Cách Vệ Sinh Bàn Thờ Và Những Lưu Ý Khi Dọn Bàn Thờ Ngày Tết
Chỉ còn hơn tháng nữa là Tết, đây cũng là thời điểm gia đình đã bắt tay vào công việc dọn dẹp, lau chùi nhà cửa. Dọn dẹp bàn thờ không phải là một công việc đơn giản. Bởi lẽ, bàn thờ là nơi hiện diện của thần linh mang lại may mắn cho gia chủ. Dưới đây là những lưu ý bạn cần biết để tránh gặp phải trong việc lau dọn bàn thờ nhé!
Nội Dung Chính
Chọn vị trí đặt bàn thờ
Đầu tiên, phải chọn được vị trí đặt bàn thờ phù hợp và không được tùy ý xê dịch. Đặc biệt là vị trí đặt bát hương tổ tiên. Bát hương sau khi đã được phù thì thường không chuyển, muốn di chuyển phải làm lễ xin phép. Sau một năm, người ta phải biết cách dọn dẹp nơi chốn của thần linh. Trước khi bắt đầu, người dọn phải tắm rửa sạch sẽ rồi chuẩn bị dâng lên một đĩa hoa quả trước khi thắp một nén hương thông báo hay xin phép, những người cẩn thận còn làm một lễ nhỏ để xin phép tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ và mời thần linh, tổ tiên tạm chuyển qua một bên để thực hiện công việc.
Lưu ý về phong thủy khi dọn dẹp bàn thờ các bạn nhé!
Xắp xếp bài vị tổ tiên
Bài vị tổ tiên, nếu có thì cần phải được chuyển sang một chiếc bàn khác, có trải vải hoặc giấy đỏ. Bài vị cần được đặt ngay ngắn và sau đó không được lẫn lộn. Thời điểm nén hương xin phép cháy hết thì mọi công việc dọn dẹp mới được bắt đầu.
Sử dụng hoàn toàn nước ấm trong việc lau chùi
Điều quan trọng và đáng chú ý nhất là việc lau dọn phải được thực hện hoàn toàn bằng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu có nhiều bài vị cần phải đổi chậu nước khác, tránh dùng chung nước để tránh vệc bất kính.
Cách vệ sinh bàn thờ đúng là sử dụng nước ấm đó!
Lau chùi bát hương
Bài vị tổ tiên được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Cách lau dọn bàn thờ đúng cách người ta sẽ tỉa chân hương, hay rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ “tán tài”. Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”. Nếu lúc đầu đổ ra hết sau đó múc từng ít một vào thì gọi là “vào nhỏ ra lớn”, tức “tiền ra thì nhiều mà tiền vào thì ít”.
Nhớ ghi lại những lưu ý khi dọn bàn thờ này nhé!
Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ và sau đó thay bằng tro mới hoặc có những gia đình lọc lại tro để dùng tiếp. Điều này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi gia đình. Dọn dẹp xong xuôi, người ta có thể lau bàn thờ sạch sẽ bằng khăn sạch và nước ấm. Tiếp theo đó là đặt lại bài vị tổ tiên cùng bát hương lên ban thờ.
Cách thức làm lễ
Để cẩn thận, người ta thường làm lễ. Cách thức như sau, dùng 7 tờ tiền vàng đốt và làm dấu hơ ở 4 hướng trên dưới trái phải ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch, tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa. Đốt thêm 7 tờ tiền vàng nữa để làm sạch tại các vị trí đặt bài vị, bát hương thần Phật tổ tiên, sau đó mới đặt các đồ vào đúng chỗ. Cuối cùng là cắm 12 que hương theo thứ tự hướng thời gian. Que thứ nhất cắm ở vị trí 1 giờ, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt. Que thứ hai cắm ở vị trí 2 giờ, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt. Que thứ ba cắm ở vị trí 3 giờ, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt. Que thứ tư cắm ở vị trí 4 giờ, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt. Cứ như vậy cho đến khi cắm hết 12 que hương.
Hi vọng những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày tết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết để lau dọn bàn thờ gia tiên đúng cách, không phạm thần linh để rước lộc vào nhà cho năm mới. Chúc các bạn có một cái Tết ấm áp, hạnh phúc.
Có thể bạn quan tâm:
(Nguồn: www.vtc.vn)