Cách định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
Khái niệm phương pháp chiết khấu dòng tiền là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, bên cạnh những phương pháp định giá quan trọng khác. Chiết khấu dòng tiền giúp tính toán số tiền đầu tư, phân tích doanh nghiệp cũng như phục vụ nhiều mục đích trong phân tích và giao dịch. Vậy cụ thể phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền là gì? Phương pháp này có những ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Ý nghĩa phương pháp này, công thức xác định và cách áp dụng chiết khấu dòng tiền trong giao dịch đầu tư ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết ngay sau đây. Nhà đầu tư hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về phương pháp định giá chứng khoán quan trọng này nhé!
Chiết khấu dòng tiền là gì?
Chiết khấu dòng tiền (DCF) được biết đến là một phương pháp định giá giúp ước tính giá trị của một khoản đầu tư thông qua các dòng tiền trong tương lai của nó. Phương pháp định giá này tìm ra giá trị của một doanh nghiệp hiện nay, căn cứ theo những dự đoán về số tiền mà doanh nghiệp đó sẽ tạo ra trong tương lai.
Công thức chiết khấu dòng tiền
Dòng tiền chiết khấu được xác định bằng cách lấy tổng dòng tiền trong mỗi thời kỳ chia cho một cộng với mức lãi suất chiết khấu (WACC) tăng theo khả năng của số kỳ.
Công thức định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF:
Trong đó:
-
DCF: là ký hiệu Mô hình dòng tiền chiết khấu
-
CF: là ký hiệu dòng tiền trong kỳ
-
r: là ký hiệu lãi suất hoặc lãi suất chiết khấu
-
n: là ký hiệu số kỳ
Dòng tiền trong kỳ (CF)
Dòng tiền trong kỳ (CF) là giá trị đại diện cho các khoản thanh toán bằng tiền mặt miễn phí mà nhà đầu tư nhận được xét trong một khoảng thời gian nhất định để có thể sở hữu được một chứng khoán nhất định (cổ phiếu, trái phiếu,…)
Thường khi mô hình tài chính của doanh nghiệp được xây dựng thì CF là dòng tiền tự do không được kiểm soát. Khi áp dụng trong định giá một trái phiếu, CF sẽ là tiền lãi và tiền gốc.
Tỷ lệ chiết khấu (r)
Thông thường đối với mục đích định giá kinh doanh thì tỷ lệ chiết khấu sẽ là Chi phí vốn bình quân gia quyền (ký hiệu là WACC) của doanh nghiệp. WACC đại diện cho tỷ suất sinh lợi yêu cầu mà các nhà đầu tư mong đợi khi đầu tư vào một doanh nghiệp do đó nó được sử dụng khá phổ biến bởi các nhà đầu tư.
Còn đối với trái phiếu, lãi suất chiết khấu sẽ bằng với lãi suất đảm bảo.
Số kỳ (n)
Mỗi dòng tiền sẽ gắn liền với một thời kỳ, thông thường là năm, quý hoặc tháng. Các khoảng thời gian này có thể được lấy bằng nhau, hoặc khác nhau. Trong trường hợp chúng khác nhau thì chúng sẽ được biểu thị dưới dạng số thập phân.
Công thức chiết khấu dòng tiền được sử dụng để làm gì?
Công thức DCF được sử dụng nhằm mục đích xác định giá trị của một doanh nghiệp hoặc một chứng khoán. Giá trị này đại diện cho số tiền mà nhà đầu tư sẵn sàng chi trả cho một khoản đầu tư, thông qua tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu trên khoản đầu tư của họ (hay còn gọi là tỷ lệ chiết khấu).
Một số ứng dụng cho công thức DCF:
-
Định giá toàn bộ doanh nghiệp
-
Định giá một khoản đầu tư hoặc dự án một doanh nghiệp
-
Định giá một cổ phiếu trong doanh nghiệp
-
Định giá một trái phiếu
-
Định giá tài sản tạo ra thu nhập
-
Đánh giá lợi ích của sáng kiến tiết kiệm chi phí tại một doanh nghiệp
-
Định giá bất kỳ thứ gì tạo ra hoặc có tác động đến dòng tiền
Điều quan trọng khi đánh giá một khoản đầu tư tiền năng đó là phải tính đến giá trị thời gian của tiền hoặc tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu mà nhà đầu tư mong đợi nhận được.
Công thức DCF sẽ xác định số tiền bạn mong muốn kiếm được cũng như giá trị kết quả là số tiền mà bạn sẵn sàng chi trả cho một thứ gì đó, từ đó nhận được chính xác tỷ lệ lợi nhuận đó. Trường hợp bạn chi trả ít hơn so với giá trị DCF, tỷ lệ hoàn vốn của bạn sẽ cao hơn so với tỷ lệ chiết khấu. Còn nếu bạn chi trả nhiều hơn so với giá trị DCF, tỷ suất lợi nhuận của bạn sẽ nhỏ hơn so với chiết khấu.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền
Phương pháp DCF cung cấp cho các nhà đầu tư cũng như nhà sáng lập góc nhìn đa chiều hơn khi đánh giá một doanh nghiệp. Thường các nhà đầu tư sẽ sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, tùy theo góc nhìn của mỗi người.
Cụ thể, định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền giúp đánh giá một doanh nghiệp dựa theo kỳ vọng về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó trong tương lai. Điều này khác với định giá theo phương pháp dựa trên tài sản (dựa vào những khoản chi tiêu của người sáng lập từ thời điểm thành lập doanh nghiệp, tức là xét trong quá khứ) và phương pháp định giá dựa trên sự so sánh (so sánh các doanh nghiệp tương tự trên thị trường, tức là xét ở hiện tại).
Sau khi kết hợp nhiều phương pháp để định giá, nhà đầu tư có thể nhận được nhiều con số khác nhau, chúng giúp bạn xác định nơi định giá doanh nghiệp giảm. Việc còn lại đó là thực hiện đàm phán giữa nhà sáng lập với các nhà đầu tư để đưa ra kết quả cuối cùng.
Ưu điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền
Định giá theo phương pháp DCF dựa trên năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai do đó sẽ cực kỳ phù hợp với những doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp, với đặc điểm là giá trị của họ sẽ được tạo ra trong tương lai chứ không phải ở hiện tại.
Đặc biệt trong thời đại bùng nổ của các startup công nghệ như hiện nay, các doanh nghiệp này không có nhiều tài sản cố định (khó định giá được qua tài sản), hay họ không có dòng tiền dương hoặc đang khám phá một thị trường mới nên khó định giá vì có ít hãng tương tự, khi đó các phương pháp định giá khác không hiệu quả bởi không xem xét đến giá trị tương lai của các doanh nghiệp.
Phương pháp DCF sẽ phù hợp hơn cả trong những trường hợp này. Và cũng bởi các công ty khởi nghiệp hầu hết đều có những đặc điểm này do đó phương pháp chiết khấu dòng tiền cũng được rất nhiều nhà đầu tư sử dụng để định giá các công ty khởi nghiệp.
Nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền
Việc định giá theo chiết khấu dòng tiền dựa trên kỳ vọng của doanh nghiệp về hiệu quả kinh doanh trong tương lai, vì vậy chắc chắn sẽ có rủi ro khi thực hiện việc dự đoán tương lai. Thông qua công thức DCF trên đây, có thể thấy chúng ta cần dự đoán hai điều, đó là tỷ lệ chiết khấu (r) và dòng tiền (CF) mà doanh nghiệp dự kiến tạo ra trong tương lai.
Việc dự đoán dòng tiền sẽ gặp khó khăn bởi một số yếu tố sau đây:
-
Trong giai đoạn đầu từ 1-2 năm thành lập của những công ty khởi nghiệp thường không có nhiều dữ liệu trong quá khứ để làm cơ sở cho việc dự đoán dòng tiền trong tương lai.
-
Nhiều công ty khởi nghiệp ở Việt Nam không lập báo cáo tài chính hợp lý khiến xảy ra việc thiếu dữ liệu cho việc dự đoán.
-
Khác với các doanh nghiệp truyền thống có đồ thị tăng trưởng khá đồng đều qua các năm, thì các công ty khởi nghiệp có đồ thị tăng trưởng thường rất đột ngột và khó đoán trước.
-
Dự đoán tỷ lệ chiết khấu cũng không dễ dàng, bởi không ai có thể dự đoán được chính xác các số liệu như khủng hoảng tài chính, tỷ lệ lạm phát hay thậm chí là Covid.
Áp dụng chiết khấu dòng tiền trong việc định giá doanh nghiệp
Để áp dụng chiết khấu dòng tiền trong việc định giá doanh nghiệp, có 5 bước sau đây mà nhà đầu tư cần nắm được.
Bước 1: Cần lập dự toán tài chính cho doanh nghiệp
Một trong hai điều bạn cần dự đoán đó chính là sức mạnh tài chính của doanh nghiệp trong những năm tới, và điều đó được phản ánh trong dòng tiền của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường sẽ đưa ra dự đoán trong vòng 5 năm tới (đôi khi là 10 năm).
Ngoài ra, trong dự báo tài chính, bạn sẽ cần dự báo về doanh thu, chi phí và khoản đầu tư cho những năm tới, được thể hiện qua báo cáo P&L (Phân tích lãi – lỗ), Báo cáo lưu chuyển tiền và Bảng cân đối kế toán, cũng như các KPI chính của doanh nghiệp để làm cơ sở cho các dự đoán.
Bước 2: Xác định “Dòng tiền tự do”
Dòng tiền tự do là những con số thể hiện sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, là dòng tiền cần thiết để duy trì cho doanh nghiệp tồn tại được trong ngắn hạn. Cụ thể dòng tiền tự do là lượng tiền mặt còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các chi phí ngắn hạn.
Cách xác định dòng tiền tự do:
-
Bước 1: Bắt đầu với EBIT (Earnings before Interests and Taxes) – Lợi nhuận trước thuế và lãi suất của doanh nghiệp thể hiện trong báo cáo P&L.
-
Bước 2: Trừ đi các khoản thuế vận hành (Operational taxes): Đây là thuế đánh trực tiếp vào kết quả tài chính của doanh nghiệp.
-
Bước 3: Điều chỉnh theo các khoản đầu tư (Investment): Đây là các khoản đầu tư vào máy móc, công xưởng. Nếu như bạn xây công xưởng, mua máy móc thì con số này sẽ được trừ đi khỏi Free Cash Flows, và sẽ được cộng vào lại khi bạn bán máy móc/công xưởng đi. Số liệu này được lấy tại Báo cáo Dòng tiền hoặc Bảng Cân đối kế toán.
-
Bước 4: Cộng lại Khấu hao (Depreciation): Khấu hao được tính chính là chi phí khi tính toán EBIT trong báo cáo P&L. Tuy nhiên, đây không phải dòng tiền thực sự rời khỏi doanh nghiệp, do đó nó cần được cộng lại vào Free Cash Flows.
-
Bước 5: Điều chỉnh lại đầu tư vào Vốn lưu động (Working capital): Được xác định dựa trên Tài sản và Nợ phải trả ngắn hạn. Vốn lưu động chính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi nợ phải trả ngắn hạn.
Bước 3: Tính toán các hệ số chiết khấu
Hệ số chiết khấu trong công thức chính là các số hạng 1/(1+ )^n, chúng biểu thị cho lượng CF trong tương lai sẽ còn lại với giá trị hiện tại. Vấn đề của chúng ta chính là xác định r. Đối với chỉ số này, khuyến nghị nhà đầu tư nên sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) để xác định.
Về cơ bản, WACC đại diện cho rủi ro của dòng tiền trong tương lai, WACC càng cao thì rủi ro càng lớn, theo đó hệ số chiết khấu càng nhỏ, định giá doanh nghiệp cũng nhỏ hơn. Ở phạm vi bài viết này chúng ta sẽ không đi sâu vào WACC mà sẽ tìm hiểu về chỉ số này và cách xác định nó ở một bài viết chuyên sâu khác.
Như vậy, bạn đã dự đoán được dòng tiền của doanh nghiệp trong 5 năm tới, tuy nhiên không doanh nghiệp nào lại có kế hoạch đóng cửa trong 5 năm nữa cả. Vì vậy, cần thêm bước tính dòng chảy tự do của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.
Bước 4: Tính toán giá trị đầu cuối
Về cơ bản, giá trị đầu cuối chính là giới hạn của tổng các điều khoản CF / (1 + r) ^ n khi n chạy đến dương vô cực (n > 5). Để xác định được giới hạn này, ta giả sử tỷ lệ tăng trưởng CF sau mỗi năm là g. Khi đó công thức tính giá trị đầu cuối là:
Bước 5: Cộng các dòng tiền chiết khấu lại với nhau
Đối với những dòng tiền chiết khấu, ta chỉ cần cộng chúng lại với nhau để ra được định giá của công ty khởi nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về phương pháp chiết khấu dòng tiền mà nhà đầu tư cần nắm được. Đây là một phương pháp định giá quan trọng và hiệu quả nhà đầu tư có thể áp dụng trong việc định giá doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư. Hy vọng với những kiến thức trên đây, cũng như phương pháp chiết khấu dòng tiền ví dụ thì bạn có thể vận dụng hiệu quả trong quá trình đầu tư của mình. Chúc các nhà đầu tư luôn có những giao dịch đúng đắn và thành công.