Cách gói bánh chưng tết 2021 đơn giản | Ý nghĩa bánh chưng tết

Ngày tết nguyên đán là phải có bánh chưng ngon. Dù bạn có đi đâu, làm gì, mỗi dịp Tết đến xuân về ai cũng nôn nao trở về gia đình, cùng nhau quây quần gói chiếc bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh bếp lửa đầy than hồng.

Bánh chưng là món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết âm lịch, là linh hồn của dân tộc Việt từ xa xưa đến nay. Những tinh hoa của đất trời tạo nên chiếc bánh như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối, lạt mềm,… mang đến mùi hương thơm lừng tỏa ra hòa quyện hương lá dong, gạo nếp, cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt ba rọi trong chiếc bánh chưng, tất cả tạo nên một hương vị Tết. Người Việt ta vẫn gọi bánh chưng là “tinh hoa ẩm thực Việt“

 

Để gói được những chiếc bánh chưng mang hương vị Tết truyền thống, hãy áp dụng ngay cách gói bánh chưng dưới đây và chỉ cần khéo ay một chút, bạn sẽ tự tin thể hiện cho gia đình vào dịp Tết Tân Sửu 2021 này rồi.

bánh chưng tết tân sửu 2021

Nguồn gốc của bánh chưng

 

Bánh chưng Tết xuất hiện từ thời vua Hùng Vương thứ 6 nước ta. Nhân dịp giỗ tổ, vua Hùng đã truyền chỉ cho các con của mình “người nào tìm được lễ vật hợp ý nhà vua sẽ được vua cha truyền lại ngôi”.

 

Các Hoàng tử ngày đó người lên rừng, người xuống biển, ai ai cũng tìm sản vật quý hiếm, sơn hào hải vị để cống vua. Duy nhất chỉ có hoàng tử Lang Liêu – vị Hoàng tử thứ 18 từ lâu mất mẹ, là người con nghèo khó nhất, chàng rất lo lắng vì mình không có khả năng tìm kiếm những món đồ quý hiếm như các anh.

 

Rồi một đêm Lang Liêu nằm mơ gặp 1 vị thần đến bảo “Trời đất không có gì quý bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho trời và đất, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ”. Khi dâng lên vua, vua khen ngợi hết lời và đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Và từ đó, cứ vào mỗi dịp lễ Tết, người dân thường nấu bánh chưng, bánh dày để cúng trời đất và trở thành phong tục cho đến nay.

sự tích bánh chưng

Ý nghĩa bánh chưng ngày Tết

 

Mọi người vẫn biết đến bánh chưng là món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên đán của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết rằng bánh chưng còn có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Bánh chưng mang nét đẹp văn hóa

Theo truyền thuyết Lang Liêu, bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Từ xưa, nền văn hóa lúa nước dân tộc Việt Nam vốn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thiên nhiên. Chính vì vậy, bánh chưng xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết để thể hiện sự biết ơn đất trời, cầu mong mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

 

gói bánh chưng tết 2021

Bánh chưng có ý nghĩa tinh thần đặc biệt

 

Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc hình ảnh cả gia đình cùng quây quần bên nhau gói chiếc bánh chưng hay ngồi canh nồi bánh sôi sùng sục trên bếp lửa đầy than hồng, thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái Tết sẽ không trọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, công việc có bộn bề nhưng 1 chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

 

Thông thường, các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 Tết đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả và ông bà, cha mẹ, các con cháu cùng xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết đến. Nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

 

Bánh chưng tốt cho sức khỏe

 

Bánh chưng là một món ăn rất bổ dưỡng, với các nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh và thịt heo, bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể.

 

Cụ thể đậu xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp bánh chưng có vị thanh mát cân bằng với độ béo của thịt và nếp. Bên cạnh đó, gạo nếp cung cấp lượng tinh bột, bổ sung năng lượng và gạo nếp còn là một thực phẩm rất tốt cho gan.

 

 

Điểm qua các loại bánh chưng thường biết đến

 

Bên cạnh bánh chưng xanh truyền thống thì bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gạo lứt nếp cẩm, bánh chưng nếp nương, bánh chưng gấc đỏ, bánh chưng cốm, bánh chưng gù,… là những “loại bánh chưng cải tiến” mới được nhiều gia đình Việt ưa chuộng.

 

Hướng dẫn cách gói bánh chưng ngon

 

Để gói được bánh chưng ngon, chặt, lâu bị hỏng đòi hỏi sự kỳ công trong phần chọn nguyên liệu, cách gói cũng như cách luộc ở thời gian hợp lý đảm bảo bánh dẻo, giữ được lâu, thơm ngon. Cùng tìm hiểu cách để gói được những chiếc bánh chưng thơm ngon, xanh và dẻo sau đây nhé!

 

Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng

 

– Lá để gói: lá gói bánh chưng gồm có lá chuối hoặc lá dong. Thường là lá cây dong tươi, chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Lá dong rửa sạch và dùng khăn lau khô và cắt phần sông lá.

 

– Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.

 

– Gạo nếp: gạo nếp thường dùng gạo có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn. Nhiều người ưa chọn nếp Cái Hoa Vàng hay nếp Nương.

 

Gạo nếp ngâm từ 6-8 tiếng, hoặc ngâm qua đêm, ngâm xong vo sạch rồi để ráo nước.

 

– Đỗ xanh: đỗ phải được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ,… sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành.

 

Đậu xanh ngâm nước khoảng 2 tiếng, rửa sạch, bỏ hạt xấu, trộn đều với 1 thìa muối, nấu chín.

 

Đậu chín, lấy muỗng tán thật nhuyễn trộn đều với 1 muỗng cafe tiêu. Dùng tay nắm đậu thành hình tròn.

 

– Thịt: là thịt lợn, chọn lợn ỉ được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba rọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.

 

Để gói được bánh chưng ngon, chặt, lâu bị hỏng đòi hỏi sự kỳ công trong phần chọn nguyên liệu, cách gói cũng như cách luộc ở thời gian hợp lý đảm bảo bánh dẻo, giữ được lâu, thơm ngon

 

Cách gói bánh chưng tết 2021 bằng tay không cần khuôn

 

Bước 1:

Dùng một chiếc mâm, đặt lạt xuống mâm theo hình chữ thập. Đặt 2 chiếc lá dong lên mặt nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau (mặt kém xanh đặt phía trong). Đặt tiếp 2 lá vuông góc với lượt đầu (mặt kém xanh úp xuống phía dưới).

 

Bước 2:

Cho 1 bát gạo đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm.

 

Bước 3:

Lấy nửa phần đậu xanh nhấn nhẹ xuống, lấy 2 miếng thịt lợn rải đều vào giữa bánh, úp nửa phần đậu xanh còn lại lên trên miếng thịt. Gạt đều đậu xanh sao cho nhân đậu xanh bao quanh được hết miếng thịt.

Đổ thêm một bát gạo nếp lên nhân để gạo nếp phủ kín nhân.

 

Bước 4:

Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên trái và bên phải vào cho thật chắc tay, phần thừa gập vào bên trong. Tiếp theo, bóp hai bên mép phần đầu và cuối của bánh, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông.

 

Bước 5:

Buộc 2 cái lạt song song đầu tiên với nhau để giữ cho bánh chặt và không bị rớt ra. 2 lạt sau, buộc vuông góc với 2 lạt trước.

Cách gói bánh chưng tết 2021 bằng khuôn

 

Bước 1:

Xếp 4 lá dong giống như xếp để gói bằng tay, 2 lá dưới úp mặt phải xuống, 2 lá trên ngửa mặt phải lên. Úp ngược khuôn trong lên chính giữa lá.

 

Bước 2:

Dùng lá dong gói chiếc khuôn lại như gói bánh chưng bằng tay ở trên.

 

Bước 3:

Khi lá dong đã được gấp thành một hình vuông vức, dùng khuôn ngoài đặt bao quanh khuôn trong rồi mở lá và nhấc khuôn trong ra.

 

Bước 4:

Cho nguyên liệu gói lần lượt vào phần khuôn lá đã được định hình. Đầu tiên là 1 bát con gạo nếp được dàn đều là khắp khuôn, rồi đến đỗ xanh, thịt đã ướp. Tiếp tục một lượt đỗ, một lượt gạo rồi gói lá lại thật gọn gàng, kín đều bánh theo các nếp gấp đã có.

 

Bước 5:

Sau khi gói xong, dùng một tay giữ phần lá để cố định đồng thời nhẹ nhàng lấy khuôn bánh ra. Sau đó dùng 4 chiếc lạt buộc chặt bánh. Bạn nhớ cài phần lạt thừa vào các lớp lạt để chiếc bánh được gọn gàng.

cách gói bánh chưng tết bằng khuôn

Cách nấu bánh chưng

 

Rải cuống lá dong thừa xuống dưới kín đáy để bánh không bị cháy, xếp bánh chưng vào nồi theo chiều thẳng đứng và 2 mặt đẹp của bánh quay vào nhau. Đổ nước cao hơn mặt bánh càng nhiều càng tốt. Khi luộc nước cạn bớt thì lại đổ thêm nước sôi vào để luôn duy trì lượng nước cao hơn mặt bánh, thỉnh thoảng trở những chiếc bánh ở trên để bánh chín đều hơn. Thời gian luộc bánh chưng trong khoảng 11- 12 tiếng.

 

Cách bảo quản bánh chưng

 

Sau khi nấu chín, vớt bánh ra rửa bánh qua nước lạnh cho sạch nhớt. Đặt bánh lên 1 mặt phẳng, dùng một vật nặng đè lên trên ép bánh trong vài tiếng để cho bánh ra bớt nước và chặt lại (không nên đè quá nặng sẽ làm bánh bị bục).

 

Treo bánh nơi mát và thoáng gió hoặc để nguyên lá gói vào tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó, phần mặt cắt, lấy giấy nilông bao kín lại. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại.

 

Lá bánh phải rửa kĩ và để ráo nước hoặc gói bằng lá dong đã được luộc rồi thì bánh để được lâu hơn.

 

Muốn để bánh chưng được lâu cần lưu ý các cách bảo quản để bánh không bị mất hương vị thơm ngon

Mua bánh chưng ngon ở đâu Hà Nội

 

Mua bánh chưng ở đâu ngon, chất lượng và đảm bảo vệ sinh là câu hỏi của nhiều người tiêu dùng. Bởi vì ai sống ở Hà Nội lâu năm cũng đều biết, thật khó để có thể nấu bánh chưng trong không gian nhỏ hẹp của đô thị.

 

Nhắc đến loại bánh đặc biệt này, thật thiếu sót nếu không nhắc thương hiệu Đỗ Gia – một thương hiệu bánh chưng đã đi khắp mọi miền đất nước Việt Nam.

 

Bánh chưng Đỗ Gia đã có từ trước năm 1945, thời Pháp đô hộ phát triển và duy trì đến nay. Sau hơn 80 năm, món bánh chưng truyền Đỗ Gia đã rất nổi tiếng trên cả nước và được nhiều người biết đến bởi sự thơm ngon và ẩn chứa hương vị đặc trưng xứ Bắc đến khó tả.

 

 

Gói bánh chưng tết tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ  cùng nhau đón Tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.

 

Tết sắp đến rồi, nhà bạn đã chuẩn bị gói bánh chưng chưa? Hi vọng cách gói bánh chưng tết 2021 trên sẽ giúp gia đình bạn có những chiếc bánh chưng xanh thật ngon cho Tết này.

 

Nhân dịp năm mới xuân Canh Tý 2021 bánh chưng ngon Hà Nội kính chúc quý khách hàng một năm mới có đường công danh thuận lợi, tài vận khả quan, vợ chồng hòa hợp và sức khỏe dồi dào.