Cách kê khai thuế thu nhập cá nhân theo quý và tháng 2023

hướng dẫn kê khai thuế thu nhập cá nhân

——————————————————————————————-
 

Căn cứ theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Thông tư 80/2021/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Lưu ý: Bài viết này Kế toán Thiên Ưng hướng dẫn kê khai thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (Tức là hướng dẫn kế toán trong Doanh nghiệp cách kê khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc theo quý cho nhân viên trong Công ty.)

—————————————————————————————
 

– Trước khi kê khai thuế TNCN cho nhân viên các bạn phải xác định xem DN mình thuộc đối tượng kê khai thuế TNCN

theo tháng

hay

theo quý.

-> Tiếp đó là

phải tính được

số thuế TNCN phải nộp của tất cả nhân viên, người lao động 

(Kể cả lao động thử việc, thời vụ, cộng tác viên, hợp đồng lao động dài hạn …)

-> Cụ thể như sau:

—————————————————————–

 

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

 
1.

Các loại thuế thuộc loại khai theo tháng

, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng,

thuế thu nhập cá nhân

.
  

Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì được lựa chọn khai theo quý.

 
2.

Các loại thuế khai theo quý

, bao gồm:
b) Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đối với tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý khai thay cho người nộp thuế có tài sản bảo đảm.
c) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế TNCN, mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó

thuộc diện khai thuế GTGT theo quý

lựa chọn khai thuế TNCN theo quý

;
   Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và lựa chọn khai thuế TNCN theo quý.

Như vậy:


Thuế TNCN là loại khai

theo tháng

(Tất cả các DN sẽ phải khai theo tháng)

.
Nếu DN thuộc diện khai thuế GTGT

theo quý

-> Thì

được lựa chọn khai thuế TNCN theo quý

.

 —————————————————————

 

Tiêu chí khai thuế GTGT theo Quý như sau:

 

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định như sau:

 
1. Tiêu chí khai thuế theo quý
a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:
  a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế GTGT theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên nếu

có tổng doanh thu

bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của

năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống

thì được khai thuế GTGT theo quý.

  – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.
  – Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

  a.2) Trường hợp người nộp thuế

mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh

thì

được lựa chọn khai thuế GTGT theo quý

.
  ->

Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm

đã đủ 12 tháng

sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

 
b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau:
  b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế TNCN theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 nêu trên nếu

đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý

thì

được lựa chọn khai thuế TNCN theo quý.

  b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định

một lần kể từ quý đầu tiên

phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng

ổn định trong cả năm dương lịch.

 
2. Người nộp thuế có trách nhiệm

tự xác định

thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.
a) Người nộp thuế đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định

trọn năm dương lịch.

b) Trường hợp người nộp thuế

đang thực hiện khai thuế theo tháng

nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý

và lựa chọn chuyển sang khai thuế theo quý thì

gửi văn bản đề nghị

quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đề nghị thay đổi kỳ tính thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp

chậm nhất là 31 tháng 01

của năm bắt đầu khai thuế theo quý

, Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuế thì người nộp thuế tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch.
 
c) Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ tháng đầu của quý tiếp theo. Người nộp thuế không phải nộp lại hồ sơ khai thuế theo tháng của các quý trước đó nhưng phải nộp Bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.
 
d) Trường hợp cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cơ quan thuế phải xác định lại số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số người nộp thuế đã kê khai và phải tính tiền chậm nộp theo quy định. Người nộp thuế phải thực hiện khai thuế theo tháng kể từ thời điểm nhận được văn bản của cơ quan thuế.

Như vậy:


a) Nếu là DN đang hoạt động mà có

Tổng doanh thu 

năm trước liền kề

từ 50 tỷ đồng trở xuống

thì

được khai thuế GTGT theo quý

=>

Được lựa chọn khai thuế TNCN theo quý

.

– Xác định 1 lần kể từ quý đầu tiên và áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

Ví dụ

Năm 2022 Công ty kế toán Thiên Ưng có doanh thu 20 tỷ => Như vậy năm 2023 Cty được kê khai thuế GTGT theo quý.

-> Điều đó đồng nghĩa năm 2023 Công ty được lựa chọn khai thuế TNCN 

theo quý

.

b) Nếu là DN mới thành lập

 thì

được lựa chọn khai thuế GTGT theo quý.

(Tức là

được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo quý

)

  -> Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm

đã đủ 12 tháng

sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

Ví dụ 1: 

Công ty Kế toán Thiên Ưng thành lập 

tháng 01/2022

 thì 

năm 2022

 Cty thực hiện khai thuế GTGT 

theo quý.

   

-> Công ty căn cứ vào doanh thu của 

năm 2022

 

(lý do: 

đủ 12 tháng

 của năm dương lịch

để xác định

 năm 2023 

thực hiện khai thuế GTGT tháng hoặc quý.

Ví dụ 2: 

Công ty A thành lập 

tháng 8/2022

 thì 

năm 2022, 2023

 doanh nghiệp thực hiện khai thuế GTGT 

theo quý

.
    -> Cty căn cứ vào 

doanh thu của năm 2023

 (

đủ 12 tháng của năm dương lịch

) để xác định năm 2024 thực hiện khai thuế theo tháng hoặc quý.
 

 ——————————————————————

Không phát sinh thuế TNCN có phải nộp tờ khai không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ->

Thì kể từ ngày 30/10/2022 quy định như sau:
 
Điều 7. Hồ sơ khai thuế
3. Người nộp thuế

không phải nộp hồ sơ khai thuế

trong các trường hợp sau đây:
“e) Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó

không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

của đối tượng nhận thu nhập.”
 

Như vậy

:

Kể từ ngày 30/10/2022 nếu Doanh nghiệp không không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân -> Thì không phải nộp Tờ khai thuế TNCN tháng quý đó.

Có nghĩa là:

  – Nếu trong tháng/quý đó mà

không có người lao động phải nộp thuế TNCN

-> Thì

không phải nộp

Tờ khai thuế TNCN tháng/quý đó.

  – Nếu trong tháng/quý đó có người lao động

phải nộp thuế TNCN

(dù là 1 người) -> Thì

phải nộp

Tờ khai thuế TNCN tháng/quý đó.

————————————————————————

 

2. Xác định số thuế TNCN khai

theo quý

như thế nào?

– Trường hợp DN kê khai thuế TNCN theo tháng thì đơn giản rồi: Trong tháng đó phát sinh như nào thì các bạn kê khai như vậy thôi.
 

Ví dụ

: Tháng 1 Cty trả lương cho 5 nhân viên -> Thì các bạn tính thuế, rồi kê khai cho toàn bộ 5 nhân viên đó vào kỳ kê khai thuế tháng 1.

– Trường hợp doanh nghiệp khai thuế TNCN

hàng quý

và toàn bộ người lao động đều thuộc diện khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến thì số thuế TNCN của quý được xác định bằng 

tổng số thuế TNCN đã khấu trừ theo biểu lũy tiến của

từng tháng cộng lại

(Công văn số 78393/CT-TTHT ngày 4/12/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội)


———————————————————————————————–
 

Tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu 05/KK-TNCN.

(Dù theo

tháng

hay theo

quý

đều dùng mẫu này nhé)

 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

=> Trên phần mềm HTKK đã quy định rất rõ về việc này. Khi mở tờ khai các bạn chỉ cần chọn kỳ kê khai là theo tháng hoặc theo quý là xong nhé.

cách kê khai thuế TNCN

Chi tiết về cách lập Tờ khai thuế TNCN trên HTKK, cách nộp qua mạng thuedientu.gdt.gov.vn như thế nào …

=> Chi tiết xem tại đây nhé

:

 

————————————————————————

 

4. Thời hạn nộp Tờ khai thuế TNCN tháng/quý:

Căn cứ theo Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

 
1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:
  a) Chậm nhất là

ngày thứ 20

của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
  b) Chậm nhất là

ngày cuối cùng

của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Như vậy:

– Thời hạn nộp Tờ khai thuế TNCN theo tháng: Chậm nhất là

ngày thứ 20

của tháng tiếp theo.

Ví dụ:

Kế toán Thiên Ưng kê khai thuế TNCN theo tháng: -> Hạn nộp Tờ khai tháng 12/2022 chậm nhất là ngày 20/01/2023.

– Thời hạn nộp Tờ khai thuế TNCN theo quý: Chậm nhất là

ngày cuối cùng

 của tháng đầu của quý tiếp theo.

Ví dụ:

 

Kế toán Thiên Ưng kê khai thuế TNCN theo Qúy: -> Hạn nộp Tờ khai quý 4/2022 chậm nhất là ngày 31/1/2023

Xem thêm:

Lịch nộp các loại cá báo thuế

.


 

 ———————————————————————–

 

5. Thời hạn nộp Tiền thuế TNCN tháng/quý:

Căn cứ theo Điều 55 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định về Thời hạn nộp thuế:

1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế

chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

.
  Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Như vậy:

– Thời hạn nộp tiền thuế

cũng là thời hạn nộp tờ khai thuế TNCN

nếu có phát sinh số tiền thuế TNCN phải nộp.

Ví dụ:

 

Kế toán Thiên Ưng kê khai thuế TNCN theo Qúy: -> Hạn nộp Tờ khai quý 4/2022 chậm nhất là ngày 31/1/2023 

-> Đây là cũng là hạn nộp tiền thuế quý 4.

———————————————————————————-

Xem thêm:

Quy định về chứng từ khấu trừ thuế TNCN


———————————————————————————

Công ty kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công.

 

Nếu bạn muốn học cách kê khai thuế tháng/quý, xác định chi phí được trừ – không được trừ, Quyết toán thuế cuối năm … Có thể tham gia: Khóa 

học kế toán thuế

 thực tế chuyên sâu.

———————————————————————