Cách đặt tên doanh nghiệp ý nghĩa, đúng quy định
Để chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có một công việc rất quan trọng và người thành lập doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng đó là đặt tên doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để khách hàng có thể biết đến thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và phải phù hợp với quy định của pháp luật. An Trí Law cung cấp cho quý khách hàng một số thông tin liên quan về việc đặt tên doanh nghiệp để quý khách hàng tham khảo trong quá trình lựa chọn tên doanh nghiệp như sau:
I. Cách đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên doanh nghiệp viết tắt. Doanh nghiệp có thể không cần có tên nước ngoài và tên viết tắt, tuy nhiên việc có đầy đủ tên bằng 3 yếu tố như trên có thể tạo cho doanh nghiệp một số thuận lợi trong quá trình hoạt động hoặc phát triển giao thương với quốc tế sau này. Mỗi loại hình tên doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp quy định rất cụ thể về cách đặt tên để người thành lập doanh nghiệp căn cứ vào quy định tránh việc Tên doanh nghiệp không được chấp nhận khi nộp hồ sơ thành lập.
Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020
“Điều 37. Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Điều 39. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Xem thêm: – Thành lập công ty cổ phần năm 2021
– Thành lập công ty TNHH 1 Thành viên năm 2021
II. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp.
Khi đặt tên cho doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp cần căn cứ vào quy định về cách đặt tên doanh nghiệp để lựa chọn tên phù hợp. Tuy nhiên khi lựa chọn tên doanh nghiệp cần lưu ý về quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
“1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Để hướng dẫn doanh nghiệp đặt tên tránh vi phạm điều cấm thì Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định về các trường hợp tên trùng và tên gây nhầm lẫn để người thành lập doanh nghiệp khi lựa chọn tên doanh nghiệp không bị trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác để khi nộp hồ sơ bị trả hồ sơ về.
“Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này không áp dụng đối với công ty con của công ty đã đăng ký.”
Tại An Trí Law chúng tôi có thể hỗ trợ người thành lập doanh nghiệp có thể tra trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để xem tên doanh nghiệp có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn và đã đặt tên đúng theo quy định hay chưa. Người thành lập doanh nghiệp có thể liên hệ 0901.915.985 chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ kiểm tra tên doanh nghiệp.
III. Một số gợi ý trong cách đặt tên doanh nghiệp.
Để người thành lâp doanh nghiệp có thể lựa chọn tên doanh nghiệp của mình, An Trí Law gợi ý một số cách đặt tên doanh nghiệp như sau:
– Đặt tên theo họ tên người: Ví dụ tên riêng của người thành lập doanh nghiệp
– Đặt tên theo chữ cái hoặc số: ABC, ACE
– Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh: Hữu cơ Việt Nam
– Đặt tên thể hiện sự quyết tâm: Ví dụ: Thịnh Vượng, Việt Tín, An Trí là tên công ty chúng tôi lựa chọn để thể hiện quyết tâm tạo sự An Tâm – Uy Tín – Tin Tưởng cho quý khách hàng.
– Đặt tên theo biểu tượng: Bông Sen Trắng, Hoa Sen Vàng
– Đặt tên theo các loại hoa: Hoa Hướng Dương, Hoa Sen, Hoa Mai
– Đặt tên bằng tiếng nước ngoài.
Xem thêm: – Các dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại An Trí Law
– Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Trên đây là một số nội dung liên quan đến cách đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp có thể tham khảo để đặt tên doanh nghiệp, tạo ra một thương hiệu uy tín, phát triển vững mạnh của riêng doanh nghiệp mình trong tương lai. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ AN TRÍ
Hotline/Zalo: 0901.915.985
Facebook: An Trí Law