Cách chữa căng cơ bắp chân khi tập luyện thể thao

Những cơn đau do căng cơ bắp chân gây ra không ít phiền toái nhất là vận động thể thao quá mức. Cách chữa căng cơ bắp chân nào hiệu quả nhất để giảm những cơn đau. Những cơn đau này xuất hiện do đâu và nếu không được chữa trị sẽ để lại hậu quả gì cho cơ thể. Hãy cùng Gia dụng Việt giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

>>> Tham khảo thêm các bài tin dưới đây

tình trạng căng cơ bắp chân xuất hiện khá phổ biếntình trạng căng cơ bắp chân xuất hiện khá phổ biếnCăng cơ bắp chân xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Tình trạng căng cơ bắp chân xảy ra khi chơi thể thao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng cơ bắp chân trong đó phổ biến nhất là vận động quá sức trong quá trình tập luyện thể thao. Chấn thương cơ bắp chấn xuất hiện khi cơ thể hoạt động vời cường độ cao nhưng không khởi động kỹ càng.

Đau cơ bắp chân thường xảy ra khi đá bóng, leo cầu thang nhiều lần, bê vác nặng,… Hoạt động quá nhiều gây ra nhiều sức ép dồn lên chân, làm giãn cơ bắp chân và khung xương chân cảm thấy đau nhức, khó chịu. Đó là lý do vì sao khi tập luyện thể thao quá mức thường dẫn đến tình trạng bắp chân bị căng cứng, nhức mỏi.

Một yếu tố khác gây ra những cơn đau này là bởi việc không khởi động kỹ càng trước khi tập luyện thể thao. Điều này dễ xảy ra với những người ít vận động, không thường xuyên luyện tập. Họ thường chủ quan, không cảm thấy việc khởi động là cần thiết dẫn tới những cơn đau nhức bắp chân xuất hiện nhanh chóng.

Chấn thương cơ bắp chân khi chơi thể thao cũng là nguyên nhân dẫn tới đau cơ bắp chân. Khi gặp chấn thương, phần cơ bị đập mạnh gây ra tổn thương ở cơ, mạch máu tại bắp chân. Bị căng cơ bắp chân ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình vận động, di chuyển, sinh hoạt hàng ngày. Có một số trường hợp những cơn đau tự khỏi nhưng một vài trường hợp xấu hơn có thể xuất hiện giãn cơ bắp chân khiến cơn đau dữ dội hơn, để lại nhiều hậu quả.

Chấn thương cơ bắp chân do không tập khởi độngChấn thương cơ bắp chân do không tập khởi độngChấn thương cơ bắp chân chủ yếu do không khởi động kỹ càng khi tập luyện

Cách chữa căng cơ bắp chân khi tập luyện thể thao

Cần phải ghi nhớ rằng khi bị đau căng cơ bắp chân chơi thể thao hay vận động quá mạnh thì cần phải dừng ngay việc vận động lại và áp dụng ngay cách chức đơn giản sau đây:

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tức thì khi bị chấn thương cơ bắp chân. Cách chữa căng cơ bắp chân bằng phương pháp chườm lạnh giúp giảm lưu thông máu về vị trí chườm, giảm sưng đau, tạo cảm giác dễ chịu hơn. Có thể áp dụng phương pháp này để có hiệu quả cao nhất theo các bước sau:

  • Sử dụng khăn vải bọc đá lạnh rồi chườm lên vị trí căng cứng, thời gian khoảng 10 – 15 phút, duy trì thực hiện mỗi lần chườm trong khoảng 1 tiếng
  • Tránh không nên để viên đá trực tiếp lên vùng căng cơ chân
  • Nên chú ý rằng vị trí chấn thương trở lại nhiệt độ thường rồi mới tiếp tục chườm lạnh sau
  • Nên duy trì cách làm trong 3 ngày đầu tiên khi bị chấn thương

Lưu ý là với những đối tượng có tuần hoàn kém hoặc dễ bị hạ nhiệt độ thì không nên áp dụng phương pháp chườm lạnh này. Cũng không nên chườm lạnh khi da bị rách hoặc trầy da.  

Tập giãn cơ chân nhẹ nhàng

Khi bị căng cơ bắp chân bạn nên tránh hoạt động mạnh. Thay vào đó hãy tập những bài giãn cơ chân nhẹ nhàng, kéo căng chân từ từ để tăng tuần hoàn cơ bắp, giúp cơ thể dẻo dai.  

Xoa bóp massage cơ chân

Khi cơ chân bị căng cứng có thể thực hiện các tác động massage, xoa bóp giúp cho máu lưu thông đều đặn, kích thích sự phục hồi của cơ bắp sẽ giúp cơn đau nhức cơ bắp thuyên giảm.

thư giãn nhẹ nhàng là cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quảthư giãn nhẹ nhàng là cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quảThực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng khi bị căng cơ bắp chân

Cách phòng tránh căng cứng cơ bắp chân khi tập luyện thể thao

Để hạn chế và giảm tình trạng căng cơ chân khi tập luyện thể theo cần phải thực hiện những cách làm sau:

  • Nên khởi động cơ chân tay trước khi vận động để bảo vệ cơ bắp
  • Uống nước trước khi tập luyện để giúp điều chỉnh thân nhiệt, bôi trơn khớp gối và vận chuyển dưỡng chất bên trong cơ thể ổn định
  • Nên vận động tập luyện trong cường độ hợp lú, tránh quá sức quá mạnh khiến chấn thương cơ bắp chân
  • Tập giãn cơ bắp chân khi kết thúc cuộc chơi giúp tăng tính đàn hồi và dẻo dai cơ bắp
  • Nghỉ ngơi hợp lý sau khi tập luyện & tránh tập thường xuyên liên tục ở cường độ cao.

Giúp phòng tránh hiện trạng này do ngồi làm việc quá lâu hoặc chơi thể thao liên tục có thể sử dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe hiện đại là ghế massage nội địa nhật trị liệu. Có thể sử dụng tại nhà hoặc văn phòng, tiện lợi mọi thời gian, chỉ với 15 – 30 phút sử dụng ghế massage ngồi có thể hạn chế được tình trạng đau nhức cơ bắp chân, phòng tránh các bệnh xương khớp hiệu quả.

4.8/5 – (20 bình chọn)

Che Do Bao Hanh GdvChe Do Bao Hanh Gdv

 

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86 – 0913.023.989 – 056.929.9999

SHOWROOM 2540 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.86

————-

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên – Phường 10 – Quận 3 – TP.HCM(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://giadungviet.vn

showroom gia dung viet 2021showroom gia dung viet 2021

4.8/5 – (20 bình chọn)

Câu hỏi thường gặp (2)

Nguyên nhân nào dẫn đến căng cơ bắp chân khi chơi thể thao?

Nguyên nhân gây nên tình trạng căn cơ bắp chân khi chơi thể thao chính là vận động quá sức. Đau cơ bắp chân khi đá bóng, leo cầu thang nhiều lần, bê vác nặng …. Lúc này quá trình hoạt động tác động mạnh tới đôi chân, gây sức ép dồn lên chân khiến cho giãn cơ bắp chân và khung xương chân cảm thấy bị đau nhức, khó chịu. Đó là lí do tại sao khi tập luyện thể thao quá sức thường dẫn đến đau mỏi cơ bắp.

Bị căng cơ bắp chân nên làm gì?

Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách làm đơn giản mà mang lại hiệu quả tức thì khi bị chấn thương cơ bắp chân. Việc chườm lạnh giúp giảm lưu thông máu về vị trí chườm, giảm sưng đau, cảm thấy dễ chịu hơn.  Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh như một cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả theo bước làm sao:

  • Sử dụng khăn vải bọc đá lạnh rồi chườm lên vị trí căng cứng, thời gian khoảng 10 – 15 phút, duy trì thực hiện mỗi lần chườm trong khoảng 1 tiếng
  • Tránh không nên để viên đá trực tiếp lên vùng căng cơ chân
  • Nên chú ý rằng vị trí chấn thương trở lại nhiệt độ thường rồi mới tiếp tục chườm lạnh sau
  • Nên duy trì cách làm trong 3 ngày đầu tiên khi bị chấn thương

Lưu ý là với những đối tượng có tuần hoàn kém hoặc dễ bị hạ nhiệt độ thì không nên áp dụng phương pháp chườm lạnh này. Cũng không nên chườm lạnh khi da bị rách hoặc trầy da.