Cách Nuôi Tôm Cảnh Trong Bể Thủy Sinh – cacanhminhlong.com

Những năm gần đây, tôm nước ngọt hay còn gọi là tôm kiểng đã trở thành vật nuôi yêu thích trong bể cá thủy sinh. Vì vậy, thị trường buôn bán các loại tôm kiểng ở Việt Nam cũng ngày càng mở rộng.  Với đa dạng loài, màu sắc, kích cỡ cho khách hàng lựa chọn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách nuôi tôm cảnh nước ngọt trong bể thủy sinh một cách bài bản và chuẩn xác nhất.

1. Tôm nước ngọt hay tôm kiểng là loài gì?

Chúng là một loài giáp xác, sống ở môi trường nước ngọt. Được con người khai thác với mục đích nuôi kiểng trong bể. Loài tôm này có nhiều màu sắc sặc sỡ, bắt mắt như đỏ, cam, xanh, trắng,…Với khả năng leo trèo trên các cành cây trang trí hay thậm chí là các mỏm đá trong bể . Tôm kiểng rất được ưa chuộng vì làm tăng thêm độ sinh động cho bể thủy sinh.

2. Cách nuôi tôm nước ngọt trong bể thủy sinh một cách chi tiết cho người mới bắt đầu.

–  Chọn tôm:

Hiện nay có rất nhiều giống tôm kiểng với các mức giá dao động từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn  . Thậm chí có thể lên đến vài triệu đồng một con. Bạn có thể xem xét khả năng tài chính và nhu cầu của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp . Nhưng cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:

●     Nên chọn những chú tôm có màu sắc sặc sỡ, không nhợt nhạt. Tôm còn đủ tám cẳng hai càng, đuôi đẹp.

●     Chú ý quan sát hoạt động của tôm . Không nên chọn những con thiếu sức sống, lờ đờ mà thay vào đó hãy chọn những cá thể linh hoạt . Có khả năng leo trèo, đào hố tốt.

+ Bể nuôi tôm cảnh và môi trường nuôi:

Tôm nước ngọt là một loài dễ thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, người nuôi cũng cần chú ý đến một vài yếu tố quan trọng như:

●     Độ PH của nước cần đạt trong ngưỡng 6.5 – 8.2;

●     Nhiệt độ môi trường từ 20oC và không vượt quá 30oC;

●     Nước trong bể cần đảm bảo đã khử Clo;

●     Cung cấp oxy đầy đủ;

●     Thay nước 1-2 lần/ tuần, lưu ý không được thay hết nước trong một lần, mỗi lần chỉ thay khoảng 30-50% lượng nước trong bể;

●     Bể nuôi cần che chắn kỹ lưỡng vì tôm rất linh động . Chúng thường men theo các đường ống, máy lọc để tẩu thoát.

●     Bố trí thêm sỏi suối, đá nham thạch để tôm đào hố. Ngoài ra, có thể đặt vào bể các cành cây, mỏm đá để tôm thỏa sức leo trèo.

Khi mua tôm xong, bạn hãy cho chúng vào một hộp đựng với nước từ bể cũ . Gắn thêm máy sủi để cung cấp oxi. Sau đó, cho dần nước trong hồ mới vào hộp đựng, để tôm làm quen với môi trường mới.

Chọn thức ăn cho tôm:

Tôm nước ngọt là loài ăn tạp, nên việc chọn thức ăn cũng không quá phức tạp . Cơ bản có thể chia thức ăn của chúng làm 3 nhóm:

●     Nhóm thức ăn chính: Trùn chỉ, các loại cá nhỏ, rong rêu, bắp cải luộc cắt nhỏ, lá bàng phơi khô,…

●     Nhóm thực phẩm bổ sung: Artemia bổ sung đạm, hỗ trợ tôm trong quá trình lột vỏ. Ngoài ra, một số thức ăn bổ trợ khác như viên tảo, cà rốt, dưa leo, lá dâu,…

●     Nhóm thức ăn khô: Các loại thức ăn tổng hợp, lưu ý đến nguồn gốc xuất xứ và thành phần khi chọn mua để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

+ Có thể nuôi tôm cảnh cùng các loại cá nào?

Để có một bể thủy sinh đẹp , chắc chắn chúng ta sẽ không chỉ nuôi tôm cảnh mà còn có các loại cá khác. Vì vậy, cần lựa chọn những giống cá phù hợp. Để tôm và cá không đánh nhau “một mất một còn’’. Sau đây là một vài gợi ý cho các bạn trong việc chọn cá nuôi cùng tôm nước ngọt:

●     Cá chuột otto

●     Cá trâm

●     Cá chuột pygmy

●     Các bống vàng

●     Các dòng cá Pleco: Tỳ bà bướm, tỳ bà thường,…

Quy trình chăm sóc tôm lột vỏ:

Lột vỏ là một quá trình tự nhiên của các loài giáp xác như tôm, cua,..Đối với người nuôi tôm nước ngọt, cần đặc biệt lưu ý đến tôm lột vỏ để đảm bảo về sức khỏe cũng như ngoại hình của tôm.

Trước hết, chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu tôm sắp lột vỏ để có thể chuẩn bị chu đáo nhất. Nếu bạn thấy tôm có các biểu hiện chán ăn, bỏ ăn . Khi quan sát dưới vỏ xuất hiện hai đốm trắng mờ thì chính xác là tôm bước vào thời kì thay vỏ. Tốt nhất, các bạn nên tách tôm ra bể riêng để tiện cho việc chăm sóc . Đảm bảo tôm không xảy ra va chạm dẫn đến gãy càng, tổn thương mô mềm hay thậm chí làm chết tôm.

Bên cạnh đó, người nuôi cần cung cấp đầy đủ oxi, nguồn thức ăn . Đặc biệt là nhóm thực phẩm bổ sung đạm hỗ trợ quá trình lột vỏ.

Minh Long là đơn vị chuyên cung cấp các loại bể cá phong thuỷ, bể cá cảnh, bể cá văn phòng, bể cá để bàn, bể thuỷ sản, bể thuỷ sinh, thác nước,… Chúng tôi cung cấp các loại bể theo đúng kích thước và kiểu dáng phù hợp nhu cầu riêng của từng cá nhân.

Trên đây là tất tần tật các bước để nuôi tôm nước ngọt trong bể cá cảnh thủy sinh . Hy vọng sau bài viết này, các bạn mới bắt đầu nuôi tôm sẽ có thêm kiến thức về sinh vật này cũng như cách set up bể nuôi, cách chăm sóc để tôm khỏe mạnh và đẹp.

Ngoài ra, Cá Cảnh Minh Long còn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong thiết kế bể thủy sinh và chăm sóc bể cá, có thể hỗ trợ bạn mọi vấn đề về lĩnh vực này.

Cá Cảnh Minh Long

Trụ sở: số 280 Âu Cơ , Tây Hồ , Hà Nội 

Website: Cacanhminhlong.com

Mail: [email protected]

Hotline: 0964651235 hoặc 0936460155