Cách đặt tên thương hiệu hay, ấn tượng cho doanh nghiệp – GoSELL

Tên thương hiệu cũng giống như cái tên cái nhà của một con người, cần có ý nghĩa riêng tạo được ấn tượng và sự độc đáo. Để đặt được tên thương hiệu hay có lẽ là một điều khó khăn khi bắt đầu kinh doanh.

Tên thương hiệu không chỉ đơn giản là một cái tên gọi hay một sự mô tả về phương diện của người đọc hiểu, mà thông qua đó còn giúp truyền tải những ý nghĩa và thông điệp mang giá trị thương hiệu đến người tiếp cận.

Thêm vào đó, tên thương hiệu còn mang sự liên tưởng đến những đặc tính, tính chất của lĩnh vực kinh doanh hoặc giá trị của sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu mang đến khách hàng.

Lấy một ví dụ về tên gọi mang ý nghĩa như: cái tên của Google bắt nguồn của nó là từ một lỗi chính tả của từ “googol” mang ý nghĩa là số 1 ​​đầu và theo sau là 100 số không, được chọn để biểu thị rằng công cụ tìm kiếm nhằm cung cấp số lượng lớn thông tin (Trích theo Wikipedia).

Các thương hiệu lớn thì luôn phải chạy đua để đưa ra những chiến dịch tung sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm. Trong khi đó thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn đắm chìm trong trạng thái cạnh tranh khốc liệt làm sao để chiếm thiện cảm từ người tiêu dùng, tạo sự khác biệt với đối thủ của mình.

Chính vì vậy một cái tên thương hiệu dễ nhớ, tạo sự mường tượng và ấn tượng, mang trọn vẹn ý nghĩa truyền tải, lột tả được giá trị thương hiệu và cả sản phẩm. Đây là một trong những cách góp phần tạo nên sự nổi bật của thương hiệu, chiếm được sự chú ý của khách hàng trên thị trường.

Vì thế để có thể tạo được cái nhìn tốt về hình ảnh và thương hiệu cho doanh trên thị trường, cũng như đánh giá cao của người tiêu dùng về chất lượng thương hiệu thật là điều không hề dễ.

Để xây dựng thương hiệu tốt thì trước hết những sản phẩm/dịch vụ cung cấp cũng phải mang chất lượng tốt, đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Ngoài ra, cũng cần mang giá trị về mặt tinh thần, ghi nhớ, vì độ tuổi và thị trường mục tiêu khác nhau nên cần có những biến động chuyển giao phù hợp. 

Với một cái tên thương hiệu ý nghĩa, bao hàm nội dung truyền tải của doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng thể hiện cho người tiêu dùng thấy được:

Con người chúng ta mỗi người đều sở hữu cho mình một cái tên mang ý nghĩa. Thương hiệu cũng vậy họ đều sẽ có một cái tên gắn liền. Đa phần người tiêu dùng thay vì gọi tên doanh nghiệp họ sẽ gọi tên sản phẩm nổi bật mà họ nhớ đến hoặc thường sử dụng. 

Đó không chỉ là yếu tố để phân biệt, mà nó còn mang đến giá trị sở hữu cho doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt.

Sở hữu tên thương hiệu hay và ý nghĩa sẽ giúp ích khá nhiều cho một chiến dịch truyền thông xây dựng thương hiệu. Trước khi được mọi người biết đến một cách rộng rãi thì doanh nghiệp cần phải ghi dấu ấn với khách hàng. Các bước cơ bản để đặt tên thương hiệu mang lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng:

Không nên đặt tên doanh nghiệp theo ý tưởng bộc phát, vì vậy rất có thể bạn sẽ thay đổi mọi thứ khi có thêm bất cứ lý tưởng bộc phát nào khác. Như vậy sẽ rất mất thời gian để thay đổi mọi thứ.

Bạn cần nghiên cứu kỹ càng trước mọi thứ về sản phẩm, giá trị đặc trưng cũng như định hướng về chiến lược kinh doanh cho sản phẩm.

Tìm hiểu đánh giá về thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng ở thời điểm hiện tại, trước khi bạn bước vào quá trình khẳng định thương hiệu. Bạn có thể nhìn vào đối thủ cạnh tranh để xem xét họ đã làm được gì? làm như thế nào?

Thông qua những ý trên nhìn nhận ra mặt cần học hỏi và mặt còn hạn chế để có thể đưa ra phương án tối ưu. Nhìn ra những mặt hạn chế ở đối thủ và lấp đầy lỗ hổng đó cho doanh nghiệp của bạn, chính là mang đến cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho doanh nghiệp.

Với bất cứ một sản phẩm nào khi muốn tung ra thị trường thì nó đều có mục đích và lý do riêng. Khi đã xác định được những điều này thì thương hiệu của bạn chắc hẳn đang ở trong hành trình phát triển và sẽ có một quy trình phát triển cụ thể hơn trong tương lai. 

Những ý tưởng mới trong giai đoạn đầu phát triển không hề là sai và không phù hợp. Vì vậy, có nhiều ý tưởng và chiều hướng để phát triển thì càng tốt. Khi có những ý tưởng mới, có những người sẽ thấy ý tưởng của bạn là vô lý và điên rồ, vì vậy nên bạn cần chắt lọc lại để tạo ra ý tưởng đột phá.

Xem xét từng phương diện, khía cạnh của ý tưởng đó, đứng từ góc nhìn của người tiêu dùng để xem qua những ý tưởng và lọc ra những cái tên thương hiệu không chỉ đẹp và hay mà còn mang những hàm ý riêng.

Dựa trên danh sách tên đã có, bạn nên đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn cũng như những câu hỏi có liên quan để có thể rút gọn danh sách tên. Sau đó thì dựa vào những tiêu chí ban đầu để tìm ra phương án tối ưu nhất nhưng vẫn có thể đáp ứng được những yêu cầu ban đầu.

Từ cái tên đã chọn. Bạn có thể đưa ra những phương hướng đề xuất, nghiên cứu sơ bộ về thị trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng mà có thể đưa ra những phương án truyền thông, phát triển cho thương hiệu.

Thông qua đo lường hiệu quả đạt được trong chiến dịch truyền thông, bạn sẽ nhìn nhận ra được thương hiệu của mình đã được người tiêu dùng đón nhận hay chưa? phương án đã đạt hiệu quả hay chưa? Thông qua đó để lập ra kế hoạch phát triển lâu dài hoặc điều chỉnh hướng đi.

Bạn nên kiểm tra tên thương hiệu có khả dụng không:

Việc tra cứu tên thương hiệu sẽ giúp thương hiệu doanh nghiệp tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn tương tự nếu có nhu cầu đăng ký, tránh việc gặp rắc rối không đáng có với những nhãn hiệu đã được đăng ký. Nếu đã có thì phương án tốt nhất là lựa chọn tên khác cho thương hiệu để tránh mất thời gian và chi phí.

Thời đại công nghệ số như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng sở hữu website, vì vậy có hàng trăm hàng ngàn tên miền được đăng ký mỗi ngày. Vì vậy bạn cần chắc chắn rằng tên miền chưa được đăng ký, chi phí để mua lại tên miền đối một công ty khởi nghiệp có thể rất đắt đỏ.

Bạn cần chắc chắn rằng tên thương hiệu và tên miền khi dịch sang ngôn ngữ khác không mang những ý nghĩa không hay. Ví dụ ngôn ngữ: Tiếng anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,… điều này rất quan trọng nếu bạn có ý định đưa thương hiệu của mình vươn ra quốc tế.

Nhưng một cái tên thương hiệu hay vẫn chưa phải là yếu tố để quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể phát triển hiệu quả thì bạn cần có một quy trình vận hành hiệu quả cho doanh nghiệp.

Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều ứng dụng công nghệ vào việc quản lý kinh doanh. Phần mềm quản lý kinh doanh có những ưu điểm nào mà lại được các doanh nghiệp sử dụng nhiều đến vậy. Cùng tìm hiểu nhé!

Việc sử dụng nền tảng quản lý bán hàng đa kênh chuyên nghiệp là giải pháp tối ưu để triển khai bán hàng đa kênh. Với chi phí cực kỳ thấp nhưng hiệu quả vượt trội, nó có thể giúp bạn vận hành một hệ thống bán hàng với hàng nghìn đại lý, fanpage, sàn thương mại điện tử, website bán hàng…

Nổi bật nhất trong số đó là phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL với các chức năng nổi bật như:

Chức năng quản lý đa kênh GoSOCIAL, các kênh thương mại điện tử (Shopee, Lazada, GoMUA), các kênh mạng xã hội (Facebook, Zalo), website trên một nền tảng duy nhất.

Có giao diện tương thích với nhiều mặt hàng kinh doanh và thao tác đơn giản dễ sử dụng. Bạn có thể kết nối nhiều trang mạng xã hội và nhiều trang thương mại điện tử trên một nền tảng duy nhất.

Quản lý bán hàng tại quầy