Cách gói bánh chưng ngày Tết thơm ngon, đậm đà bản sắc Việt
Bánh chưng là một trong những món ăn truyền thống trong dịp Tết của người Việt. Giống với bánh Tét, đặc trưng của ngày Tết miền Nam, bánh chưng là đặc trưng văn hóa ngày Tết tại miền Bắc. Cùng Bazanland tìm hiểu nét văn hóa gói bánh chưng ngày Tết trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc của món bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng và bánh tét ngày Tết là hai loại bánh truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Bánh chưng đã có nguồn gốc từ rất lâu đời, bắt đầu xuất hiện từ thời vua Hùng thứ 6. Theo truyền thuyết để lại thì bánh chưng là một trong 2 loại bánh mà vị hoàng tử thứ 18 Lang Liêu – người con bị ghẻ lạnh, dâng lên vua cha nhân ngày thờ cúng tổ tiên.
Dù chỉ là một loại bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh, lá dong, thịt heo nhưng mang đậm những ý nghĩa lớn lao. Nhưng đây là những tinh hoa của đất trời, được gói ghém khéo léo vừa tượng trưng cho đất trời vừa thể hiện tấm lòng biết ơn đến công đức to lớn của bậc sinh thành. Chính lần dâng lễ vật này, mà vị hoàng tử 18 đã được vua cha truyền lại ngôi báu.
Xem thêm: Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết đối với người Việt Nam
Từ đó, gói bánh chưng trở thành phong tục ngày Tết truyền thống của người dân Việt Nam vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Một chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày Tết thể hiện lòng hiếu thuận, sự kính trọng của con cháu với công đức sinh thành, dưỡng dục của tổ tiên.
Nguyên liệu cần có cho món bánh chưng
Để gói bánh chưng ngày Tết chuẩn hương vị, thơm ngon, đậm đà thì khâu chuẩn bị nguyên liệu cần được thực hiện cẩn trọng. Những nguyên liệu cần thiết cho một chiếc bánh chưng chuẩn hương vị truyền thống là:
- Lá dong
- Lạt tre
- Gạo nếp
- Đậu xanh
- Thịt ba chỉ
Cách gói bánh chưng ngày Tết thơm ngon, hấp dẫn
Sau khi đã chuẩn bị được tất cả những nguyên liệu như trên, chúng ta tiền hành gói bánh chưng. Hãy thực hiện gói bánh chưng ngày Tết theo các bước sau đây:
Bước 1: Sơ chế lá dong và lạt tre
Lá dong và lạt tre sau khi mua về cần được sơ chế sạch sẽ trước khi gói bánh chưng ngày Tết. Đây là công đoạn bạn không nên bỏ qua, bởi lá dong, lạt tre không được rửa sạch có thể khiến bánh chưng bị mốc về sau.
- Lá dong sau khi rửa sạch, dùng dao nhỏ để lọc bớt cuống lá để lá mềm dễ gói hơn. Nếu lá dong quá cứng, giòn, hãy hấp một chút để lá mềm hơn.
- Lạt tre sau khi mua về cần ngâm trong nước khoảng 8 tiếng và xé sợi mỏng tầm 0.5 cm để dễ cột bánh.
Bước 2: Ngâm gạo nếp qua đêm
Gạo nếp sau khi mua về cần lọc hết những tạp chất như sạn, sỏi,.. lẫn bên trong. Sau đó tiến hành vo cho thật sạch, ngâm trong nước muối nhạt (pha tầm 4g muối) khoảng 8 tiếng để nếp nở. Bạn có thể tận dụng buổi tối để ngâm nước, hoặc ít nhất cũng phải ngâm nếp từ 4 tiếng trở lên.
Nếp sau khi ngâm xong, hãy đổ nếp ra rổ hoặc dụng cụ thoáng để cho nếp gáo nước để tiến hành gói bánh chưng ngày Tết.
Bước 3: Ngâm đậu xanh với nước ấm
Ngâm đậu xanh cũng là một bước cần thiết trước khi gói bánh chưng. Đậu xanh cần được ngâm từ 4 tiếng trở lên để đậu nở, mềm. Bạn nên lưu ý ngâm với nước ấm hoặc ngâm chung với lá dứa, riềng để tăng thêm mùi vị thơm ngon. Đậu ngâm xong cần được để ráo nước và trộn đều với 4g muối, tiêu để vừa ăn.
Bước 4: Nêm gia vị cho thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ sau khi mua về cần được rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến cắt phần thịt đó thành từng miếng với độ dày khoảng 4cm và nêm nếm gia vị phù hợp. Tùy vào khẩu vị gia đình mà có thể gia giảm lượng hạt nêm, tiêu, muối, đường. Tiếp tục ướp trong 30 phút để thịt ngấm đều gia vị.
Bước 5: Gói bánh chưng
Công đoạn gói bánh chưng ngày Tết là công đoạn quan trọng và cần sự tỉ mỉ để bánh sau khi hấp xong có thể vuông và đẹp hơn. Để làm được điều này, bạn nên tìm cho mình một chiếc khuôn khung hình vuông.
Công đoạn gói bánh chưng được thực hiện như sau:
- Xếp 4 lá dong vào khuôn hình vuông đã chuẩn bị. Thực hiện xếp lá bằng cách gấp mép lá bên dưới lên và bên trái qua để tạo nếp lá, thực hiện tương tự trên cả 4 lá dong.
- Rải đều nếp vào 4 góc của khuôn và để phần giữa có độ lõm. Cho lần lượt đậu xanh, thịt ba chỉ, đậu xanh lên phần giữa. Cuối cùng rải nếp lên mặt sau cho nếp phủ đều và lượng nếp với đậu xanh đều nhau.
- Gói phần lá dong dư bên ngoài sao cho che hết phần bánh bên trong. Sau đó dùng lạt tre buộc lại, hạn chế buộc quá chặt bởi bánh sẽ nở ra trong quá trình hấp.
Bước 7: Nấu bánh chưng
Đây là công đoạn cuối cùng để đem đến một chiếc bánh chưng ngày Tết thơm ngon. Để thực hiện nấu bánh chưng ngày Tết, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Dùng nối lớn và đổ một lượng nước vừa đủ hết ngập bánh.
- Một chiếc bánh chưng cỡ nhỏ cần được luộc trong vòng 5 tiếng, hoặc cần thời gian dài hơn cho một chiếc bánh lớn.
- Trong thời gian luộc nên lưu ý trở đều bánh để tránh bánh sống hoặc chín không đều.
- Canh và thay nước kịp thời. Nên thay bằng nước sôi nhé.
- Vớt bánh ra và ngâm nước lạnh trong 20 phút khi bánh đã chín. Sau đó để bánh ráo nước và dùng vật nặng chèn lên bánh để nước rút ra hết. Thao tác này nên thực hiện từ 5 – 8 tiếng để giúp bánh chưng ngày Tết không bị nhão và tăng thời gian bảo quản.
Cách thưởng thức bánh chưng chuẩn vị truyền thống
Về cơ bản bánh chưng là tinh hoa của trời đất và hương vị đã đậm đà, thơm ngon rồi. Tuy nhiên, thưởng thức bánh chưng bằng các thực phẩm khác có thể làm tăng hương vị bánh chưng lên một tầm cao mới. Bạn đã biết cách thưởng thức bánh chưng chuẩn vị truyền thống chưa?
Ăn bánh chưng với mật mía
Thưởng thức bánh chưng ngày Tết cùng mật mía là một trong những nét ẩm thực độc đáo tại một số tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Miếng bánh chưng dẻo, thơm ngon chấm cùng bát mật mía ngọt đem lại vị ngon khó tả.
Vị dẻo thơm nhưng ngậy của bánh chưng hòa quyện cùng vị ngọt dịu của mật mía, hai hương vị này bù trừ cho nhau tạo nên một sự cân bằng hương vị tuyệt vời. Hãy thử cách ăn bánh chưng ngày Tết này một lần để cảm nhận trọn vị Tết nhé!
Ăn bánh chưng với dưa hành, dưa món
Ngoài cách thưởng thức đơn điệu nói trên, thì ăn kèm bánh chưng cùng các món dưa hành, dưa món làm tăng thêm hương vị độc đáo của nó. Một đĩa bánh chưng xanh, hòa quyện cùng màu vàng, đỏ của các món dưa tạo nên sự hài hòa về màu sắc trên mâm cơm ngày Tết.
Không chỉ hài hòa về màu sắc, hương vị chua, ngọt của các loại dưa có thể giảm vị béo ngậy của bánh chưng hiệu quả. Ngoài ra, củ kiệu, tôm muối cũng là những món ăn kèm bánh chưng tuyệt vời tại các tỉnh Nam bộ.
Ăn bánh chưng rán
Bánh chưng rán có lẽ không còn xa lạ gì với người dân Việt sau mỗi dịp Tết. Cách thưởng thức bánh chưng này cũng là một cách giúp tăng thêm hương vị và làm đa dạng khẩu vị người dùng.
Những miếng bánh chưng rán vàng ươm, giòn rụm và thơm ngon giúp bạn là một lựa chọn thưởng thức mang lại hương vị ngon lạ mà bạn không nên bỏ qua. Tuy nhiên, bánh chưng sau khi rán xong cần được thưởng thức ngay mới giữ được vị giòn và không bị ngấy.
Cách bảo quản bánh chưng trong dịp Tết
Việc bảo quản như thế nào để làm tăng thời gian sử dụng của bánh cũng là một điều mà mọi người cần lưu ý . Khi cắt bánh chưng, chỉ nên dùng dao sạch, không bám bụi bẩn để tránh bánh bị ôi thiu, nấm mốc.
Khi bánh có tình trạng khô lại, bạn hãy luộc hoặc hấp bánh trước khi dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm bọc thật kỹ bánh lại để bảo quản trong tủ lạnh. Bánh chưng có thể để được từ 1 -3 ngày trong ngăn mát và 7 – 10 ngày trong ngăn đá.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây từ Bazanland về phong tục gói bánh chưng ngày Tết, bạn có thể hiểu thêm về truyền thống ẩm thực của dân tộc ta. Gói bánh chưng không chỉ là một truyền thống đẹp mà nó còn là dịp để các thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả.
Đây là cũng là dịp để bạn thể hiện sự quan tâm đến gia đình, người thân bằng những món quà. Nếu bạn muốn tìm mua combo quà Tết ý nghĩa cho dịp năm mới năm nay thì hãy liên hệ ngay với Bazanland nhé.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
- Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00 (Thứ 2 – Thứ 7)
- Hotline: 093 888 71 71
- Email: [email protected]
- Website: https://bazanland.com/