Cách chữa đau rát hậu môn tại nhà an toàn và hiệu quả – Phòng khám bác sĩ
Đau rát hậu môn là biểu hiện của một số bệnh lý và thói quen không lành mạnh. Bệnh này rất dễ điều trị cũng rất dễ tái phát. Vậy cách chữa trị đau rát hậu môn tại nhà như thế nào? Phòng Khám Bác Sĩ sẽ cung cấp cho bạn những cách chữa trị làm giảm tình trạng này thông qua bài viết dưới đây.
Dấu hiệu và triệu chứng khi bị
đau rát hậu môn
Phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh mà các dấu hiệu và triệu chứng của đau rát hậu môn ở từng bệnh nhân sẽ khác nhau.
-
Nứt hậu môn
-
Đau nặng, chói khi đi tiêu
-
Đau nóng ran hoặc cồn cào kéo dài vài giờ sau khi đi tiêu
-
Chảy máu trực tràng – bạn có thể thấy một lượng nhỏ máu trên giấy vệ sinh sau khi bạn lau.
-
Bệnh trĩ
-
Chảy máu sau khi đi tiêu
-
Ngứa hậu môn
-
Cảm thấy có cục u trong hoặc quanh hậu môn
-
Đau nhức và đỏ quanh hậu môn
-
Đau hậu môn, nếu quá trình vận chuyển máu cho búi trĩ bị tắc nghẽn hoặc bị gián đoạn – ví dụ như do cục máu đông.
-
Rò và áp xe hậu môn
-
Đau liên tục, đau nhói có thể nghiêm trọng hơn khi bạn ngồi xuống
-
Kích ứng da quanh hậu môn
-
Đi tiêu ra mủ hoặc máu
-
Sưng và đỏ quanh hậu môn
-
Sốt cao
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu khi gặp tình trạng này, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân làm
đau rát hậu môn
Trước khi tìm hiểu về các cách chữa đau rát hậu môn tại nhà, người bệnh nên nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để áp dụng phương pháp thích hợp điều trị bệnh.
Do các bệnh lý ở vùng hậu môn, trực tràng
Bệnh trĩ: Do đám tĩnh mạch vùng hậu môn căng giãn quá mức. Các búi trĩ có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau sẽ chia bệnh trĩ thành các loại khác nhau. Các triệu chứng kèm theo bệnh này là sưng quanh lỗ hậu môn, ngứa ngáy, đau rát hậu môn, chảy máu chảy dịch ở hậu môn…
Nứt kẽ hậu môn: Là tình trạng hậu môn xuất hiện 1 vết cắt nhỏ hay 1 vết rách thẳng. Nứt kẽ hậu môn có thể là do mắc bệnh táo bón hoặc do sinh con. Người bệnh có thể sẽ đau rát hậu môn, đau nhiều hơn mỗi khi đi đại tiện, trong phân có lẫn máu…
Áp xe hậu môn: Là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn làm các ổ mủ xuất hiện ở bên trong niêm mạc hoặc vùng da xung quanh hậu môn. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: hậu môn sưng nóng, đau rát, đau hậu môn gia tăng khi vận động mạnh hoặc khi đi đại tiện.
Rò hậu môn: Là bệnh do tình trạng biến chứng khi áp xe hậu môn bị vỡ và làm xuất hiện các đường rò ở bên trong niêm mạc. Người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, sưng nóng ở hậu môn kèm theo chảy mủ ở xung quanh các lỗ rò.
Co thắt cơ trực tràng: Co thắt trực tràng gây nên những cơn đau ở hậu môn. Thông thường những cơn co thắt có thể kéo dài từ 1 đến vài phút. Đây có thể do quan hệ bằng đường hậu môn, táo bón, nhu động ruột tăng cao. Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh là đau trực tràng đột ngột, đau rát hậu môn khi ngồi.
Do táo bón:
Khi đi đại tiện, những người bị táo bón thường sẽ phải dùng cố sức rặn mạnh để thải phân ra ngoài. Tuy nhiên, phân cứng và khó có thể thoát ra ngoài hậu môn khiến vùng hậu môn bị giãn tĩnh mạch. Họ sẽ bị
đau rát hậu môn
do đó cần chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung thêm nhiều rau xanh.
Vệ sinh không đúng cách có thể gây ra đau rát hậu môn
Vệ sinh không đúng cách cũng gây nên tình trạng đau rát hậu môn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi đại tiện sẽ khiến vi khuẩn ở trong phân tích tụ và gây kích ứng khiến bạn sẽ bị viêm nhiễm và đau hậu môn.
Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, đau hậu môn còn do một số nguyên nhân như:
-
Mặc quần quá chật, bó sát khiến cho đau rát thêm ở hậu môn
-
Quan hệ bằng đường hậu môn cũng gây nên tổn thương vùng hậu môn
-
Do một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, herpes sinh dục… cũng gây ảnh hưởng đến hậu môn
Cách chữa trị
đau rát hậu môn
hiệu quả tại nhà
Dưới đây Phòng Khám Bác Sĩ sẽ tổng hợp những cách chữa đau rát hậu môn tại nhà an toàn và hiệu quả mà các chuyên gia, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên áp dụng để giảm cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh.
Ngâm bằng nước ấm
Nước ấm được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị hậu môn bị đau rát.
Cách thực hiện như sau:
-
Chuẩn bị một chậu nước vừa đủ ấm, bạn có thể thêm bất kỳ chất nào mà bác sĩ khuyên dùng vào bồn tắm.
-
Ngâm hậu môn từ 15 đến 20 phút.
-
Lau khô hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn sạch, không được chà xát mạnh để tránh tổn thương búi trĩ.
-
Hãy vệ sinh bồn tắm thật kỹ và cất nơi khô ráo để dùng cho lần sau.
Xông hơi vùng hậu môn
Xông hơi hậu môn sẽ có tác dụng hấp thu các tinh chất của dược liệu giúp tiêu viêm, chống nhiễm trùng, kích thích khả năng lưu thông khí huyết ở vùng hậu môn.
-
Cách 1: rửa sạch lá tía tô, rau kinh giới, lá trầu rồi cho vào ấm đun với khoảng 500ml nước. Sau đó đổ ra chậu ngồi xông vùng hậu môn khoảng tầm vài phút, dùng nước vệ sinh lại hậu môn một lần nữa khi nước còn ấm và dùng khăn mềm lau khô. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể giã nhuyễn các loại lá này rồi đắp lên khối áp xe nhằm giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, và giảm triệu chứng của bệnh.
-
Cách 2: rửa sạch lá sung, lá ngải cứu, cúc tần, lá lốt, củ nghệ và bồ kết rồi cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau khi sôi, cho tiếp bồ kết vào đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu sạch rồi ngồi xông hơi hậu môn khoảng 15 phút.
Chườm lạnh
Chườm đá giúp giảm sưng các mạch máu và giúp giảm đau. Đây là được xem là một trong những cách chữa đau rát hậu môn tại nhà đơn giản mà hiệu quả giúp giảm nhanh cơn đau.
Hãy bọc túi đá trong một chiếc khăn hoặc vải sạch trước khi ấn nhẹ vào búi trĩ. Tốt nhất nên chườm đá trong vài phút, 3-4 lần mỗi ngày, không để trong thời gian dài làm hỏng vùng da của bạn, sau đó bỏ ra cho đến khi da ấm lại và tiếp tục lặp lại bằng túi đá chườm.
Sau khi chườm lạnh, nên lau khô bằng khăn mềm, hoặc dùng máy sấy tóc để sấy khô.
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
Việc giữ vệ sinh vùng hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo sẽ tránh được các nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh, đau rát hậu môn.
Sau mỗi lần đi vệ sinh, người bệnh không nên sử dụng giấy vệ sinh để lau mà cần rửa bằng nước muối ấm pha loãng để có thể loại bỏ được các vi khuẩn và hạn chế gây thương tổn cho vùng hậu môn.
Khi vệ sinh vùng bị đau hậu môn, không được sử dụng xà phòng hoặc khăn lau có cồn hoặc nước hoa. Thay vào đó, ngâm hậu môn trong nước ấm cũng đủ sạch sẽ mà không cần dùng các sản phẩm xà phòng tẩy rửa mạnh.
Khi bạn vệ sinh xong, hãy sử dụng máy sấy tóc, hoặc khăn mềm nhẹ nhàng làm khô.
Sử dụng giấy vệ sinh mềm hoặc vòi xịt
Nguyên nhân khiến hậu môn bị đau rát là sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng, khô cứng. Do đó, bạn nên lựa chọn lại giấy vệ sinh, đồng thời chỉnh lại vòi xịt, tránh xịt quá mạnh làm ảnh hưởng tới hậu môn bị đau rát.
Trường hợp sử dụng vòi xịt, sau khi đi đại tiện xong bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô hậu môn. Không nên cọ xát mạnh khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn. Bạn không được để hậu môn bị ẩm ướt vì điều này tạo một môi trường thuận lợi để vi khuẩn tấn công, dẫn đến bệnh ngày càng trầm trọng.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ làm tình trạng táo bón, đại tiện khó khăn bị hạn chế. Người bị đau hậu môn nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, nước ép hoa quả tươi, thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa. Không nên ăn đồ ăn quá mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ. Cần bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin. Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Tránh ngồi lâu
Nếu bạn ngồi quá lâu, hãy đi bộ ít nhất khoảng 5 phút/ lần/ giờ để giảm áp lực trực tràng lên búi trĩ. Hãy thử đi bộ nhanh trong 20 đến 30 phút để kích thích chức năng ruột hoạt động được thuận lợi và trơn tru hơn, giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
Sử dụng lá trầu không để chữa chứng đau rát hậu môn
Lá trầu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như điều trị các triệu chứng của đau rát hậu môn. Lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng có thể kháng viêm, diệt khuẩn hiệu quả, khiến cho hậu môn đỡ đau rát khó chịu.
Trong lá trầu không có tinh dầu betel phenol với công dụng cầm máu, sát khuẩn, giúp các búi trĩ có cơ hội co lại. Sử dụng trầu không là biện pháp chữa đau rát hậu môn được khá nhiều người bệnh áp dụng.
Cách thực hiện: rửa và ngâm lá trầu không trong vài phút với nước muối pha loãng. Rửa lá trầu lại thêm một lần nữa với nước sạch rồi để cho ráo nước. Giã nát lá trầu cùng với một ít muối. Lọc lấy nước cốt, sau đó lấy bông y tế thấm và thoa lên vùng hậu môn đang bị đau. Có thể tận dụng phần bã để đắp lên da xung quanh hậu môn. Giữ yên như thế trong 20 phút, sau đó rửa lại với nước sạch. Bạn hãy kiên trì thực hiện cách này 1- 2 lần/ ngày để điều trị tình trạnh đau hậu môn.
Dùng tỏi khi bị đau rát hậu môn
Tỏi có thể điều trị đau rát hậu môn được rất nhiều người biết đến. Hàm lượng kháng sinh tự nhiên trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện: bóc vỏ vài tép tỏi tươi rồi giã nhuyễn để lấy nước. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, dùng bông y tế thấm vào nước tỏi rồi trực tiếp bôi lên ở vùng hậu môn bị tổn thương. Để cố định bông y tế 15 – 20 phút để tinh chất từ tỏi thấm vào da
Chữa
đau rát hậu môn
bằng nha đam
Nhựa nha đam có thể xoa dịu nhanh cơn đau rát, làm lành thương tổn da cải thiện tình trạng sưng viêm nhiễm hay đau rát hậu môn. Ngoài ra, các thành phần vitamin, khoáng chất có trong gel nha đam kích thích phục hồi một số tế bào bị tổn thương. đồng thời còn có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng khuẩn giúp hạn chế hiện trạng sưng viêm hay viêm nhiễm.
Cách thực hiện: rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài một nhánh nha đam. Dùng dao cạo để lấy phần thịt nha đam trong suốt bên trong.Vệ sinh sạch sẽ rồi đắp nha đam lên vùng bị đau rát. Giữ nguyên vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Chữa
đau rát hậu môn
bằng rau diếp cá
Rau diếp cá có công dụng chống viêm nhiễm, sát trùng, giảm ngứa ngáy, là một phương thức điều trị đau hậu môn hiệu quả. Nguyên liệu này có khả năng giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy tại vùng hậu môn.
Thực hiện: rửa sạch nắm lá diếp cá tươi rồi để ráo nước. Đun sôi nó với nước rồi xông vùng hậu môn.Xông trong khoảng 10 phút đến lúc nước hết ấm, sau đó dùng nước này để rửa hậu môn.
Khi nào bị
đau rát hậu môn
cần gặp bác sĩ?
Sau một thời gian thực hiện các cách chữa trị đau rát hậu môn tại nhà như chúng tôi đã tổng hợp phía trên mà thấy bệnh tình không thuyên giảm, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương pháp giải quyết thích hợp.
Dấu hiệu bệnh trở nặng:
-
Đau nghiêm trọng
-
Cơn đau không cải thiện sau vài ngày
-
Chảy máu trực tràng.
Cơ địa mỗi người khác nhau, vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất chữa trị dứt điểm tình trạnh bị đau rát hậu môn.
Lời kết:
Thông qua bài viết trên của Phòng Khám Bác Sĩ, bạn đã có cho mình những cách giảm đau rát hậu môn tại nhà hiệu quả. Bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn sức khỏe, ngay khi cơn đau rát khó chịu qua đi. Kiểm tra và áp dụng đúng biện pháp điều trị sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng đau hậu môn, tránh xảy ra các nguy cơ không mong muốn.
Đánh giá nội dung