Cách Nấu Vịt Nấu Chao Chuẩn Vị Thơm Ngon, Bùi Béo Tại Nhà

Vịt nấu chao là sự kết hợp độc đáo giữa các nguyên liệu: Vịt, chao, khoai môn cũng như một số loại rau ăn cùng. Món ăn này được yêu thích ở mọi vùng miền, mọi lứa tuổi bởi: Thịt vịt được nấu mềm có mù thơm đặc trưng, khoai môn chín dẻo và bùi, đặc biệt là phần nước dùng ngọt, thanh đạm tự nhiên.

Vịt nấu chao ngon

Thịt vịt là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người ưa chuộng. Có rất nhiều món ăn ngon được chế biến từ loại thịt này như: Vịt kho gừng, vịt nấu măng, vịt om sấu…Trong bài viết hôm nay Ngọc Phượng xin gửi đến các bạn cách nấu vịt nấu chao thơm ngon, ngọt béo với công thức đơn giản, ai cũng có thể làm được.

Nguyên liệu làm vịt nấu chao

Món vịt nấu chao có thể thực hiện qua nhiều công thức khác nhau, tùy thuộc vào sở thích người ăn cũng như khẩu vị của từng vùng miền. Dưới đây là nguyên liệu mà Phượng thường nấu, mời các bạn cùng tham khảo.

  1. Vịt: 1 con (khoảng 1kg)
  2. Khoai môn: ½ kg
  3. Gừng: 1 củ
  4. Tỏi: 1 củ
  5. Hành tím khô: 2 củ
  6. Sả: 3 cây
  7. Hành lá
  8. Chao (đỏ, trắng): 100g
  9. Nước dừa: 500ml
  10. Các gia vị khác: Đường, dầu điều, muối, dầu ăn, hạt nêm,…

Nước chấm: Chao trắng, đường, sa tế, tương ớt.

Nguyên liệu làm vịt nấu chao

Cách chọn nguyên liệu cho món vịt nấu chao

Mẹo chọn vịt

Để món vịt đảm bảo món ăn có hương vị đậm đà và ngon miệng bạn cần biết cách chọn vịt ngon. Nên mua những con vịt còn sống có lông mịn và còn lông tơ, không nên mua những con có lông xù xì vì đây là những con vịt bị bệnh.

Ngoài ra, bạn cần quan sát con vịt, nếu thấy ức đầy đặn, tròn trịa, da ở cổ và bụng dày thì đó là vịt ngon nên mua. Nếu mua vịt làm sẵn, bạn nên chọn những con vịt có màu da đồng đều, cảm giác tươi ngon. Khi dùng tay ấn vào, thịt chắc, có độ đàn hồi và không có mùi khó chịu.

Cách chọn khoai môn

Khoai môn ngon là những củ có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Khoai môn có vỏ sần sùi và nhiều rễ con xung quanh.

Khoai tây có đường vân tím, màu đỏ sẫm là khoai tây ngon ở bên trong, ngược lại, khoai tây có ít đường gân hơn và màu sáng hơn thường không ngon.

Khoai môn có nhiều lỗ trũng  là khoai ngon, không chọn khoai môn có vỏ nhẵn, ít lỗ trũng.

Khoai môn ngon sẽ nhẹ, xốp, nấu sẽ thơm ngon. Ngược lại, khoai tây nặng có nhiều nước sẽ có vị nhạt hoặc không ngon khi nấu chín.

Cách nấu vịt nấu chao thơm ngon, đậm đà

Nhìn chung cách làm vịt nấu chao cũng rất đơn giản, để thực hiện thành công món này hãy theo dõi các bước thực hiện dưới đây.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vịt mua về rửa sạch với nước có pha chút rượu trắng và gừng băm nhỏ để khử mùi hôi. Sau đó để ráo rồi chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, bổ múi cau, ngâm nước cho khỏi thâm đen, vớt ra để ráo.

Tỏi, gừng, hành tím bạn rửa sạch và băm nhuyễn. Sả đập dập và cắt khúc, hành lá cũng cắt khúc.

Sơ chế thịt vịt để nấu chao

Bước 2: Ướp thịt vịt

Uớp vịt với 3 miếng chao + 2 muỗng cà phê tỏi băm + 2 muỗng cà phê hành tím băm + 1 muỗng cà phê gừng băm. Thêm 1 muỗng cà phê nước mắm + 1 muỗng cà phê dầu điều + muối, đường, tiêu và bột ngọt mỗi thứ một ít và để khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

Ướp thịt vịt với chao

Bước 3: Nấu vịt nấu chao

Cho nồi lên bếp, bạn cho ít dầu ăn rồi chiên sơ khoai môn sao cho mặt của miếng khoai xém vàng sau đó cho ra đĩa

Chiên sơ khoai môn để làm vịt nấu chao

Bạn phi thơm hành, tỏi, gừng rồi cho vịt vào xào với lửa lớn. Xào cho thịt vịt để gia vị được thấm đều và sâu vào trong từng thớ thịt.

Xào vịt đã ướp chao

Khi thịt săn lại và dậy mùi thơm, bạn cho nước dừa vào nồi vịt. Nếu ăn lẩu thì cho thêm nước lọc vào. 500ml tương đương với khoảng 1 quả dừa.

Đun nồi thịt nhỏ lửa khoảng 30 – 40 phút là thịt chín mềm.

Nấu vịt với chao

Khi thịt chín mềm, chúng ta bắt đầu nêm nếm lại. Chao khá mặn và khác nhau theo từng thương hiệu nên cần nếm trước rồi nêm sau cho chuẩn vị.

Cuối cùng bạn cho khoai tây vào đun khoảng 5-10 phút cho đến khi khoai chín là hoàn thành món vịt nấu chao.

Bước 4: Hoàn thành món vịt nấu chao

Vậy là món vịt nấu chao đã hoàn thành, khi dùng bạn cho rau muống và cải xanh vào nồi đang đun, khi rau vừa chín tới thì vớt ra cho vào tô cùng với bún, múc nước dùng vào tô cùng với vài miếng thịt vịt và ít lát khoai môn. Sau đó tận hưởng cảm giác ngon mềm của thịt vịt, độ ngon dẻo của khoai và vị đậm đà của nước dùng.

Vịt nấu chao miền Tây

Bước 5: Làm nước chấm chao

Bạn cho 2 viên chao + 1 muỗng cà phê đường + 3 muỗng cà phê nước nóng + ½ muỗng nước cốt chanh + ½ muỗng cà phê sa tế vào bát khuấy đều cho vừa ăn. Thêm tỏi và ớt băm vào để thêm phần đặc sắc cho chén nước chấm.

Lẩu vịt nấu rau gì? Ăn với rau gì?

Có thể lựa chọn các loại rau kèm theo sở thích của gia đình.

  • Thường vịt nấu chao theo kiểu miền Tây, cả nhà sẽ chọn rau muống, rau cải, nấm rơm, các loại nấm tùy thích, xà lách.
  • Cả nhà cũng có thể ăn kèm với các loại rau thơm như ngò gai, rau húng,…
  • Hoặc giá đỗ ăn sống cũng rất hợp lý.

Những lưu ý khi chế biến vịt nấu chao

  1. Chọn mua các thành phần nguyên liệu tươi để món ăn đảm bảo hương vị chuẩn
  2. Dùng chao càng ngon thì món vịt nấu chao sẽ càng thơm ngon
  3. Trước khi nấu, vịt nên được chiên sơ qua để món ăn có đủ màu sắc và thịt vịt được thơm hơn.

Hoàn thành món vịt nấu chao

Món vịt nấu chao có nhiều cách chế biến khác nhau nên các bạn cũng có thể biến tấu món ăn này sao cho hợp khẩu vị với gia đình mình nhé. Chẳng hạn món vịt nấu chao miền Tây thường sẽ có nhiều loại rau ăn kèm rất ngon, công thức thực hiện cũng tương tự như trên và sẽ có chút điều chỉnh phần nguyên liệu nhưng vẫn giữ các nguyên liệu chính là vịt, khoai và chao. Qua cách làm vịt nấu chao trên của Ẩm Thực Tự Làm hy vọng sẽ giúp các bạn thực hiện thành công món ăn này. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!