Cách bỏ bát hương cũ: thủ tục, văn khấn – Ngày Âm Lịch
Có rất nhiều lý do để bạn thay bát hương thờ cúng. Chẳng hạn như bát hương quá cũ và bị nứt hoặc vỡ điều này thực sự không tốt trong phong thủy tâm linh. Khi điều này xảy ra, bạn cần thay bát hương mới ngay không kẻo rước họa vào thân. Thế cách bỏ bát hương cũ ra sao? Cần chuẩn bị lễ vật, văn khấn thế nào? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết mà Ngày Âm Lịch chia sẻ dưới đây.
Có nên bỏ bát hương cũ không?
Nếu bát hương của gia đình đang thờ cúng quá cũ và bị nứt, tốt nhất nên tìm ngày tốt để thay bỏ nhé. Điều này sẽ không tốt cho cuộc sống lẫn chuyện làm ăn của gia đình. Càng để lâu thì gia đình bạn càng gặp nhiều chuyện xui xẻo, kém may mắn.
Đặc biệt khi bỏ bát hương, bạn không nên vứt bỏ tùy tiện. Thay vào đó chọn nơi lý tưởng để bát hương cũ, không kẻo nạn tai ập vào nhà khiến mọi chuyện hóa dữ. Có người chọn bỏ bát hương cũ ở gốc đa hoặc miếu đình. Có người chọn thả bát hương xuống sông. Tùy theo vùng miền mà cách xử lý bát hương cũ, vỡ nứt khác nhau.
Bỏ bát hương vào ngày nào trong năm
Một số người cho rằng, bỏ bát hương thì chỉ cần vứt bỏ ở một gốc nào đó là được. Tuy nhiên đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Bởi bát hương là một vật linh thiêng đã từng thờ cúng trên bàn thờ của gia tiên và các vị thần linh.
Một phần linh hồn của người đã khuất đã gắn liền với bát hương. Nếu bạn không xử lý bát hương đúng cách sẽ tự tay rước họa vào người. Do đó một số người đã nhờ thầy hoặc hỏi ý kiến của người xưa mà hóa bỏ bát hương.
Có người chọn ngày mùng 1 hoặc ngày rằm để bỏ bát hương thờ cúng. Tuy nhiên có người đợi đến ngày cuối năm, ngày rước ông bà gia chủ mới thay tro bát hương hoặc bỏ bát hương thờ cúng.
Cách bỏ bát hương cũ chuẩn xác
Nếu gia đình có bát hương cũ và vỡ nứt thì hãy tham khảo cách hóa bỏ bát hương dưới đây để rước tài lộc, may mắn vào nhà.
Sắm lễ vật cúng bỏ bát hương
Trước khi hóa bỏ bát hương, gia chủ cần chuẩn bị một mâm cơm đơn giản để cúng gia tiên hoặc các vị thần linh đang thờ cúng.
- Hoa quả tươi để dâng cúng
- Trầu cau
- Mâm cơm chay hoặc mặn
- ly rượu, ly trà
- đĩa gạo muối
- Bánh kẹo (bánh kẹo bóc ra)
- Xôi chè (nếu có)
- Tiền vàng hóa sớ
Mâm cơm và lễ vật cúng hóa bỏ bát hương cũ không đòi hỏi quá tươm tất. Quan trọng là lòng thành của gia chủ dâng lên gia tiên và các vị thần đang thờ cúng.
Văn khấn xin bỏ bát hương cũ
Khi thắp hương hóa đốt bát hương cũ, gia chủ nên đọc bài văn khấn dưới đây:
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …………….. tháng …………….. Năm ………………..
Tên con là ………………. (Tín chủ của ……………. địa chỉ ………….)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Chúng con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu…………
Con xin dập đầu kính bái
Vái ba lạy !!!
Thủ tục hóa bỏ bát hương cũ
Toàn bộ thủ tục hóa bỏ bát hương cũ, gia đình nào có bát hương cũ nứt và vỡ bể thì xin qua nhé.
B1: Chuẩn bị lễ vật và đặt trước bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ các vị thần linh đang thờ cúng.
B2: Thắp hương và đọc bài văn khấn hóa bỏ bát hương như trên
B3: Tiến hành hóa bỏ bát hương cũ, vỡ nứt. Tùy theo chất liệu cấu thành nên bát hương mà cách xử lý bát hương cũ có sự khác biệt.
- Với bát hương làm bằng chất liệu gỗ thì cách xử lý khá đơn giản. Gia chủ hãy đem bát hương đốt đi hóa thành tro. Sau đó lấy tro rắc sau vườn hoặc chôn xuống đất.
- Khi bát hương làm từ chất liệu gốm sứ thì gia chủ hãy đập thật nhỏ rồi gói trong một chiếc khăn sạch rồi chôn ở sau vườn.
- Với bát hương làm bằng chất liệu kim loại như đồng, nhôm thì gia chủ hãy gửi vào chùa. Để các sư thầy gom góp sau này đúc thành chuông hoặc tượng Phật.
Bỏ bát hương cũ cần lưu ý gì?
Việc hóa bỏ bát hương cũ khá đơn giản nhưng bạn cần chú ý một vài điều dưới đây. Tránh phạm phải kẻo rước họa vào thân.
- Từ theo chất liệu tạo nên bát hương mà bạn lựa chọn cách xử lý bỏ bát hương cũ phù hợp
- Không nên tùy tiện bỏ bát hương không kẻo thần linh, gia tiên phạt trách. Đặc biệt không được bỏ phòng rác như bãi đất dơ bẩn nhé.
- Khi hóa bỏ bát hương cũ, gia chủ nên chú ý đến ăn mặc và lời nói của mình.
- Để không phạm húy trong tâm linh, chân hương nên đốt thành tro. Kết hợp với tro trong bát hương thả xống sông hồ hoặc hòa vào nước để bón cây.
>>> Xem thêm: Cách xin bỏ bàn thờ thần tài
Trong cuộc sống có rất nhiều lý do khiến bát hương thờ cúng bị vỡ hoặc cũ nứt. Do đó bạn nên biết thủ tục bỏ bát hương cũ đúng cách, tránh phạm vào điều cấm kỵ trong thờ cúng tâm linh. Chỉ cần một sai phạm nhỏ cũng đủ khiến các thần linh, gia tiên phạt trách. Không kẻo cuộc sống hóa xui xẻo và gặp nạn tai nguy hiểm.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.