Cách hóa giải khi không dùng bàn thờ Thần Tài nữa chuẩn
Nội Dung Chính
Không dùng bàn thờ Thần Tài nữa thì xử lý thế nào là nỗi băn khoăn của khá nhiều người. Cách xử lý như thế nào khi không dùng để thờ cúng nữa. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cách hóa giải khi không dùng bàn thờ thần tài đúng phong thủy để không phạm phải những điều đại kỵ
1, Ý nghĩa của bàn thờ thần tài ông địa
Nếu ông Địa được biết đến là vị thần hộ mệnh, có nhiệm vụ cai quản vùng đất, vùng trời, phù hộ con người, gia súc. Mang đến cho con người cuộc sống no đủ, yên bình và bội thu. Thì Thần Tài lại là vị thần cai quản tiền bạc, của cải, tài lộc và là dấu ấn đặc trưng của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Người ta thường thờ chung hai vị trong một bàn thờ, việc cúng bái được diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, vào những ngày lễ tết thì việc thờ cúng càng được chú trọng hơn.
Đặc biệt, đối với những gia đình buôn bán, kinh doanh, việc thờ cúng các vị Thần Tài – Thổ Địa như lời thỉnh cầu, mong muốn được các vị Thần phù hộ. Giúp công việc làm ăn ngày càng thuận lợi, gia chủ phát tài và vượng khí đầy nhà!
Thực hiện việc cúng bái, sáng sớm khi vừa mở cửa hàng, văn phòng; chủ kinh doanh hoặc nhân viên thường thắp hương cầu khẩn giúp gia chủ mua may, bán đắt.
Không dùng bàn thờ thần tài nữa thì làm thế nào?
Dưới đây là các bước hóa giải khi không dùng bàn thờ thần tài nữa chuẩn phong thủy:
Bước 1: Chọn ngày
Bước đầu tiên khi bắt đầu loại bỏ bàn thờ Thần Tài là lựa chọn ngày đẹp để hóa giải. Việc thờ cúng và thờ phụng các vị trong thời gian dài đã tạo ra mối quan hệ mật thiết về nơi ăn chốn ở của mình.
Chính vì thế, khi thay “nhà” cho các vị cần chọn lựa ngày kỹ càng nhằm tránh hóa giải vào những ngày phạm đại kỵ, thoát lộc.
Ngày đẹp để thực hiện việc hóa giải nên chọn theo phong thủy và mệnh tuổi của gia chủ. Ngày này được tính theo lịch âm, thường là các ngày mùng 1 hoặc ngày 15 hàng tháng.
Bước 2: Chuẩn bị bài khấn giải
Sớ cúng để giải ban Thần Tài, các bạn có thể sử dụng nội dung trong bản Văn khấn cổ truyền Việt Nam.
Bước 3: Sắm lễ vật
Việc sắm sửa và chuẩn bị vật phẩm cho buổi lễ có ý nghĩa quan trọng nhằm thể hiện sự kính trọng, biết ơn của các vị thần linh. Cụ thể:
- Hoa tươi
- Một đĩa gồm: Gạo, muối, rượu trắng
- Mâm ngũ quả tươi 5 loại
- Trầu cau, nước trong: lễ vật này có thể thêm nếu gia đình bạn có thờ bà Cô ông Mãnh. Gia chủ vẫn có thể dùng vật phẩm này khi gia đình không thờ bà Cô ông Mãnh.
- Hương đèn/nến
- Giấy đinh giấy tiền
- Xôi, giò
Bước 4: Hóa đồ thờ và ban thần tài
Như đã nói, ngày tốt thường được lựa chọn thường rơi vào mùng 1 hoặc ngày rằm 15 âm. Trước khi thực hiện buổi lễ hóa giải ban thờ, gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ Thần Tài.
Trong ngày làm lễ, vật phẩm được gia chủ chuẩn bị đầy đủ. Khi tiến hành:
- Gia đình vái lạy 3 lễ trước bàn thờ.
- Khấn xin các vị cho phép hóa giải ban thờ Thần Tài
- Kính cẩn xin mời các vị về thụ lễ.
- Mời các ngài chọn nơi ở mới và nhận thực hiện nhiệm vụ mới.
- Sau khi hương tàn, mọi người hóa giấy tiền giấy đinh. Đồng thời, mang lễ vật cúng tế và ban thờ thả trôi sông. Với các đồ vật bằng gỗ, gia chủ nên đem đốt tất cả để thả trôi sông.
Bước 5: Hóa hoặc chuyển bát hương
Gia chủ cần lưu ý nên tránh hóa nhầm bát hương của những khu vực thờ cúng khác.
Khi nhang đã cháy hết, gia chủ đem chân hương hóa chung với giấy đinh giấy tiền sau hành lễ. Bát hương cũng được thả trôi sông cùng với bộ bàn thờ.
Trường hợp chuyển ban thờ qua nhà mới, gia chủ sắp mâm lễ cúng để tạ ơn trời đất trước đó một ngày.
Trong ngày chuyển nhà, chủ nhà đứng trước bộ bàn thờ vái 3 vái và khấn xin thần linh, gia tiên chuyển về nơi thờ tư mới. Lưu ý cũng cần đọc rõ địa chỉ, số nhà,…thông tin để ông bà, thần linh biết đến!
>>> Xem thêm: Hướng kê bàn thờ thần tài
Trên đây là các bước hóa giải khi không dùng bàn thờ thần tài nữa. Theo đó, các bạn có thể tham khảo và áp dụng trong những trường hợp cần thiết nhé!