngoài cũng phải tìm mua để thưởng thức.

Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

  • Theo một số nghiên cứu khoa học, thành phần dinh dưỡng trong 100g bánh tráng trộn chứa: 300 calo, 16g chất béo, 33g carbs, 5g protein nhưng lại có tới 94,5% chất bột đường.

Ăn bánh tráng trộn có mập không?

  • Trong 100g bánh tráng trộn có chứa tới 300 calo, đồng nghĩa nếu bạn ăn quá nhiều trong một ngày bạn sẽ tăng cân, mập lên rất nhanh. Ngoài ra trong các nguyên liệu của bánh có chứa các gia vị như muối tôm, sa tế đều chứa nhiều axit béo no không có lợi cho vóc dáng của bạn.
  • Chính vì vậy, để ăn mà không sợ béo, bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn uống sao cho phù hợp, khoa học kết hợp các hoạt động thể dục thể thao thì việc tăng cân không còn là vấn đề khiến bạn quá bận tâm nữa.
  • Ngoài ra, với tính chất khá cay và nóng nên bạn có thể bị nổi mụn, cũng không nên ăn quá nhiều trong một ngày để tránh bị đầy hơi, khó tiêu và không nên ăn vào buổi sáng bởi khi đó cơ thể cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua những thực phẩm lành tính, nhẹ nhàng để hỗ trợ năng lượng cho ngày dài hoạt động.

bánh tráng trộn bao nhiêu calo
Không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn để giữ được vóc dáng như mong muốn. Ảnh: Internet

Ngay dưới đây, DTBTAAu chia sẻ công thức cách làm bánh tráng trộn cùng với cách làm nước sốt ngon, giúp bạn thực hiện món ăn vặt này dễ dàng hơn và đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm.

Cách làm bánh tráng trộn và nước xốt ngon, cực đơn giản

Nguyên liệu

  • 1 gói bánh tráng phơi sương Tây Ninh
  • 1 quả xoài xanh
  • 10 quả trứng cút
  • 3 quả tắc
  • 100g tép khô hoặc tôm đồng loại nhỏ
  • 100g hành lá và hành khô
  • 50g thịt bò khô
  • 50g rau răm
  • 50g ruốc xé nhỏ
  • 50g đậu phộng
  • Gia vị: nước tương, nước cốt me, sa tế ngon loại có nước, dầu màu điều, muối tôm Tây Ninh, tỏi băm, sả băm…

Dụng cụ

  • Dao, kéo, dao bào
  • Dĩa sạch
  • Tô lớn sâu lòng
  • Bao tay nilon

Các bước làm

Sơ chế các nguyên liệu

Chọn bánh tráng tròn, mỏng, dẻo rồi đem cắt thành sợi mỏng, dài.

Trứng cút luộc chín rồi xả qua nước lạnh, cho vào nồi lắc nhẹ để trứng tuột ra. Đây là mẹo nhỏ giúp bóc trứng nhanh hơn và dễ hơn.

Thịt bò khô xé thành sợi nhỏ.

Chọn xoài còn xanh và chua sẽ giúp món BÁNH TRÁNG TRỘN được ngon hơn, sau đó đem gọt bỏ vỏ rồi bào thành sợi.

Rau răm nhặt lấy lá, rửa sạch, để ráo rồi cắt thành đoạn nhỏ.

Đậu phộng đem rang, bỏ vỏ, giã dập.

Tắc cắt đôi, vắt lấy nước cốt. Dùng tắc sẽ có mùi thơm và vị chua nhẹ hơn chanh.

Tép hoặc tôm đồng nhỏ rang khô cho ra chén, để riêng.

Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho hành khô bóc vỏ, cắt lát mỏng vào phi thơm đến khi chuyển sang màu vàng cam thì trút ra chén trộn với 1 muỗng sa tế rồi để nguội.

Hành lá cắt nhỏ, bắc chảo lên bếp cho vào chút dầu ăn, đợi chảo dầu nóng thì cho hành vào đảo vài vòng rồi tắt bếp.

cách làm bánh tráng trộn
Chuẩn bị và sơ chế các nguyên liệu để làm bánh tráng trộn. Ảnh: Internet

Làm nước xốt trộn bánh tráng

Cho nước tương, giấm ăn, đường mỗi thứ 1 muỗng canh vào chén nhỏ, khuấy đều cho tan hoàn toàn.

Ớt, tỏi, sả băm nhỏ cho vào hỗn hợp ở trên rồi trộn đều.

Lấy 1 muỗng canh nước cốt me cùng với đậu phộng giã nhuyễn và muối tôm Tây Ninh cho vào hỗn hợp. Nếu bạn thích ăn cay thì cho thêm nhiều sa tế để vị cay đậm đà.

cách làm nước sốt bánh tráng trộn
Nước xốt là “vũ khí bí mật” để có món bánh tráng trộn thơm ngon. Ảnh: Internet

Trộn bánh

Cho tất cả các nguyên liệu trừ trứng cút đã chuẩn bị vào 1 tô lớn sâu lòng kèm cả nước sốt vừa làm rồi mang bao tay trộn đều tất cả nguyên liệu lên. Sau đó cho đậu phộng và rau răm vào, đảo đều lên và cuối cùng cho trứng cút vào là xong.

bánh tráng trộn ngon nhất sài gòn
Trộn đều bánh trong tô. Ảnh: Internet

Trình bày và thưởng thức

Cho thành phẩm ra đĩa rồi cùng người thân thưởng thức món Bánh Tráng Trộn thơm ngon, dai dai, càng ăn càng ghiền.

Bánh tráng khi trộn xong phải ngấm đều gia vị, khi ăn có vị ngọt tự nhiên từ bánh tráng, chua chua của xoài, cay cay của thịt bò khô và rau răm, bùi bùi của đậu phộng rang, beo béo của trứng cút.

làm bánh tráng trộn sa tế ngon đơn giản
Bánh tráng trộn tự làm vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Internet

Lưu ý

  • Nên chọn loại bánh tráng dai để khi trộn không bị bở.
  • Để món ăn đậm vị, bạn cho ít dầu ăn nóng vào sa tế và nước tương trộn bánh cùng nước xốt.
  • Món này ngon nhất là ăn liền sau khi trộn xong, bánh vẫn giữ được độ giòn dai và không bị nát.
  • Nếu chưa ăn liền thì để các nguyên liệu riêng, lúc nào ăn mới bắt đầu trộn.

Cách bảo quản bánh tráng trộn?

Với bánh chưa qua chế biến như bánh tráng me, hành phi, bơ, sa tế, muối tắc,… bạn bảo quản bằng cách:

  • Bảo quản nơi khô ráo sạch sẽ, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nơi có quá nhiều hóa chất, ẩm ướt.
  • Không bảo quản trong tủ lạnh vì trong môi trường lạnh sẽ khiến bánh tráng khô cứng, giòn vỡ, không được dai ngon như lúc ban đầu.
  • Với bánh đã trộn rồi nên dùng vung nồi che đậy tránh sự xâm nhập của côn trùng.
  • Với bánh đã tẩm ướp sẵn nên cột kín miệng nếu không dùng hết.
  • Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, tránh dùng sản phẩm đã hết hạn.

Với loại bánh đã trộn sẵn như bánh tráng trộn truyền thống, bánh tráng cuốn,… nếu muốn để qua đêm thì bảo quản riêng các nguyên liệu. Trừ bánh tráng thì các nguyên liệu khác nên được bảo quản trong tủ lạnh.

Nếu đã trộn rồi thì bạn không nên để qua đêm vì như vậy bánh sẽ biến chất, không tốt cho sức khỏe.

bánh tráng trộn mỡ hành muối tôm
Bánh tráng đã trộn rồi không nên để qua đêm. Ảnh: Internet

Bánh đa nem có làm được bánh tráng trộn không?

  • Hoàn toàn có thể làm bánh tráng trộn bằng bánh đa nem vì bánh tráng là tên gọi xuất xứ từ miền Nam. Bánh có nguyên liệu từ tinh bột và công đoạn chính khi làm bánh là được tráng mỏng rồi phơi khô, còn ở miền Bắc thì được gọi là bánh đa nem.

Bà bầu trước và sau sinh có ăn được bánh tráng trộn không?

  • Bà bầu khi ốm nghén, nếu quá thèm thì nên mua tại những địa chỉ có uy tín, biết rõ nguồn gốc nguyên liệu và quy trình làm. Tốt hơn hết là bạn nên tự mua nguyên liệu về làm để đảm bảo vệ sinh.
  • Nên ăn với lượng vừa phải để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, không nên ăn khi đói vì trong nguyên liệu có chứa nhiều vitamin C như xoài, tắc… sẽ gây cồn cào ruột cho bà bầu.
  • Còn trong thời gian mẹ cho con bú, không nên ăn quá cay sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bé có vấn đề như bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng.

bà bầu sau sinh nên hạn chế ăn bánh tráng trộn
Bà bầu nên ăn bánh tráng trộn với lượng vừa phải. Ảnh: Internet

Như vậy, chỉ với vài bước cực đơn giản và không mất quá nhiều thời gian là bạn đã có thể tự tay hoàn thành cách làm bánh tráng trộn siêu ngon lại an toàn vệ sinh ngay tại nhà rồi. Ngoài ra, để biết thêm nhiều công thức làm bánh ngon hay các món ăn ngon, bổ dưỡng khác, bạn hãy để lại thông tin vào form đăng ký dưới đây hoặc gọi về số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Chúc các bạn thực hiện thành công.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

6 bình chọn

{{#error}}

{{error}}

{{/error}}
{{^error}}

Cảm ơn bạn đã bình chọn!

{{/error}}

Lỗi! Xin vui lòng kiểm tra đường truyền mạng và thử lại.