Cách giảm mưng mủ giúp vết thương mau lành nhanh nhất
Cỏ cà ri thường được sử dụng để điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, nó có thể rất hữu ích như một loại thảo dược để chữa nhiều bệnh khác quá. Xay hạt cà ri và trộn nước, sau đó bôi lên trên vết thương để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn và ngăn ngừa mưng mủ.
Trà hoa cúc: Đây là loại thảo dược có một số đặc tính kháng viêm. Người ta có thể sử dụng lá hoa cúc xay nhuyễn và dán lên vết thương. Một cách khác là hoà hạt giống hoa cúc vào nước sôi, nhúng một miếng vải vào nước này và để nó trên vết thương trong một giờ. Nó sẽ làm khô vết thương, do đó loại bỏ khả năng mưng mủ.
Mật ong: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những vết thương khó lành, có hiệu quả tốt nếu dùng mật ong. Mật ong được coi là một điều trị tự nhiên đối với nhiều loại bệnh do khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ của nó. Với vết thương sâu, hay áp xe, làm đầy vết thương bằng mật ong sau khi đã làm sạch. Các vết thương nông được phủ mật ong lên và băng lại.
Trà xanh: Uống trà xanh hai lần một ngày và bạn có thể thấy sự khác biệt về tốc độ chữa lành vết thương và trà xanh bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng khác nhau.
Nước muối: Người ta cũng có thể áp dụng nước muối trên vết thương và nó sẽ giúp làm khô mủ. Làm điều này 3-4 lần trong một ngày cho đến khi vết lương khô hẳn.
Hành tây: Cắt hành tây và đặt nó lên trên vết thương trong khoảng 5-6 giờ. Nó sẽ ép mủ ra khỏi vết thương, giúp vết thương lành nhanh hơn nhiều.
Tỏi cũng là một loại thảo mộc rất tốt. Đắt tỏi đã xay nhuyễn lên trên vết thương trong một vài giờ. Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu hoặc ngứa trong vài phút, nhưng nó sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Bạn sẽ nhận thấy rằng mủ đã bị hút ra ngoài và nó giúp chữa lành vết thương nhanh hơn.
Uống nhiều nước khoáng và nước trái cây tươi sẽ giúp làm rửa sạch bụi bẩn bên trong cơ thể. Điều này cũng giúp làm khô vết thương và chữa lành vết thương.
Theo N.Y/VOV.VN (Nguồn Organic Facts)