Cách gói bánh chưng sum vầy ngày Tết –

Bánh chưng là một món không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt, thể hiện lòng thành kính dân lên các bậc tổ tiên cầu mong mọi sự an lành trong năm mới đến. Cách gói bánh chưng khá khó nên không phải ai cũng có thể gói được những chiếc bánh chưng vuông vắn, đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách gói bánh chưng bằng tay và bằng khuôn giúp bạn có những chiếc bánh chưng thật ngon, đẹp cho ngày Tết.

 

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết Nguyên đán

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Gạo nếp: Chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, hạt to tròn đều, mới thu hoạch vào vụ mùa.

– Đỗ xanh: Bạn nên chọn loại đỗ mới, ruột vàng, bở, hạt mẩy để giúp phần nhân bánh thêm thơm ngon, đậm đà. 

– Thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn: Không nên chọn miếng thịt quá nạc, chọn phần thịt đan xen tỉ lệ nạc mỡ vừa phải để tránh làm khô phần nhân bánh.

– Gia vị: Muối, hạt tiêu.

– Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ không quá già, không quá non, khổ rộng vừa phải, đều nhau, không bị rách, có màu xanh mướt.

– Lạt buộc: Lạt được chẻ từ ống giang, mỏng, mềm, dẻo dai.

– Khuôn gói bánh (nếu trường hợp gói bánh chưng bằng khuôn)

– Lá giềng

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để gói bánh chưng

Sơ chế nguyên liệu

Bước 1: Lựa chọn những lá dong to đẹp để gói ngoài, những lá bé hơn để làm lá lót bên trong. Rửa lá với nước sạch và lau khô. Dọc bớt phần cứng ở sống lá.

Bước 2: Ngâm đỗ xanh trong nước khoảng 2 tiếng, sau đó đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Cho thêm một thìa muối, trộn đều rồi mang đồ chín. Lúc đỗ còn nóng dùng muỗng đánh cho đỗ tơi nhuyễn rồi nắm thành từng nắm có kích vừa phải.

Lưu ý: Bạn cũng có thể để nguyên đỗ sống đã ngâm cho nở, vớt ráo nước và xóc muối để gói.

Bước 3: Lá giềng thơm rửa sạch, thái nhỏ và cho vào cối xay lấy nước.

Để hạt gạo ở nhân bánh có màu xanh mướt và mùi thơm đặc trưng, bạn cần ngâm nó trong nước cốt lá giềng đã chế biến sẵn từ 3-4 tiếng trước khi gói bánh.

Bước 4: Thịt heo rửa sạch, thái miếng to và dài. Cho toàn bộ thịt chuẩn bị sẵn vào 1 tô nhỏ. Nêm đều hạt tiêu, bột canh trong khoảng 30 phút – 1 giờ trước khi gói.

Các bước gói bánh chưng không cần dùng khuôn

Bước 1: Gấp lá

Đặt 2 lá dong to vuông góc với nhau, đặt mặt phải (màu xanh đậm) úp xuống dưới. Sau đó, bạn đặt tiếp 2 lá dong vuông góc với nhau nhưng mặt phải hướng lên trên.

Bước 2: Thêm gạo, đậu xanh, thịt lợn. Cho 1 bát gạo vào giữa phần lá đã xếp rồi lấy một nửa nắm đỗ cho lên trên gạo, ấn nhẹ để phần nhân trũng xuống. Đặt 1 – 2 miếng thịt vào giữa phần đỗ rồi cho nốt nửa phần đỗ còn lại lên miếng thịt.

Đổ 1 bát gạo nếp lên trên phần nhân, dùng tay san ra sao cho gạo phủ kín nhân đỗ và thịt.

Bước 3: Gói bánh

Dùng tay gấp phần lá dong bên phải và bên trái thật chắc tay, phần mép lá thừa đem cắt đi hoặc có thể giấu vào bên trong. Bóp 2 bên mép (phần đầu và phần cuối) của bánh chưng rồi gấp lại. Vừa gấp vừa vỗ nhẹ để bánh tạo thành hình vuông.

Sau đó, lấy 2 lạt buộc song song với nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bị bung. Tiếp theo, bạn buộc tiếp 2 chiếc lạt vuông góc với 2 lạt trên (phần lạt thừa cuốn vào trong hoặc cài vào cho gọn).

Cuối cùng bạn dùng tay ấn 4 góc của bánh chưng để bánh chặt và vuông vắn.

Các bước gói bánh chưng vuông vắn không cần dùng khuôn.

Cách luộc bánh chưng ngon

– Khi luộc bánh, bạn xếp phần cuống thừa của lá dong xuống đáy nồi để khi luộc không bị cháy bánh.

– Xếp bánh thẳng đứng vào nồi sao cho các bánh khít lại với nhau.

– Đổ nước ngập bánh và luộc trong khoảng 10 – 12 giờ và phải đảm bảo mức nước trong nồi luôn ngập bánh. Cứ 1 giờ bạn lại kiểm tra 1 lần, nếu thấy nước bị giảm thì cần bổ sung thêm.

Vớt và bảo quản bánh chưng

– Khi chín, bạn vớt bánh chưng vuông ra ngoài rồi thả vào chậu nước lạnh, lấy khăn lau sạch phần nhựa của mặt ngoài bánh.

– Xếp bánh ra mâm rồi đặt thêm một chiếc mâm có vật nặng đè lên trên để ép bánh chưng ra nước, giúp bánh chắc, mịn và phẳng đều.

Vào ngày Tết, bánh chưng thường được làm với số lượng lớn. Một phần để ăn lâu dài, một phần để làm quà cho con cháu mang đi xa. Do vậy nhu cầu bảo quản để bánh chưng không bị mốc, hỏng, ôi thiu luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bánh chưng truyền thống có thời hạn bảo quản khoảng 10 ngày. Con số này có thể bị giảm đi nếu bạn thực hiện sai các bước khi gói như lá chuối lau chưa khô hay ướp thịt bằng mắm. Để bánh có thể sử dụng trong thời gian dài, cách duy nhất là để chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Khi dùng có thể đem luộc lại vài phút.

Bên cạnh đó, nếu muốn bảo quản bánh chưng lâu hơn, bạn có thể dùng hút chân không và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào những ngày lễ Tết của nhiều gia đình Việt Nam. Bánh chưng mang đến hương vị Tết gần hơn với chúng ta. Nếu không thể gói bánh chưng bằng lá dong thì vẫn có cách gói bánh chưng bằng lá chuối thay thế mà vẫn đảm bảo được chất lượng thành phẩm ra lò.

 

Xem thêm:
=> Cách gói bánh Tét Tết ngon miền Tây siêu đẹp và đơn giản (kèm ảnh)