Cách Thành Lập Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Mới Nhất
Đôi lúc trong giai đoạn đầu Thành lập doanh nghiệp bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, khái niệm khá quen thuộc với giới trong ngành, nhưng đối với tân binh mới dấn thân vào lĩnh vực thành lập doanh nghiệp thì sẽ dễ nhầm lẫn với thuật ngữ “doanh nghiệp quốc doanh”. Vậy hôm nay hãy cùng tư vấn Vạn Tín tìm hiểu doanh nghiệp như thế nào là được gọi là ngoài quốc doanh và yếu tố giúp phân biệt với các doanh nghiệp quốc doanh dưới bài viết sau đây.
Hiểu đúng về doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay còn được biết đến với thuật ngữ được giới doanh nhân trong ngành sử dụng phổ biến hiện nay là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Doanh nghiệp không phụ thuộc vào quyền sở hữu của nhà nước (trừ khối hợp tác xã).
Chủ sở hữu doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải chịu trách nhiệm toàn bộ ngân sách, tài sản, lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh của công ty mang về, cũng như thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về kê khai thuế, cung cấp các giấy tờ pháp lý về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra chủ sở hữu cũng toàn quyền quyết định phương thức phân chia lợi nhuận dựa trên cổ phần hoặc phần trăn vốn góp mà các thành viên đồng sáng lập công ty (đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh) đã đóng góp trong giai đoạn đầu doanh nghiệp thành lập.
Đặc điểm tiêu biểu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Dựa trên khái niệm mà Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói Vạn Tín cung cấp bên trên thì bản chất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu tự bỏ vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc huy động vốn từ các nguồn khác nên ngân sách tài chính của doanh nghiệp không được dồi dào như doanh nghiệp quốc doanh, do vậy đa số các doanh nghiệp này đều hoạt động dưới quy mô vừa và nhỏ.
Từ đó dẫn đến mặt tài chính bị hạn chế nên không có khả năng đầu tư vào máy móc, thiết bị tiên tiến thúc đẩy quy trình hoạt động sản xuất, tính ổn định trong quy trình cũng sụt giảm đáng kể nếu doanh nghiệp phải trải qua các tình huống khó khăn bất ngờ không kịp xoay xở.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được đăng ký hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, đa dạng ngành nghề, dộ tuổi lao động nên loại hình doanh nghiệp này chiếm phần lớn trong thị trường VIệt Nam và là nơi tạo nhiều công ăn việc làm cho các lao động trong nước. Các ngành, nghề hoạt động chiếm phần lớn trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại,…
Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Thứ nhất : doanh nghiệp ngoài quốc doanh mang lại nguồn ngân sách lớn cho Nhà nước thông qua việc thúc đẩy lưu thông hàng hóa và nâng tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước lên mức cao.
- Thứ hai : doanh nghiệp ngoài nhà nước còn giúp đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, đổi mới bộ mặt kinh tế trong nước nhờ vào phạm vi hoạt động không giới hạn ngành, nghề đăng ký kinh doanh.
- Thứ ba : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhờ tính linh hoạt, biết cách xoay xở đổi mới theo nhu cầu thị trường, nhất là trong giai đoạn thị trường kinh doanh đang ngày càng được khuyến khích chuyển sang nền tảng số.
- Thứ tư : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có khả năng thu hút vốn đầu tư nhanh từ các nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước. Nhờ vào sự đa dạng lĩnh vực kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu hoạt động linh hoạt giúp cho thị trường VIệt Nam đang được giới đầu tư trên toàn thế giới đáng giá là thị trường đầy tiềm năng và có triển vọng phát triển trong tương lai.
- Thứ năm : Như đã đề cập bên trên, nhờ vào sự chiếm ưu thế về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký thành lập, đã tạo cơ hội cho một số lượng lớn lực lượng lao động trong nước có việc làm với mức thu nhập ổn định.
Một số loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Việt Nam hoạt động dưới hình thức các loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân. Tất cả doanh nghiệp này đều do cá nhân hoặc nhóm tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu và chịu toàn bộ chi phí thành lập doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH được chia làm 2 loại chính là công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên chịu trách nhiệm các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của công ty với phạm vi chịu trách nhiệm dựa trên số vốn đã góp vào thành lập doanh nghiệp. Lưu ý số lượng thành viên tham gia góp vốn không được vượt quá 50 người.
- Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, khoản nợ của doanh nghiệp. Đặc biệt loại hình doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên không có quyền phát hành cổ phiếu.
Công ty cổ phần
Loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều cổ phần, chịu sự quản lý của các cổ đông trong công ty, tối thiểu là 03 cổ đông. Các cổ đông sẽ chịu trách nhiệm, nghĩa vụ tài sản, quyền quản lý dựa trên phần trăm cổ phần nắm giữ trong công ty. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoáng ra công chúng.
Công ty hợp danh
Loại hình doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên hợp danh trở lên. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có các thành viên góp vốn và các thành viên này phải đáp ứng tiêu chí về trình độ chuyên môn sâu, có uy tín trong nghề, chịu toàn bộ trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính dựa trên phạm vi phần vốn mà mình góp vào thành lập công ty. Công ty hợp danh không có quyền phát hành chứng khoán theo quy định pháp luật.
Doanh nghiệp tư nhân
Loại hình doanh ngiệp do một cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu và tự lấy vốn cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vây mọi hoạt động kinh doanh trong công ty đều do chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm, điều hành và quản lý. Doanh nghiệp tư nhân cũng được pháp luật quy định không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoáng nào ra thị trường.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Để tiến hành giai đoạn thành lập công ty, các chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp mà giáy tờ liên quan sẽ khác nhau, nhưng cơ bản các giấy tờ bao gồm :
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy chứng nhận thành lập công ty từ cơ quan quản lý;
- Đăng ký thông tin về vốn điều lệ của công ty;
- Bản sao các giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu) đều được chứng thực;
- Danh sách thông tin và bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên, cổ đông góp vốn (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh);
- Chứng chỉ hành nghề đối với các loại ngành, nghề được pháp luật yêu cầu cần có chứng chỉ.
Sau khi hoàn thành hồ sơ công ty sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong vòng 06-08 ngày cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đối chiếu thông tin trong hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho chủ sở hữu.
Phân biệt với doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp quốc doanh là tổ chức kinh tế do nhà nước kinh doanh, loại hình doanh nghiệp này có vốn điều lệ 100% thuộc vốn Nhà nước, do vậy chịu sự chi phối, điều hành của cơ quan thầm quyền thuộc Nhà nước. Doanh nghiệp quốc doanh được tổ chức dưới dạng công ty cổ phần, công ty nhà nước, công ty TNHH.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quốc doanh thường có lợi nhuận thấp do tập trung vào các hoạt động xã hội vì lợi ích của người dân và các chủ trương ứng phó với nền kinh tế. Ngước lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại tập trung tối đa hóa phát triển kinh doanh sinh lợi nhuận cao.
Bạn đang theo dõi bài viết Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất Nếu có những thắc mắc hay góp ý gì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Luật Vạn Tín để được tư vấn chính xác và chi tiết nhất nhé. Chúc các bạn thành công.