Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tránh nhiễm trùng

Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh tránh nhiễm trùng

Khi mang thai, trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng qua dây rốn. Dây rốn chính là mối duy trì sự sống cho thai nhi. Sau khi chào đời, trẻ có khả năng thở, bú, tiêu tiểu nên dây rốn trở nên không cần thiết vì vậy được kẹp lại và cắt bỏ ngay sau khi sinh. Cuống rốn là phần còn lại sau khi dây rốn được cắt tại phòng sinh.
Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh. Thông thường, cuống rốn khô lại và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Thông thường sẽ không có vấn đề gì nếu bạn giữ rốn khô và sạch. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất đơn giản: việc tắm, lau người, chăm sóc trẻ là việc làm hàng ngày, song cần giữ cho rốn được khô, thoáng, sạch. Nếu rốn trẻ sơ sinh không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiễm trùng rốn. Nhiễm trùng lan rất nhanh tới gan, có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, làm chậm quá trình rụng rốn nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh rất cao lên tới 40-80%, có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn rốn, sau đây là cách chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả.
Chúng ta nên chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi bắt đầu vệ sinh rốn gồm có que bông vô trùng hay bông vô khuẩn, gạc vô trùng, dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ, băng rốn. Trước khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, phụ huynh cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch. Tiếp theo, tháo bỏ gạc cũ và quan sát tình trạng rốn trẻ xem có bất thường gì không. Lưu ý, mẹ nên tháo gạc nhẹ nhàng để phòng ngừa trường hợp băng gạc dính vào rốn, có thể gây tổn thương cho trẻ.
 Dùng bông đã thấm cồn lau theo cách như sau:

  • 1 miếng bông lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn,
  • 1 miếng lau vòng quanh rốn, chỗ tiếp xúc với da bụng,
  •  Lau rộng vùng da xung quanh rốn.

Lưu ý nên thay bông sau mỗi lần sát trùng cho trẻ. Phụ huynh vệ sinh lau khô rốn bằng bông vô khuẩn. Sau đó, thay gạc mới, lặp lại các bước mỗi ngày 1 lần cho đến khi rốn rụng tự nhiên.
Khi vệ sinh rốn cho trẻ xong, chúng ta không nên băng rốn quá chặt, quá kín, không tự ý giật núm rốn trước thời hạn, không cho bé ngâm mình trong nước, không bôi thuốc lạ lên rốn của trẻ. Khi rốn đã rụng vẫn duy trì vệ sinh bằng cồn rồi che rốn bằng gạc mỏng, giữ sạch chỗ lên da non cho đến khi rốn khô hẳn.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh mặc dù khá đơn giản tuy nhiên bậc phụ huynh cần lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để có cách xử lý kịp thời:

Rốn trẻ sưng tấy, ửng đỏ
Cuống rốn chảy nước vàng và có mùi hôi
Đôi khi rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ.
Cuống rốn của trẻ lồi
Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, gia đình cần phải đưa đi khám để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách trong trường hợp nặng cần phải nhập viện điều trị. Nếu trẻ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà, phải đảm bảo rằng em bé uống đủ liều thuốc ngay cả khi rốn đã cải thiện hơn./.

Người sưu tầm: Nguyễn Linh Trang

Khi mang thai, trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng qua dây rốn. Dây rốn chính là mối duy trì sự sống cho thai nhi. Sau khi chào đời, trẻ có khả năng thở, bú, tiêu tiểu nên dây rốn trở nên không cần thiết vì vậy được kẹp lại và cắt bỏ ngay sau khi sinh. Cuống rốn là phần còn lại sau khi dây rốn được cắt tại phòng sinh.Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh lâu hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa, sức khỏe cũng như việc vệ sinh. Thông thường, cuống rốn khô lại và lành, nó có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Thông thường sẽ không có vấn đề gì nếu bạn giữ rốn khô và sạch. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh rất đơn giản: việc tắm, lau người, chăm sóc trẻ là việc làm hàng ngày, song cần giữ cho rốn được khô, thoáng, sạch. Nếu rốn trẻ sơ sinh không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiễm trùng rốn. Nhiễm trùng lan rất nhanh tới gan, có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, làm chậm quá trình rụng rốn nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh rất cao lên tới 40-80%, có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn rốn, sau đây là cách chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả.Chúng ta nên chuẩn bị dụng cụ đầy đủ trước khi bắt đầu vệ sinh rốn gồm có que bông vô trùng hay bông vô khuẩn, gạc vô trùng, dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ, băng rốn. Trước khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh, phụ huynh cần rửa tay bằng xà phòng thật sạch. Tiếp theo, tháo bỏ gạc cũ và quan sát tình trạng rốn trẻ xem có bất thường gì không. Lưu ý, mẹ nên tháo gạc nhẹ nhàng để phòng ngừa trường hợp băng gạc dính vào rốn, có thể gây tổn thương cho trẻ.Dùng bông đã thấm cồn lau theo cách như sau:Lưu ý nên thay bông sau mỗi lần sát trùng cho trẻ. Phụ huynh vệ sinh lau khô rốn bằng bông vô khuẩn. Sau đó, thay gạc mới, lặp lại các bước mỗi ngày 1 lần cho đến khi rốn rụng tự nhiên.Khi vệ sinh rốn cho trẻ xong, chúng ta không nên băng rốn quá chặt, quá kín, không tự ý giật núm rốn trước thời hạn, không cho bé ngâm mình trong nước, không bôi thuốc lạ lên rốn của trẻ. Khi rốn đã rụng vẫn duy trì vệ sinh bằng cồn rồi che rốn bằng gạc mỏng, giữ sạch chỗ lên da non cho đến khi rốn khô hẳn.Rốn trẻ sưng tấy, ửng đỏCuống rốn chảy nước vàng và có mùi hôiĐôi khi rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ.Cuống rốn của trẻ lồiKhi trẻ sơ sinh có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, gia đình cần phải đưa đi khám để được bác sĩ đưa ra hướng điều trị. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn vệ sinh rốn đúng cách trong trường hợp nặng cần phải nhập viện điều trị. Nếu trẻ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tại nhà, phải đảm bảo rằng em bé uống đủ liều thuốc ngay cả khi rốn đã cải thiện hơn./.