Cách dạy trẻ 5 tuổi thông minh tại nhà mà ba mẹ cần biết | Cleanipedia

1. Đặc điểm hành vi của trẻ 5 tuổi

Bạn cần nắm rõ được những hành vi của trẻ 5 tuổi để có thể biết được cách dạy trẻ 5 tuổi đúng đắn và hiệu quả nhất. Những hành vi ở trẻ 5 tuổi được thể hiện qua:

1.1 Kỹ năng phát triển

  • Phát triển nhiều kỹ năng mới, chẳng hạn như đi xe ba bánh hoặc thậm chí là xe hai bánh nhỏ.

  • Đặt câu hỏi về bản thân

  • Sử dụng kéo và một số dụng cụ đơn giản để làm đồ handmade.

  • Thích hỗ trợ người lớn hoàn thành công việc của mình.

  • Có thể nhớ địa chỉ và số điện thoại.

  • Thích học hỏi.

>>> Xem thêm: Nguyên tắc dạy con đúng cách từ chuyên gia

1.2 Xã hội và tình cảm

  • Tạo một trò chơi với các quy tắc đơn giản.

  • Trẻ chơi trò chơi đóng vai.

  • Thường sợ tiếng động lớn, bóng tối, động vật.

  • Có thể thay phiên nhau xếp hàng và chia sẻ với người khác.

  • Thích đưa ra quyết định của riêng mình.

  • Có thể đặc biệt cảm nhận được sự tức giận và buồn bã của những đứa trẻ khác.

  • Thích ở cùng 1 hoặc 2 trẻ, khi tham gia chơi cùng sẽ ra lệnh hoặc thể hiện thái độ không hài lòng.

  • Cảm thấy xấu hổ về lỗi của chính mình.

  • Có khiếu hài hước và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện cười, những điều thú vị với người lớn.

1.3 Khả năng thể thao

  • Có thể học nhảy.

  • Có thể đá bóng.

  • Đi xe ba bánh một cách thuần thục, thể hiện sự thích thú khi đi xe đạp có bánh phụ.

  • Giữ thăng bằng từ 5 đến 10 giây trên một chân.

  • Đứng trên một chân trong 10 giây hoặc hơn.

  • Nhảy qua các vật thể thấp.

  • Quan tâm đến việc thực hiện các thủ thuật, chẳng hạn như đứng lên cao, thực hiện các bước nhảy.

1.4 Kỹ năng cổ tay và ngón tay

  • Sử dụng nĩa, đũa và dao thành thạo.

  • Dùng kéo cắt một sợi chỉ.

  • Có thể điều khiển tay trái và tay phải.

  • Biết buộc dây giày.

  • Sẽ bắt chước các mẫu và mô hình đơn giản.

1.5 Kỹ năng ngôn ngữ

  • Học khoảng 3.000 từ.

  • Có vốn từ vựng mở rộng nhanh chóng.

  • Sử dụng 5 đến 8 từ trong một câu.

  • Bé có thể kể một câu chuyện dài và phức tạp theo một chủ đề và bắt chước giọng điệu của người lớn.

1.6 Khả năng nhận thức

  • Thích tranh luận về lý do, sử dụng những từ như “bởi vì”.

  • Biết các màu cơ bản, chẳng hạn như đỏ, vàng, xanh lam, xanh lá cây, cam.

  • Thích sáng tạo và kể chuyện.

  • Mô tả động vật, người và sự vật trong trí nhớ.

  • Hiểu và sử dụng so sánh và so sánh nhất, chẳng hạn như lớn hơn, lớn hơn và lớn nhất.
    Có khả năng tập trung tốt.

  • Có thể hiểu khái niệm về thời gian, chẳng hạn như hôm qua, hôm nay và ngày mai.

  • Thông thường có thể phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng.

  • Biết những thứ bạn sử dụng hàng ngày ở nhà (ví dụ: tiền, thức ăn, dụng cụ).

2. Trẻ 5 tuổi nên học gì

Cách dạy trẻ 5 tuổi đúng đắn là cho trẻ học những gì nên học, tránh đầu tư dạy dỗ một cách lan man vượt xa khả năng ở độ tuổi của trẻ. Để làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của bé cho những năm tiếp theo, đặc biệt là ở môi trường học tập nơi trường lớp. Trẻ 5 tuổi nên học được những điều sau:

  • Nhận biết các chữ cái trong bảng chữ cái.

  • Nhận biết và viết các số lên đến 20.

  • Nắm rõ thông tin cá nhân của mình như tên, tuổi, sở thích, tên và nghề nghiệp của bố mẹ…

  • Cải thiện và rèn luyện kỹ năng ngữ âm, phát âm rõ ràng. 

  • Ghi nhớ các màu sắc và các hình cơ bản. 

  • Hiểu và xác định được thời gian chính xác đến giờ bằng đồng hồ kỹ thuật số và đồng hồ kim.

  • Sắp xếp được các sự kiện đơn giản theo trình tự từ bắt đầu, diễn biến và kết thúc. 

  • Đọc thuộc lòng các ngày trong tuần và các tháng trong năm.

  • Thuộc một số bài hát, múa,  bài thơ, câu chuyện. 

  • Xác định được một số đặc tính cơ bản của sự vật, hiện tượng như lớn, nhỏ, cao thấp… 

  • Hiểu các đặc điểm chung của động vật.

  • Biết nói và sử dụng đúng hoàn cảnh một số từ tiếng anh đơn giản. 

  • Sử dụng chính xác các đại từ xưng hô như bạn, anh chị, con, cô chú….

3. Cách dạy trẻ 5 tuổi hoạt động phát triển trí tuệ

Dưới đây là một số hoạt động giúp dạy trẻ 5 tuổi phát triển toàn diện về các kỹ năng như nghe, nói, đọc viết, tính toán, tư duy logic và một số quy tắc ứng xử cơ bản trong cuộc sống.

Dạy trẻ 5 tuổi chơi trò chơi trí tuệDạy trẻ 5 tuổi chơi trò chơi trí tuệ

3.1. Dạy trẻ 5 tuổi cách chơi ghép vần

Đây là một trò chơi được ứng dụng khá phổ biến trong chương trình học của các lớp mầm non như gọi tên các đồ vật, con vật, cây cối… bắt đầu với phụ âm hoặc có chứa nguyên âm được yêu cầu. Hoặc nâng cao độ khó với những bài thơ, bài đồng dao có vần điệu để trẻ ngân nga mỗi ngày. Những hoạt động này giúp bé phát triển tư duy về ngôn ngữ, phản xạ cũng như khả năng ghi nhớ của mình. 

3.2. Trò chơi âm thanh

Vỗ tay theo nhịp là một trò chơi đơn giản nhưng lại giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ tiết tấu và cảm âm. Thông qua hoạt động này giúp nâng cao sự tập trung và nhận biết nhịp điệu, là nền tảng giúp trẻ học tốt hơn những môn năng khiếu như hát, múa và đọc diễn cảm. 

3.3. Dạy trẻ 5 tuổi cách chơi trò chơi trí nhớ

Khả năng ghi nhớ của trẻ trong giai đoạn 5 tuổi bước vào giai đoạn phát triển mạnh, và mẹ có thể nâng cao tốc độ ghi nhớ của bé với những trò chơi thú vị sau:

  • Mẹ đặt lên bàn 5 đồ vật bất kỳ (thú bông, cốc nhựa, truyện tranh, bút màu…) và để trẻ quan sát từ 3 – 5 phút. Sau đó, cho tất cả các đồ vật vào túi hoặc cất đi nơi khác. Cuối cùng, kiểm tra khả năng ghi nhớ của bé bằng việc liệt kê và mô tả những đồ vật mà con nhớ được.

  • Cho trẻ xem album ảnh in sẵn hoặc được lưu trữ trong bộ nhớ điện thoại về sự kiện nào đó mà có sự tham gia của trẻ, sau đó gợi mở trẻ kể lại về sự việc đã diễn ra.

  • Lên danh sách và cùng đi mua sắm với trẻ tại siêu thị, tiệm tạp hóa hay chợ… và thử xem trẻ có thể nhớ được bao nhiêu món trong danh sách. 

3.4. Trò chơi lắng nghe

Phát âm thanh của các loại nhạc cụ để bé làm quen. Sau đó bạn chọn một âm thanh bất kỳ để trẻ đoán xem khúc nhạc mà trẻ nghe được phát ra từ loại nhạc cụ nào. Hoặc bạn có thể mua một số loại nhạc cụ đơn giản để tạo âm thanh trực tiếp, đồng thời tập cho bé chơi như một năng khiếu nếu bé có hứng thú. 

Đóng một vở kịch đơn giản với những vai diễn khác nhau cũng là một cách để luyện kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói và ghi nhớ mà thậm chí trẻ không nhận ra đấy. 

3.5. Dạy trẻ 5 tuổi cách chơi trò hành động

Sẽ thú vị biết bao nếu trẻ được hóa thân vào nhân vật mà mình yêu thích trong những câu chuyện trẻ được nghe kể hoặc xem trên tivi, trong sách. Chỉ cần tái sử dụng và hô biến những hộp cacton, bìa giấy hoặc bất kì dụng cụ nào trong gia đình như chăn, rổ, chổi… Trẻ đã có thể trở thành một siêu anh hùng hay nàng công chúa vô cùng xinh đẹp rồi đấy. Đây là trò chơi kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng ghi nhớ, tái hiện lại của trẻ. 

3.6. Trò chơi xúc giác

Hướng dẫn trẻ sử dụng những viên xúc giác để có thể đính vào khung lưới có sẵn để tạo thành chữ cái hoặc những hình đơn giản như bông hoa, ngôi nhà. Từ đó kích thích khả năng sáng tạo để tạo ra nhiều bức tranh sáng tạo hơn nữa theo trí tưởng tượng của trẻ. 

Ngoài ra có thể cho bé chơi trò xếp hình và nâng độ khó từ bộ ghép hình 9 mảnh, 16 mảnh thậm chí lên tới 50 mảnh ghép giúp nâng cao khả năng ghi nhớ cũng như tập trung của trẻ. 

3.7. Dạy trẻ 5 tuổi cách chơi trò chơi màn hình

Đây có lẽ là một trong những trò chơi trẻ rất thích khi sẽ được xem những chương trình TV hoặc ứng dụng kể chuyện trên điện thoại, máy tính bảng. Sau đó trẻ sẽ được hỏi về các nhân vật, điều trẻ thích và không thích ở họ cũng như nội dung câu chuyện mà trẻ nhớ được. Sử dụng các câu hỏi tại sao và những gợi ý để trẻ có thể nhớ được nhiều chi tiết hơn. 

3.8. Trò chơi hành trình trên ô tô

Đây là một trò chơi khá thú vị dành cho bé và cả gia đình khi di chuyển trên ô tô, đặc biệt với những chặng đường dài. Có thể quyết định một âm thanh nào đó cho vật mà bé sẽ nhìn thấy trên đường. Ví dụ ‘Bang’ cho một chiếc xe bus hay ‘Brùm’ cho một chiếc xe máy lướt qua. Và tiếng hô vang khi những chiếc xe lướt qua sẽ mang lại không khí vô cùng sôi nổi, nhộn nhịp, đồng thời tăng khả năng quan sát của bé. 

3.9. Cách dạy trẻ 5 tuổi hoạt động ngoài trời

Bạn có thể tận dụng những không gian rộng rãi ngoài trời để có thể tổ chức các hoạt động nâng cao thể chất và khả năng sáng tạo của bé như:

  • Chăm sóc vườn cây giúp trẻ có kiến thức về một số loài thực vật cũng như cách chăm bón và tưới nước cho cây. 

  • Hội họa ngoài trời: Khung cảnh trời, mây, những khu vườn và ngôi nhà sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho sự sáng tạo. Hãy hướng dẫn trẻ những nét vẽ và tô màu đơn giản, việc còn lại là để trẻ thỏa sức điểm tô cho bức tranh của mình nhé. 

  • Tham quan sở thú: Đây sẽ là một hoạt động mang lại sự hứng thú rất lớn đối với trẻ khi được quan sát thậm chí tiếp xúc với rất nhiều loài động vật. Đồng thời trẻ có thể biết thêm được nhiều điều về hình dạng con vật, tiếng kêu cũng như thức ăn, cách sinh hoạt của các loài động vật… một cách trực quan hơn so với những hình ảnh hoặc video trên sách và tivi. 

3.10. Cùng nhau đọc sách

Việc đọc sách cùng bé sẽ mang lại hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao khả năng nhận diện mặt chữ, phân tích thông tin, tư duy logic và giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đây là hoạt động được đánh giá có tác động mạnh mẽ hơn đến trí não và khả năng sáng tạo hơn so với xem tivi hoặc các hình thức video khác. Bạn có thể cho bé đọc đa dạng các thể loại sách như truyện tranh, thơ, và nâng độ khó cao hơn với báo giấy hoặc sách chữ nếu trẻ có khả năng ghi nhớ và hình thành chữ cái tốt hơn so với lứa tuổi. Đừng quên tạo cơ hội cho trẻ đưa ra những thắc mắc để kích thích khả năng tư duy đồng thời giúp trẻ hiểu hơn về những gì mình đã được đọc nhé. 

4. Cách dạy trẻ 5 tuổi hứng thú học hơn

  • Lựa chọn những hoạt động phù hợp với tính cách, khả năng và môi trường sống của trẻ để mang lại hiệu quả học tập cao nhất. Một chương trình chuẩn của trường mẫu giáo hoặc một phụ huynh khác có thể mang tính tham khảo, nhưng sẽ không hoàn toàn thích hợp cho con của bạn. 

  • Hài hòa giữa việc học tại nhà và những hoạt động ngoài trời để thay đổi không khí. 

  • Có thể kết hợp phần thưởng là những thứ bé thích như kẹo, một món đồ chơi nhỏ, một chuyến đi dạo ngắn… khi trẻ hoàn thành được một mục tiêu đã đề ra để tạo sự hứng thú và động lực cho trẻ.

  • Tạo các nhóm học tập để tăng sự tương tác, đó có thể là bạn bè của bé ở lớp mầm, ở các trung tâm năng khiếu hoặc hàng xóm. Sự tương đồng về độ tuổi hoặc sở thích có thể giúp trẻ tham gia việc học một cách tích cực và vui vẻ hơn. 

  • Bổ sung chất dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Điều đó giúp trẻ đủ sức khỏe và tinh thần, năng lượng để có thể tham gia những hoạt động. 

  • Và điều quan trọng cuối cùng, hãy trở thành một người bạn trong hành trình học tập của trẻ thay vì một người thầy, người cô. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, đừng phớt lờ đi và chăm chăm làm những gì mình cho là đúng, là tốt cho trẻ. Thay vào đó, sự khen ngợi, công nhận sẽ giúp bé có động lực để tham gia nhiều trò chơi hơn. 

5. Cách dạy trẻ 5 tuổi bố mẹ cần nắm

5.1. Thiết lập nguyên tắc

Thiết lập các quy tắc gia đình rõ ràng và đặt các hạn chế nhất quán. Ngăn ngừa các vấn đề về hành vi của trẻ bằng cách giữ cho kỷ luật của bạn nhất quán và nói cho bé biết các điểm tích cực và tiêu cực khi bé làm sai.

5.2. Cách dạy trẻ 5 tuổi giải quyết vấn đề

Trẻ em cần được giúp đỡ để học cách đưa ra quyết định đúng đắn. Bạn hãy cung cấp các lựa chọn hạn chế để dạy con bạn kỹ năng giải quyết vấn đề. Hỏi: “Con muốn dọn phòng trước hay sau bữa tối?” Miễn là bé sẽ hoàn thành việc đó và lựa chọn nào cũng là một câu trả lời hướng đến điều tốt.

5.3. Cách dạy trẻ 5 tuổi đưa ra những định hướng tốt

Đưa ra những định hướng tốt sẽ làm tăng cơ hội lắng nghe của con bạn. Trước khi cố gắng chỉ ra phương hướng, hãy đặt tay của bạn lên vai trẻ hoặc giao tiếp bằng mắt. Sau khi bạn hướng dẫn, hãy yêu cầu trẻ lặp lại những gì bạn đã nói để đảm bảo trẻ hiểu.

5.4. Khen ngợi

Hãy nói những lời khen ngợi, động viên để thúc đẩy hành vi tốt ở trẻ. Điều này hữu ích cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với trẻ 5 tuổi, nó giúp bé tự tin rằng mình đang đi đúng hướng.

5.5. Cách dạy trẻ 5 tuổi những cách thay thế

Nếu trẻ ném đồ chơi khi đang tức giận, hãy dạy trẻ cách kiềm chế cơn giận của mình. Thay vì chỉ đơn giản là trừng phạt bé vì hành vi sai trái thì hãy giúp bé có những lựa chọn tốt hơn để giải quyết vấn đề đó.

5.6. Hậu quả tự nhiên

Hậu quả tự nhiên có thể hiệu quả bởi vì trẻ em có thể thực sự bắt đầu nhận ra rằng hành động của chúng có liên quan trực tiếp đến hậu quả. Nếu bạn có một đứa trẻ 5 tuổi nhất quyết muốn tự mình làm mọi việc, hãy cho trẻ một cơ hội nếu điều đó an toàn. Nếu bé mắc sai lầm, hãy để bé đối mặt với hậu quả tự nhiên.

5.7. Phần thưởng không chính thức

Hầu hết trẻ em mẫu giáo thích cơ hội được thưởng. Thay vì đe dọa hậu quả, hãy cố gắng sử dụng nó như một cơ hội để nhận được phần thưởng. Do đó, đừng nói “con không thể chơi ngoài trời cho đến khi dọn đồ chơi”, hãy nói “Sau khi dọn đồ chơi, con có thể ra ngoài chơi!” Những biểu hiện tích cực có thể khiến con bạn hưởng ứng.

5.8. Cách dạy trẻ 5 tuổi – Khen thưởng chính thức

Nếu con bạn gặp khó khăn với một số hành vi nhất định, hãy xây dựng việc khen thưởng để kích thích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cuối cùng, bạn sẽ cho trẻ một phần thưởng khuyến khích nhỏ và nếu điều này được lặp lại nhiều lần sẽ hình thành cho trẻ khả năng tự lập cao.

Ba mẹ nên dành thời gian để tham khảo những thông tin bổ ích về cách dạy trẻ 5 tuổi. Và hãy luôn là người bạn, người đồng hành cho cột mốc quan trọng này và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ nhé.  

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.