Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp tính và nộp thuế TNDN, kế toán hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Sử dụng tài khoản gì?
Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại lớp học kế toán thực tế tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
>>>> Xem thêm: Nội dung, kết cấu và cách định khoản tài khoản 421
1. Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là TK 3334
a. Nội dung: Tài khoản này phản ánh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và tình hình tăng, giảm khoản thuế đó.
b. Kết cấu:
-
Bên Nợ:
– Nộp thuế TNDN vào NSNN
– Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
-
Bên Có:
– Số thuế TNDN phải nộp
– Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp
-
Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có
– Số dư bên Nợ: Số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
– Số dư bên Có: Số thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.
2. Đối tượng phải nộp thuế TNDN và các đối tượng được miễn thuế
Đối tượng phải nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định(sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
-
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài( sau đay gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
-
Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
-
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định củ pháp luật Viết Nam
-
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Như vậy, tất cả các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở ở Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngòai có phát sinh thu nhập ở Việt Nam đều là đối tượng nộp thuế TNDN.
Trường hợp được miễn thuế
Theo điều 17 và Điều 18 chương IV, luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp
“Điều 17. Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm
1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%.
2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo.
Chính phủ quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức thuế suất và thời gian áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này.
Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.
Chính phủ quy định cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại và thời gian miễn thuế, giảm thuế cho từng trường hợp quy định tại Điều này.”
3. Cách định khoản thuế thu nhập doanh nghiệp
a. Khi tính thuế TNDN
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp.
b. Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112
c. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
-
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tậm nộp hàng quý trong năm, thì ghi số chênh lệch:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
-
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thu nhập doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112
d. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:
-
Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
-
Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
Hiện tại trung tâm Lê Ánh có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu ở Hà Nội và TPHCM, nếu bạn quan tâm đến các khoá học này, vui lòng truy cập website: www.ketoanleanh.vn để biết thêm thông tin chi tiết.