Cách Quét Dọn Bàn Thờ Ngày Tết đón tài lộc cả năm

MỤC LỤC [Ẩn]

Cách Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết đón tài lộc cả năm

Về việc lau dọn bàn thờ ngày Tết

Người Đông Á coi Bàn thờ tổ tiên là vật tâm linh và vô cùng thiêng liêng. Việc lau dọn bàn thờ là một phong tục tập quán đã có từ lâu mỗi khi Tết đến xuân về. 

Đây là nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự tôn kính đối với người thân quá cố của mình, từ đó cầu xin họ mang đến sự thịnh vượng, bình an cho gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn, không biết lau dọn như nào mới đúng, tránh phạm phải những điều kiêng kị.

Tại sao phải dọn bàn thờ ngày Tết?

Ngày Tết Nguyên Đán từ xưa đã là một ngày lễ lớn và quan trọng nhất trong năm của người dân Việt Nam. Tết đến, hầu như gia đình nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón năm mới thật “mới”.

Lau dọn bàn thờ ngày Tết là để tỏ lòng biết ơn đến chư tiên thần phật, cầu những điều may mắn đến cho gia đình.

Dịp Tết còn là dịp đoàn viên, dịp ông bà tổ tiên về với gia đình của chúng ta. Bàn thờ được dọn sạch sẽ cũng là để cảm tạ tổ tiên.

Nên dọn bàn thờ vào ngày nào?

Thời gian dọn dẹp 

23 tháng Chạp là ngày cúng ông Công ông Táo. Ngay sau lễ này chúng ta có thể bắt đầu dọn dẹp cho đến trước giờ Giao thừa.

Theo tín ngưỡng quan niệm của phương Đông, đây chính là thời điểm “thần linh đi vắng”. Vì vậy, thời gian này gia chủ nên tranh thủ thời gian để dọn dẹp, sửa sang.

Thời điểm nên bắt đầu dọn dẹp là từ lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút chiều tối.

Tuyệt đối khi thân thể không sạch sẽ hoặc trong thời gian bị hành kinh không nên dọn dẹp bàn thờ, phải chuẩn bị tươm tất để thể hiện sự kính trọng.

Các công việc cần làm 

Những công việc bạn cần làm là quét dọn, lau chùi và hóa chân hương (chỉ cần để lại ba chân hương là đủ).

Một số thứ cần hạ xuống để lau chùi như bình hoa, chân đèn, bài vị,.. Khi lau dọn cần phải nhẹ tay và để cẩn thận ở nơi sạch sẽ. 

Sau khi dọn dẹp xong bạn nên nấu nước thơm để lau lại lần nữa cho sạch sẽ thơm tho.

Những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết  

Chuẩn bị nước lau bàn thờ riêng biệt

Khi lau dọn, bạn nên chuẩn bị sẵn nước để lau rửa bàn thờ. Đó thường là các loại nước thơm từ thảo dược tự nhiên như lá bưởi, đinh hương, lá quế… Bạn cũng nên chuẩn bị khăn lau riêng như vải nhiễu đỏ để lau bài vị, bát hương. 

Ngoài ra, có thể dùng dung dịch tẩy rửa Cif để dễ dàng làm sạch các vết ố nếu có trên bàn thờ.

Hãy để đàn ông là người bao sái bát hương 

Việc Bao sái bát hương nên để cho đàn ông trong nhà làm. Tuy nhiên nếu nhà không có đàn ông thì phụ nữ vẫn có thể thực hiện công việc này. 

Khi Bao sái phụ nữ cần có một thân thể sạch sẽ, không làm khi tới tháng. Trước khi tiến hành công việc này nên tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ dài.

Bạn cũng nên lựa chọn ngày đẹp để Bao sái bát hương. Nếu thực hiện ngày 23 âm lịch cần phải lưu ý tỉa chân hương trước khi cúng Ông Công Ông Táo.

Một số lưu ý khác

  • Bạn không nên sử dụng rượu, bia để lau chùi bàn thờ Phật, ảnh tượng Phật. Nên dùng khăn sạch đã được ngâm trong nước nước ngũ vị, cánh hoa hồng vàng hoặc nước sạch trong nhà.

  • Đặc biệt, không được xê dịch bát hương. Bát hương cần được để cố định, không nên thay mới bát hương hàng năm.

  • Các chân hương cũ bạn có thể đem đi bón cây, không đổ xuống sông, hồ gây ô nhiễm nặng.

  • Dụng cụ lau cần chuẩn bị riêng biệt, sạch sẽ. Không sử dụng khăn dùng rồi hoặc dùng để lau dọn thứ khác.

  • Ngoài việc tỉa chân hương, bao sái bàn thờ, các gia đình nên mua sắm, bày biện các lễ nghi cúng kiếng như: trà, hoa, đăng, thực, ngũ quả,… 

Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài

Đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà là một phong tục đã có từ lâu đời trong các gia đình Việt. Đây là vị thần được hầu hết các gia chủ gửi gắm niềm tin đem lại nhiều may mắn, tài lộc. 

Vì vậy, khi Tết đến xuân về bạn cũng nên thực hiện dọn dẹp sạch sẽ. Dưới đây là các điểm bạn nên lưu ý khi lau dọn, bài trí bàn thờ thần tài.

Những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ Thần Tài ngày Tết 

  •  Bàn thời thần tài thường được đặt dưới đất, nơi sạch sẽ, trang nghiêm và hướng ra cửa chính.

  • Khi lau dọn bạn nên dùng nước ấm, không nên sử dụng nước lã. Có thể sử dụng các loại nước lá để thơm tho hơn.

  • Bát hương là nơi để thể hiện lòng thành kính của gia đình nên không nên xê dịch, cần giữ nguyên một chỗ. 

  • Khi thắp hương nên dùng đèn dầu hoặc nến để thắp sáng, tránh ánh sáng nhấp nháy.

Các bước cơ bản “Dọn bàn thờ ngày Tết”

Bước 1. Dọn dẹp và chuẩn bị đồ lễ 

Trước khi bao sái bát hương bạn nên mở các cửa trong phòng thờ, lau dọn sạch sẽ rồi chuẩn bị phần cúng theo 5 phần như sau:

  • Nến: tượng trưng cho lửa, đem lại sự ấm cúng cho gia đình

  • Nhang: giúp gia chủ gửi gắm mong muốn, thông điệp lên thần thánh

  • Hoa: với ý nghĩa mang đến hương sắc, sự tươi đẹp cho gia đình

  • Ngũ quả: chuẩn bị 5 loại hoa quả khác nhau để tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ năm mới

  • Thực: là đồ cúng cho các vị bề trên hưởng dùng. Theo quan niệm cúng trước, ăn sau để tỏ lòng tôn kính ông bà, thần phật. Gia chủ ăn gì thì cúng nấy, các món cơ bản như: xôi, gà luộc, đồ chay,…

Bước 2. Thắp hương xin phép

Trước khi dọn dẹp bạn nên thắp một nén hương và khấn xin các bậc bề trên tạm lánh sang một bên để có thể dọn dẹp mà không mạo phạm.

Hương tàn thì mới bắt tay vào dọn dẹp.

Bước 3. Hạ các đồ thờ tự xuống 

Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị một cái bàn to, cao có phủ vải hoặc giấy đỏ. 

Sau đó, bắt đầu hạ đồ thờ cúng như: chân đèn, di ảnh, bài vị, bình hoa, chén nước,… xuống bàn ngay ngắn. Nếu là bàn thờ Phật, bạn phủ vải hoặc giấy vàng.

Bạn nên nhớ là nên tránh di chuyển bát hương và cũng không nên lau đồ thờ trực tiếp trên bàn thờ.

Sau khi lau ướt bạn nên lau khô lại một lần nữa để đảm bảo sạch sẽ, tuyệt đối không kẹp đồ thờ vào nách, chân.

Bước 4. Hóa chân hương và lau dọn bát hương 

Đầu tiên bạn cần rửa sạch tay để xua đi những điều không may. Sau đó, dùng một tay giữ bát hương để tránh bị xê dịch. Tay còn lại dùng khăn sạch để lau chùi toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương xuống bàn thờ.

Sau khi lau dọn, bạn phải dùng cả hai tay để rút tỉa từng chân hương ra khỏi bát hương một cho đến khi chân hương chỉ còn số lẻ sau: 1, 3, 5, 7 hoặc 9. Chân hương được rút ra nên đốt thành tro ngay.

Dùng khăn sạch để lau dọn lại một lần nữa.

Bước 5. Bày đồ cúng kiếng 

Cuối cùng bạn bày đồ cúng lên bàn thờ (trang trí sao cho đẹp mắt), thay nước bình hoa, chuẩn bị chén rượu, nước…