Cách đi đường đèo với xe số tự động dành cho tài mới
Khi di chuyển bằng ô tô số tự động ở những cung đèo có độ dốc cao, người lái nên chuyển xe về chế độ số tay để kiểm soát xe tốt hơn.
Theo đó, dù là sử dụng loại hộp số thì các cần số của xe số tự động đều có những chức năng tương tự nhau: P (đỗ), R (lùi), D (tiến). Ngoài ra, một số xe số tự động còn có thêm chức năng số tay M+/-; D (D2, D3); L (L2)… Chế độ số tay được điều khiển qua lẫy chuyển số hoặc cần số.
Dưới đây là cách di chuyển đường đèo với xe số tự động AT:
Khi lên dốc
Với xe số sàn, bạn nên đi ở số thấp (1, 2, 3) để tối ưu lực kéo từ động cơ giúp xe leo dốc dễ dàng hơn.
Khi di chuyển bằng ô tô số tự động ở những cung đèo có độ dốc cao, người lái nên chuyển xe về chế độ số tay để kiểm soát xe tốt hơn
Với xe số tự động (AT, CVT hay DCT), bạn nên để cần số ở vị trí D, tùy tốc độ và điều kiện vận hành thực tế mà hộp số sẽ chuyển tới số thích hợp.
Khi xuống dốc, đổ đèo
Khi đổ đèo, bên cạnh lực kéo từ động cơ thì trọng lực và lực quán tính cũng góp phần giúp xe đi nhanh hơn. Do đó, sai lầm của nhiều lái xe là rà phanh liên tục khi đổ dốc để ghìm xe lại. Việc này có thể gây quá nhiệt trong hệ thống phanh, làm cháy má phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng tạm thời, cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy, khi lái xe xuống dốc nên hạn chế tối đa việc dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết.
Khi lái xe xuống dốc nên hạn chế tối đa việc dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết
Sử dụng hộp số đúng cách khi đi đường đèo, dốc
Nếu sử dụng xe số sàn, người lái cần nhả ga, đệm phanh, đạp côn về số thấp (1, 2, 3) là có thể tận dụng phanh động cơ để hãm xe lại một cách hiệu quả.
Đối với các dòng xe số tự động (AT), còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số.
Đặc biệt, tuyệt đối không được đi bằng số N (số mo, số 0) vì việc này sẽ làm giảm độ bám với mặt đường, cộng thêm tốc độ cao sẽ rất khó xử lý khi đến khúc cua hoặc có sự cố bất ngờ.