Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Cho Người Mới Chơi
Lan tuy xuất thân từ rừng sâu nhưng là một loài hoa đẹp tượng trưng cho sự thanh nhã, cao quý và mạnh mẽ nên được rất nhiều người yêu thích và trồng tại nhà.
Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc hoa lan tại nhà được khỏe mạnh và ra những bông hoa to đẹp thì bạn cần đảm bảo môi trường sống tốt cho lan phát triển cũng như nguồn giá thể cần thiết để trồng lan. Bạn có thể xem qua các bước trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản của chúng tôi sau đây.
Các bước trồng hoa lan cho người mới
Bước 1: Chọn loại hoa lan mà bạn thích trồng.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loài lan nhưng mỗi loài lan có một nhu cầu sống khác nhau về độ ẩm, nhiệt độ, lượng nước tưới và ánh sáng. Nên khi bạn lần đầu trồng lan thì bạn có thể xem qua bài viết những loại hoa lan đẹp và dễ trồng của chúng tôi để chọn cho mình loại hoa lan phù hơp với mình.
Bước 2: Chọn chậu và lưới trồng lan phù hợp
Dân gian có câu “Cây không chậu như hoàng hậu không ngai” nên khi bạn cần lựa chọn một loại chậu đẹp và phù hợp với Lan – “Nữ hoàng các loài hoa” để có thể đảm bảo sự phát triển tốt cho lan cũng như nâng cao nét đẹp của loài hoa này.
Tuy có chậu đẹp rồi nhưng bạn đừng quên chuẩn bị thêm túi lưới trồng hoa lan phù hợp với loại chậu bạn chọn nhé. Lưới sẽ có tác dụng không làm rơi đi những giá thể trồng lan để luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho lan
Bước 3: Chọn giá thể, hỗn hợp trồng hoa lan phù hợp
Một trong các sai làm cơ bản mà nhiều bạn mắc phải khi bắt đầu trồng lan tại nhà:
+ Nhầm lẫn giá thể trồng hoa lan tương tự các loại đất, giá thể trồng hoa khác khi trồng lan trong chậu.
+ Sử dụng giá thể đơn lẻ để trồng lan sẽ làm lan dể thiếu nước, không tạo độ ẩm và khả năng kháng dịch thấp.
+ Sử dụng giá thể trồng lan đã phối trộn nhưng không qua kiểm chứng của chuyên gia có thể anh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển cho lan
Lan là loài hoa thích sự thông thoáng và bộ rễ của lan khác với các loài hoa khác. Vì bộ rễ của lan cần lượng không khí lớn hơn khả năng cung cấp của đất hoặc các giá thể trồng hoa thông thường. Vì vậy khi trồng lan, bạn cần tìm cho mình một loại hỗn hợp giá thể trồng lan thật tơi xốp nhé.
Bước 4: Sau khi lót lưới lan vào trong chậu mà bạn chọn được hãy cho một ít giá thể trồng lan mà bạn đã chuẩn bị ở bước 3 vào trong chậu.
Bước 5: Đặt lan cẩn thận vào chậu.
Đây có thể nói là bước khác quan trọng trong việc trồng lan vì bạn phải cẩn thận lấy lan ra khỏi bầu nhựa khi mua về để cắt tỉa các phần rễ chết trước khi trồng vào chậu mới. Trong quá trình trồng bạn cần chú ý cho phần rễ già nhất xuống đáy chậu ở vị trí mình đã thực hiện ở bước 4, nhưng phần rể non mới mọc đặt gần thành chậu và nhẹ nhàng cho giá thể vào chậu. Đặc biệt cần cố định cho lan sau khi đặt vào chậu bạn nhé.
Bước 6: Bổ sung thêm phân bón hoặc giá thể trồng lan.
Tiếp theo bước thứ 5, nếu bạn trồn bằng giá thể đơn lẻ thì bạn cần cung cấp thêm phân bón cho lan bằng cách rải trên bề mặt chậu. Còn bạn đang trồng lan bằng hỗn hợp trồng hoa lan 1989 thì bạn không cần mua phân bón để sử dụng nhé. Vì hỗn hợp giá thể trồng lan 1989 đã đảm bảo cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho lan phát triền và ra hoa.
Bước 7: Tưới nước sau khi trồng
Đến bước này bạn hãy tưới cho lan một lượng nước vừa đủ để đảm bảo độ ẩm cần thiết cho lan bạn nhé.
Sau khi trồng lan xong, bạn cần phải chăm sóc lan hàng ngày nữa nhé vì khi bạn không chăm sóc lan sẽ cảm thấy thiếu tình thương và dần dần chết đi đấy.
Một số lưu ý chăm sóc hoa lan sau khi trồng
Lan là loài hoa có nguồn gốc từ rừng nên việc trồng và chăm sóc hoa lan cũng không khó khăn mấy nếu bạn trồng lan trong điều kiện thuận lợi cùng với hỗn hợp giá thể trồng lan chất lượng.
Một số yếu tố khá quan trọng khi bạn là lần đầu trồng và chăm sóc hoa lan: ánh sáng, lượng nước tưới, độ ẩm, giá thể trồng lan…
– Ánh sáng: Bạn cần chú ý vị trí đặt chậu lan của mình nhé vì
+ khi ánh sáng quá nhiều thân lan sẽ thấp lại, có hiện tượng khô thân, cây kém phát triển thậm chí có thể làm lá bị cháy, lan bị khô và chết khi ánh nắng quá gắt.
+ Khi ánh sang quá ít hoặc yếu thì lan sẽ cố vươn cao để đón nắng và thân sẽ ốm và yếu, ít ra hoa và mau tàn.
+ Vì vậy để đảm bảo ánh nắng đầy đủ nhất cho lan phát triển bạn nên trồng và đặt lan ở hướng Bắc – Nam vì mỗi loài lan có khả năng chịu nắng khác nhau.
Mỗi loài hoa lan sẽ phù hợp với cường độ ánh sáng khác nhau
– Vị trí đặt chậu: nên đặt chậu lan ở những nơi thông thoáng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của nấm bệnh trên lan
– Phân bón: Là dưỡng chất khá quan trọng trong quá trình phát triển của lan. Vì khi cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì lan sẽ tươi tốt cùng những bông hoa to và ngược lại lan sẽ còi cọc, ít ra hoa khi thiếu dưỡng chất. Đặc biệt, khi bạn sử dụng hổn hợp trồng hoa lan thì bạn không cần tốn thêm chi phí để mua phân bón nữa vì trong hỗn hợp này gồm giá thể trồng hoa lan và một túi phân bón chậm tan Rynan 14-14-14+TE
Phân bón sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của Lan
– Tưới nước:
+ Đảm bảo nguồn nước tưới cho lan phải sạch không bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Không nên tưới lan và buổi trưa, các bạn nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
+ Đảm bảo lượng nước cần thiết cho lan vì ít nước lan sẽ héo và khô còn khi nhiều nước rể lan sẽ bị úng hoặc sẽ tạo điều cho nấm bệnh phát triển qua rong rêu bám trên rễ cây.
+ Mùa nắng tưới 2 lần vào lúc 8h30 & 15h30. Mùa mưa tưới 1 lần vào lúc 10h30.
+ Khi sử dụng nước máy để tưới cần có 1 chậu chứa nước sau 1 ngày rồi sử dụng tưới sẽ tốt cho lan.
Tưới nước đầy đủ giúp hoa đẹp hơn
– Phòng ngừa sâu bệnh: tuy lan có nguồn gốc từ rừng và khỏe mạnh nhưng nếu trong điều kiện sống và chăm sóc kém lan cũng sẽ bệnh nhé bạn. Tùy theo dấu hiệu bệnh của từng loại lan mà bạn sử dụng loại thuốc phù hợp.
– Hỗn hợp giá thể trồng hoa lan: Thay vì bạn sử dụng những loại giá thể trồng lan riêng rẻ thì bạn có thể sử dụng hỗn hợp giá trồng hoa lan 1989. Vì đây là hỗn hợp các loại giá thể cần thiết cho việc trồng lan và còn có một túi phân bón tan chậm nên rất phù hợp với các bạn mới bắt đầu trồng và chăm sóc lan.