Cách bày mâm ngũ quả chuẩn phong tục miền Nam

Mâm ngũ quả mang nhiều ý nghĩa và không thể thiếu trên ban thờ mỗi gia đình dịp Tết đến.

Cách bày mâm ngũ quả chuẩn theo phong tục miền Nam

 

Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là ước mong năm mới được an khang, thịnh vượng hơn năm trước. Mỗi loại quả khi bày trên ban thờ đều có ý nghĩa riêng, vì vậy các gia đình cần hiểu và nắm rõ để gửi gắm ước nguyện, cầu mong của mình trong năm mới.

 

Dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

 

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.

 

Cach bay mam ngu qua chuan phong tuc mien Nam

Cách bày mâm ngũ quả chuẩn theo phong tục miền Nam trong mọi dịp Lễ, Tết 

Ý nghĩa của một vài loại hoa quả thường được bày trên mâm ngũ quả:

 

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc. Ngoài ra, “ngũ” còn thể hiện ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phúc, quý, thọ, khang, ninh.

 

Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để 

bày mâm ngũ quả

.

 

– Lê (hay mật phụ), ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ

 

– Lựu, nhiều hạt, tượng trưng cho con đàn cháu đống

 

– Đào thể hiện sự thăng tiến

 

– Mai, do điển phiếu mai, con gái phải có chồng, hạnh phúc, không cô đơn

 

– Phật thủ giống như bàn tay của Phật, chở che cho con người

 

– Táo (loại trái to màu đỏ tươi) có nghĩa là phú quý

 

– Hồng, quýt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt

 

– Thanh long – ý rồng mây gặp hội

 

– Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn

 

– Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt và che chở, bảo bọc

 

– Quả trứng gà có hình trái đào tiên – lộc trời

 

– Dừa có âm tương tự như là “vừa,” có nghĩa là không thiếu

 

– Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc

 

– Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng

 

– Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn./.

 

Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo.”

 

Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.

Cach bay mam ngu qua chuan phong tuc mien Nam-Hinh-2

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh.

 

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.

 

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.

 

Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt, như:

 

Chuối: Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được.

 

Lê, táo (bom): Lê lết, đổ bể, dễ thất bại.

 

Cam, quýt: Quýt làm cam chịu.

 

Ngoài ra mâm ngũ quả miền Nam còn có thêm một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng tượng trưng cho sự may mắn và trái thơm (quả dứa) để tượng trưng cho con cái đủ đầy.

 

Cách bày đơn giản là chọn những trái lớn như đu đủ, dừa, mãng cầu đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó bày những quả nhỏ hơn lên trên, sắp xếp hợp lý để mâm ngũ quả có hình thù giống như một ngọn tháp. Riêng cặp dưa hấu thì được dùng để đặt hai bên sau khi mâm ngũ quả đã hoàn thành.

 

Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.

 

Một số điều cấm kỵ trong phong thủy nhà chung cư được chuyên gia phong thủy chia sẻ cụ thể trong video trên. Hãy cùng lắng nghe để có được không gian sống lý tưởng, phù hợp phong thủy.