Cách làm bánh tráng trộn không cần muối tôm
Một trong những món ăn rất được yêu thích của giới trẻ nói riêng và mọi người nói chung là bánh tráng trộn. Bánh tráng trộn cũng có nhiều cách chế biến khác nhau tạo nên hương vị và sức lôi cuốn riêng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách làm bánh tráng trộn không cần muối tôm:
1. Tìm hiểu về bánh tráng trộn
Bánh tráng trộn được biết đến là loại bánh có nguyên liệu làm từ bột gạo, để đem được đến một hương vị riêng mà không ở đâu có được thì chúng phải được trải qua sương sớm. Được đem đến kết hợp cùng muối Tây Ninh và để được thấm gia vị bánh tráng trộn còn được kết hợp cùng với nhiều nguyên liệu khác nhau.
Màu vàng đặc trưng là thành phẩm của vùng đất nhiều nắng và gió, khi được thử chúng ta sẽ được cảm nhận mùi vị mặn mòi của biển cả vừa lạ lẫm vừa quen thuộc. Cũng chính vì thế, Bánh tráng trộn được gọi đến với cái tên đầy quen thuộc và gắn với vùng biển Tây Ninh là “Bánh tráng trộn Tây Ninh”.
Thành phần của Bánh tráng trộn được trở nên phong phú, đa dạng phù hợp với khẩu vị của nhiều người và được trở nên yêu thích qua nhiều thời gian. Tùy vào mỗi vùng khác nhau mà nguyên liệu làm bánh tráng trộn cũng sẽ khác nhau. Nhưng chủ yếu chúng ta có thể kể đến như: rau dăm, sa tế, lạc rang, khô bò, trứng cút, nộm xoài, hành phi…
Từ vị béo ngậy của hành phi, bùi bùi của lạc rang cho đến chua, cay, mặn, ngọt của các nguyên liệu kết hợp với bánh tráng dai mềm, tất cả những hương vị này sẽ cùng nhau hòa quyện để đem đến cho thực khách những cảm nhận vô cùng khó quên. Đây là món quà vặt này được nhiều người yêu thích: từ học sinh, sinh viên đến công nhân, dân văn phòng, ai cũng có thể thưởng thức bánh tráng trộn với niềm đam mê và yêu thích cuồng nhiệt.
2. Bánh tráng trộn bao nhiêu calo
Để trả lời được cho câu hỏi “Bánh tráng trộn bao nhiêu calo” thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên liệu để làm nên một bịch bánh tráng trộn.
Những thành phần thường có trong bánh tráng trộn gồm: bánh tráng, xoài, hành phi, rau răm, đậu phộng, trứng cút, tép khô (ruốc), khô bò. Bên cạnh đó còn có một số gia vị đi kèm như nước khô bò, sa tế, muối. Tùy theo từng nơi sẽ có những cách trộn bánh tráng khác nhau. Điều này khiến chúng ta không thể xác định chính xác bánh tráng trộn bao nhiêu calo.
Theo ước tính thì trung bình trong 100g bánh tráng trộn chứa hàm lượng dinh dưỡng sau:
- 16g chất béo
- 33g carbs
- 5g protein
Vậy 100g bánh tráng trộn chứa bao nhiêu calo? Câu hỏi này được trả lời là 300 calo và hơn nữa bánh tráng trộn lại chứa tới 94.5% chất bột đường. Bên cạnh đó, có nhiều nguyên liệu khác như bơ, khô mực, khô gà… sẽ chiếm nhiều calo hơn nữa và lượng calo trong một bịch bánh tráng sẽ tăng lên.
3. Ăn bánh tráng trộn có tăng cân không?
Nhiều người đặc biệt là giới trẻ và các chị em phụ nữ luôn hỏi rằng “Ăn bánh tráng trộn có béo không?” bởi đây là món ăn vặt luôn được yêu thích và luôn được mọi người ăn đến. Để duy trì sức khỏe, duy trì vóc dáng hay hoạt động bình thường trong một ngày ở một người trưởng thành thì họ cần tiêu hao hoặc đốt cháy 1.800 – 2.000 calo.
Khi chúng ta nạp vào một bịch bánh tráng trộn 100g đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào 300 calo hay thậm chí là 500-600 calo tùy vào nhiều nguyên liệu khác nhau. Bên cạnh đó còn nhiều loại thực phẩm chính trong ngày.
Một bịch calo bạn nạp vào có thể nói gần bằng 1/3 tổng lượng calo cho phép trong mỗi bữa ăn. Có thể nói, bánh tráng trộn là là loại thực phẩm giúp ta tăng cân nhanh chóng là một điều chắc chắn.
Bánh tráng trộn còn chứa nhiều chất béo, tinh bột thậm chí không có chất xơ bên cạnh việc nhiều calo và tăng cân nhanh chóng. Chúng ta sẽ dễ dàng bị dư thừa mỡ, chất béo và tinh bột nếu như ăn quá nhiều bánh tráng trộn mà không nạp vào nhiều thực phẩm dưỡng chất. Bánh tráng trộn được đánh giá là rất khó tiêu và không cố lợi đối với vóc dáng khi chứa nhiều axit béo no là một loại chất béo đã bão hòa rất khó tiêu
Từ những điều trên chắc hẳn bạn cũng đã biết bánh tráng trộn sẽ khiến bạn tăng cân và béo lên một cách nhanh chóng nếu như ăn quá nhiều và không kiểm soát được. Qua thời gian dài sẽ bị nhiều hiện tượng như oxy hóa và không tốt cho sức khỏe khi các chất trong bánh tráng trộn kết hợp cùng với ớt bột, nước để lâu. Vì vậy, chúng tôi khuyên rằng nếu như trong quá trình giảm cân hay có nhiều bài tập yoga về cơ thể thì không nên ăn bánh tráng trộn.
Nội Dung Chính
4. Cách làm bánh tráng trộn không cần muối tôm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lượng bánh tráng gạo vừa đủ ăn, lựa loại bánh gạo dai dai cũng như bánh không bị nát.
- Tép khô, khô bò (nếu có).
- Hành phi, lạc rang.
- Xoài xanh (nên lựa quả chua chua).
- 3 quả quất hoặc 2 lát chanh.
- Ớt bột, muối ớt, dầu điều.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy bánh tráng đã mua và cắt chúng thành nhiều sợi có độ dài vừa ăn.
- Tiếp theo cho bánh tráng vào trong một cái tô lớn rồi cho một ít sa tế cùng dầu điều vào. Sa tế và dầu điều chính là nguyên liệu để chúng ta thay thế bằng muối tôm.
- Thêm các nguyên liệu như muối ớt, tép khô, khô bò, hành phi vào trong tô rồi tiếp tục trộn đều lên.
- Vắt quất hay chanh cho vào để các sợi bánh mềm và thấm vị cũng như, bánh có thêm vị chua.
- Bước tiếp theo bạn cho xoài đã được bào thành sợi vào trộn cùng, nêm nếm cho các gia vị chuẩn vừa miệng lại lần nữa.
- Bước cuối, bạn cho đậu phộng rải đều lên trên bánh tráng vừa trộn là có thể ăn được.
Lưu ý: Với những bạn đang trong giai đoạn giảm cân, có thể ăn bánh tráng trộn với điều kiện cho ít lại các nguyên liệu như hành phi, dầu điều, tôm khô, sa tế nhằm hạn chế tối đa hàm lượng calo có trong món ăn. Vì theo các chuyên gia, việc ăn bánh tráng trộn ít dầu mỡ sẽ tốt cho sức khỏe cũng như cân nặng.
5. Lưu ý khi chọn mua nguyên liệu
Bánh tráng:
Khi bạn chuẩn bị bán bánh tráng trộn mỡ hành thì việc tìm mua nguyên liệu làm bánh tráng trộn quan trọng nhất vẫn là các loại bánh tráng. Bánh tráng có nhiều loại như bánh tráng cắt sẵn thì dùng làm bánh tráng trộn mỡ hành.
Bánh tráng cắt sẵn thì chia ra làm 3 loại : bánh tráng gạo sấy khu vực tỉnh vùng sâu và vùng xa thường mua vì giá bán ở dưới đó khá rẻ. Bánh tráng loại 1 thì giá bán dưới 15k/bịch bánh tráng cần mua vì chất lượng tốt chỉ có khuyết điểm duy nhất là có vụn khoảng 0,5 kg trên 1 bao bánh 5kg. Cao cấp hơn giá bán cao hơn 15k/bịch bạn có thể sử dụng bánh tráng cắt sẵn.
Các loại đồ khô:
Trong bánh tráng trộn thì các loại đồ khô được ăn kèm cũng là một điều không thể thiếu. Vì có giá thành rẻ nên khô bò và khô gà được mua nhiều trên thị trường, hai loại này có chất lượng và mùi vị khá giống nhau và mỗi lần sử dụng chúng ta cần phải bóp cho tơi ra.
Bên cạnh đó, khô mực có hương vị đặc trưng và có nét riêng của biển cả, cùng với sự dẻo dai, đậm đà của khô bò hoặc khô gà và cảm nhận về độ tươi xốp sẽ đem lại cho chúng ta cảm nhận vị đặc biệt hơn của bánh tráng trộn. Đậu phộng rang,ruốc sấy và hành phi thì nên chọn loại ngon vì nó tạo ra vị bùi và béo chính cho bịch bánh tráng trộn.
Bên cạnh đó, hành phi, nước sốt, xoài thái lát mỏng được xem là “linh hồn” của món bánh tráng này. Hành phi ngầy ngậy kết hợp cùng sự cay nồng, đậm đà của nước sốt và xoài, tất cả sẽ tạo nên một hương vị riêng mà bạn không nên bỏ qua.
6. Cách làm bánh tráng trộn không cần muối tôm
6.1 Bánh tráng Minh Hằng (Quận Đống Đa)
Nếu yêu thích bánh tráng trộn, bánh tráng cuộn, bánh tráng nướng ở Hà Nội thì không thể không biết đến quán Bánh tráng trộn cô Hằng (Minh Hằng) nằm ở phố 2D Khâm Thiêm. Bánh tráng trộn “full topping”: xoài, khô bò, khô gà, trứng cút… Tuy nhiên nếu ăn liền thì hơi cứng, bạn cần trộn đều và đợi một lúc cho bánh thấm gia vị với mềm thì ăn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Một trong những món ngon ở quán cô Hằng chính là bánh tráng cuộn với 3 loại sốt: sốt bơ, sốt mayonnaise và sốt me, trong đó với mình sốt mayonnaise là ngon nhất. Bánh tráng nướng to và nhiều nhân cứ như một chiếc pizza vậy. Nếu đã đến đây thì đừng quên thử hết cả 3 loại bánh tráng ở đây luôn nhé!
Địa chỉ: 2D Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội
Giờ mở cửa: 13h00 – 23h00
Giá tham khảo: khoảng 20.000 – 35.000 VND/phần.
6.2 Quán Tina Trần Bistro (Quận Đống Đa)
Tina Trần Bistro nằm ở cuối hẻm 33 Chùa Láng, quán bán tại nhà nên không gian nhỏ xinh và ấm cúng. Bánh tráng trộn ở đây chỉ 15.000 đồng/phần, bao gồm các loại topping cơ bản: trứng cút, xoài và rau. Điểm cộng của Tina Trần Bistro là bánh không bị vón cục mà lại rất mềm và ngon.
Bên cạnh bánh tráng trộn, quán còn có nhiều món ăn vặt khác như: bắp xào, cút nướng, cút lộn xào me, bánh tráng nướng,… và các loại nước uống: nước khoáng, sữa đậu nành, tắc xí muội, si rô đá bào…
Địa chỉ: Ngõ 33 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Giờ mở cửa: 15h00 – 22h00
Giá tham khảo: khoảng 15.000 – 25.000 VND/phần
6.3 Bánh tráng Sài Gòn (Quận Hoàn Kiếm)
Bánh tráng Sài Gòn nằm ở vỉa hè với không gian khá hẹp, giá cả vừa phải thích hợp cho các bạn học sinh, sinh viên. Bánh tráng trộn nhiều trứng, bánh tráng cuộn vừa to vừa mềm còn bánh tráng nướng thì giòn tan. Nếu tan học về còn muốn la cà hàng quán thì đừng quên ghé Bánh tráng Sài Gòn ở số 3 Nguyễn Siêu nhé!
Bên cạnh các loại bánh tráng trộn còn có: nước sấu, tắc me, tắc xí muội,… Ăn bánh tráng xong làm một ngụm nước sấu thì còn gì bằng?
Địa chỉ: 3 Nguyễn Siêu, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ mở cửa: 09h30 – 22h00
Giá tham khảo: khoảng 20.000 – 25.000 VND/phần
6.4 SamFood (Quận Thanh Trì)
SamFood gây ấn tượng bởi không gian quán được decor theo phong cách trẻ trung, hệ thống đèn vàng tạo cảm giác ấm cúng. Các món bánh tráng ở đây cũng khá đa dạng: bánh tráng sa tế, bánh tráng tôm cay, bánh tráng gà cay, bánh tráng cuốn, bánh tráng trộn,… Ngoài ra còn có các loại cơm cháy và 5 loại nước giải khát: sâm hoa cúc, bí đao, đào hạt chia, xí muội và dừa tắc.
Địa chỉ: 15 Ng. 66A P. Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Trì, Hà Nội
Giờ mở cửa: 10h00 – 24h00
Giá tham khảo: khoảng 15.000 – 25.000 VND/phần.
Tham khảo thêm về Bún thịt nướng bao nhiêu calo tại: Bún thịt nướng bao nhiêu calo | Ăn nhiều có tốt không?
Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã trả lời câu hỏi “Cách làm bánh tráng trộn không cần muối tôm”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang…).
5
/
5
(
1
bình chọn
)