Cách Nấu Trà Sữa Trân Châu Truyền Thống Ngon Tại Nhà | Nguyễn Kim | Nguyễn Kim Blog

Trà sữa luôn là thức uống thơm ngon, béo ngậy khiến mọi lứa tuổi si mê và khó lòng chối từ. Hãy cùng vào bếp với Nguyễn Kim để học hỏi ngay cách nấu trà sữa truyền thống thơm ngon khó cưỡng nhé!.

Trà sữa là gì?

Trà sữa là một thức uống đơn giản chỉ gồm sữa với trà. Bất kỳ loại trà hay loại sữa nào được pha chế cùng nhau thì đều là trà sữa rồi đấy!.

Trà sữa truyền thống là gì

Nguyên liệu làm trà sữa truyền thống

Tuy rằng nguyên liệu kết hợp để làm trà sữa thì vô vàn. Thế nhưng, nguyên liệu làm trà sữa truyền thống và phổ biến nhất vẫn là trà đen và sữa.

Hương vị trà sữa sẽ trở nên đậm đà hơn bằng cách thêm hỗn hợp sữa nguyên kem và kem tươi – Half & Half Milk (thay vì sữa tươi) và đường nâu (thay vì đường trắng thông thường). Hai thành phần này sẽ giúp trà sữa truyền thống có độ mịn, ngọt thơm và béo bùi rất thích.

Nguyên liệu nấu trà sữa

Nguyên liệu dùng để nấu trà sữa truyền thống hết sức đơn giản và dễ tìm, gồm:

Trà 

Bạn có thể dùng bất kỳ loại trà nào mà bạn có để nấu trà sữa truyền thống. Nhưng để hương vị trà trong trà sữa đậm đà, chuẩn vị hơn thì tốt nhất nên dùng trà đen. Bạn có thể dùng trà đen như trà Assam (Ấn Độ) hoặc trà ăn sáng kiểu Anh (English Breakfast) với trà dạng rời hoặc dạng túi lọc đều được. 

Cách nấu trà sữa truyền thống không thể thiếu trà

Nếu như trà đen khó tìm và đắt đỏ thì bạn cũng có thể dùng hồng trà để thay thế. Chúng cũng có hương vị đậm đà, thơm mát không kém trà đen đâu nhé! Nếu bạn có chè khô có thể tham khảo thêm cách làm trà sữa từ chè khô Thái Nguyên đơn giản, thơm ngon.

Nước

Nước lọc là sự lựa chọn hoàn hảo và đơn giản nhất khi dùng để nấu trà sữa truyền thống.

Nước lọc dùng để nấu trà sữa truyền thống.

Sữa Half & Half

Đây là sản phẩm từ sữa với thành phần gồm nửa sữa và nửa kem. Chất kem của sản phẩm lỏng như sữa và cũng không quá sánh đặc như kem. Bạn có thể dễ dàng rót như sữa. Và với hàm lượng béo thấp, độ mịn cao sẽ giúp tăng thêm vị đậm đà của trà đen trong trà sữa. 

Cách nấu trà sữa truyền thống sẽ thơm ngon với sữa half & half

Tuy nhiên, nếu không có sẵn sữa Half & Half thì bạn có thể thay bằng sữa tươi trắng các loại. Mặc dù độ đậm đà của trà có thể giảm đi chút ít, nhưng sẽ không làm mất đi độ thơm ngon của trà sữa truyền thống đâu.

Đường nâu

Vì đường nâu là hỗn hợp của đường trắng và mật mía nên sẽ giúp cho vị trà trong trà sữa đậm đà hơn so với đường cát trắng thông thường. Tuy nhiên, việc dùng đường cát trắng để nấu trà sữa truyền thống vẫn là một lựa chọn đơn giản và khá tốt dành cho bạn đấy!.

Cách nấu trà sữa truyền thống thường góp mặt đường nâu

Nguyên liệu làm trân châu đen

Nguyên liệu làm trân châu đen cũng khá dễ tìm gồm tinh bột sắn, đường nâu và nước sôi.

Tinh bột sắn

Tinh bột sắn (tinh bột khoai mì) là sản phẩm làm từ củ sắn và được xay nhẵn mịn. Đây là loại bột phổ biến dùng trong làm trân châu đen, trân châu trắng. Bởi vì tinh bột sắn có vị trung tính và có thể tạo ra kết cấu dai. Nên dễ dàng tạo ra vị ngọt thanh nếu được trộn chung với đường và dai sựt. Đều là các điểm đặc trưng của trân châu trà sữa. Tuy nhiên, nếu không có tinh bột sắn thì bạn vẫn có thể thay thế bằng bột năng nhé!.

tinh bột sắn dùng làm trân châu

Đường nâu

Đây là loại đường chưa tinh chế nên có thành phần mật mía nhiều hơn đường thông thường. Đường nâu có nhiều loại với màu nâu sáng hoặc tối đa dạng. Và giúp tạo nên nâu vàng hoặc nâu sẫm đẹp mắt cho thực phẩm sử dụng đường nâu. Hàm lượng mật mía cao nên đường nâu sở hữu vị ngọt đậm đà và hơi dính. Đây là những đặc điểm đặc trưng của trân châu đen. Vì thế, đường nâu được cho là lựa chọn hoàn hảo để làm trân châu trà sữa.

Đường nâu giúp tạo đặc trưng cho trân châu đen

Tuy nhiên, nếu không có đường nâu thì bạn cũng có thể thay bằng đường cát trắng. Và để trân châu có màu nâu đen đẹp mắt thì bạn nên trộn thêm ít bột ca cao nhé!.

Nước

Nước làm trân châu đen tốt nhất là nước lọc nấu sôi (nhiệt độ khoảng 95-100°C). Với độ nóng này, nước sẽ dễ dàng hòa tan đường nâu và tinh bột sắn. Giúp hỗn hợp hòa quyện thành khối bột đồng nhất, dẻo mịn và không vón cục.

Nước chắc chắn phải có khi nấu trân châu

Dụng cụ để pha chế trà sữa

Các dụng cụ để nấu trà sữa truyền thống cũng khá đơn giản và quen thuộc mà bất cứ gia đình nào cũng có, gồm: dụng cụ lọc trà, ly, nồi, bếp gas hay bếp điện từ, bình đun siêu tốc,…

Cách nấu trà sữa truyền thống

Thành phần

  • – 300ml nước lọc

  • – 30g trà đen

  • – 15g đường nâu

  • – 65ml sữa Half & Half

Hướng dẫn cách nấu trà sữa truyền thống ngon khó cưỡng chi tiết

  • – Bước 1 – Đun sôi nước.

    Cho 300ml nước lọc vào nồi, bắc lên bếp rồi đun sôi với lửa lớn. Khi nước đạt đến nhiệt độ 95-100°C thì tắt bếp.

  • Bước 2 – Tráng ly thủy tinh và dụng cụ lọc trà.

    Đổ 50m nước sôi qua dụng cụ lọc rồi qua ly thủy tinh dùng để lọc trà. Nhớ xoáy nước xung quanh để tráng sạch 2 dụng cụ này rồi đổ bỏ nước này.

  • Bước 3 – Ngâm trà đen.

    Cho trà đen vào dụng cụ lọc trà rồi đặt vào ly đã tráng. Sau đó, đổ nước sôi còn lại ngập qua mặt trà, rồi đậy nắp lại và ngâm trong 15 phút.

  • – Bước 4 – Lấy nước cốt trà.

    Sau 15 phút, bạn vớt bỏ xác trà và rót nước cốt trà ra tách trà.

Cách nấu trà sữa truyền thống chi tiết các bước

  • – Bước 5 – Pha chế trà sữa truyền thống.

    Thêm đường nâu vào tách ngay sau khi bạn rót trà vào. Việc này giúp đường có thể hòa tan nhanh chóng trong trà nóng. Sau đó, đổ thêm sữa Half & Half vào và khuấy đều là hoàn thành việc nấu trà sữa truyền thống rồi đấy.

Đổ sữa vào trà là có ngay thành phẩm

Thành phần

  • – 130g tinh bột sắn

  • – 40g bột mì để làm bột áo

  • – 90ml nước lọc

  • – 60g đường nâu

  • – 30ml mật ong

Hướng dẫn cách làm trân châu trà sữa chi tiết

  • – Bước 1:

    Đun sôi nước và đường nâu với lửa nhỏ, khuấy nhẹ để hòa tan đường. Sau khi đường tan hết, thêm ½ tinh bột sắn vào và trộn nhanh trong vòng 6-7 giây. Tắt bếp và thêm ½ lượng tinh bột sắn còn lại vào nồi. Trộn đều cho đến khi hỗn hợp tạo thành một khối dẻo và không vón cục.

Trộn đường với nước sôi

  • – Bước 2:

    Rải một lớp mỏng bột áo lên thớt rồi cho khối bột dẻo ra và bắt đầu nhào. Lúc đầu, bột có thể hơi dính. Nhưng cứ tiếp tục nhào cho đến khi bột trở thành một khối mịn và không dính tay. 

Nhào bột thành khối mịn

  • – Bước 3:

    Chia bột thành 4 phần và lấy 1 phần để tạo hình. Nhớ bọc ba phần bột còn lại bằng màng nilon để tránh bột bị khô trong khi tạo hình. Sau đó, tạo hình bột thành dạng que dài (đường kính khoảng 1.5 cm). Dùng dao cắt que bột thành từng khúc nhỏ.

Cán bột thành que dài và cắt bột trân châu thành từng khúc nhỏ

  • – Bước 4:

    Dùng tay vo tròn từng khúc bột nhỏ thành những viên trân châu tròn nhỏ. Tiếp tục thực hiện tương tự cho 3 phần bột còn lại.

Tạo hình bột trân châu thành từng viên tròn

  • – Bước 5:

    Trong một đĩa lớn, rải một ít bột mì. Lăn tròn trân châu lên trên để tạo thành lớp áo, tránh trân châu dính vào nhau. 

Áo thêm một lớp bột cho trân châu

  • – Bước 6:

    Sau khi hoàn thành tất cả các viên trân châu, hãy dùng rây loại bỏ bớt phần bột thừa. 

Dùng rây loại bỏ bớt phần bột thừa

  • – Bước 7:

    Bắc nồi lên bếp. Đun sôi lượng nước gấp 6 lần khối lượng của trân châu. Sau đó, thả trân châu vào và luộc khoảng 15-20 phút. Khuấy đều để hạt trân châu không dính vào đáy nồi. Tắt bếp, đậy kín nắp và ủ thêm 15 phút để trân châu chín đều. 

Cách nấu trà sữa truyền thống - nấu trân châu

  • – Bước 8:

    Vớt ra, thả vào thau nước lạnh để giúp thu nhỏ kích thước và tạo độ giòn cho trân châu. Sau đó, vớt ráo rồi trộn với mật ong để trân châu không bị dính vào nhau.

Thành phẩm trân châu trà sữa

Cách pha chế trà sữa trân châu truyền thống 

Sau khi trà sữa và trân châu đen đã làm xong, thì giờ đây việc pha chế trà sữa trân châu truyền thống sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

  • – Cho trân châu đen với một lượng vừa đủ vào ly thủy tinh.

  • – Đổ trà sữa vào ly và thêm cho một ít đá lạnh vào. 

  • – Dùng muỗng khuấy đều. Thế là ly trà sữa trân châu truyền thống mát lạnh, thơm ngon đã được hoàn thành.

Cách pha chế trà sữa trân châu ngon miệng

Cách bảo quản trân châu và trà sữa

  • – Với trà sữa, nếu không dùng hết thì cho vào chai thủy tinh rồi đậy kín nắp. Sau đó, đặt vào ngăn mát

    tủ lạnh

    và sử dụng trong vòng 3 ngày.

  • – Với trân châu chưa luộc, có thể cho vào túi zip khóa lại ngay khi vừa tạo viên tròn xong. Đặt vào ngăn đông và bảo quản trong vòng 6 tháng. Khi dùng, cứ đem trân châu đi luộc mà không cần rã đông.

  • – Với trân châu đã luộc chín, sử dụng ngay trong ngày để đạt được độ mềm dai ngon nhất. Nếu không dùng nếu thì cho vào bát nhỏ rồi bọc kín bằng màng nilon. Sau đó, đặt vào

    ngăn mát tủ lạnh

    và dùng dần trong vòng 3 ngày đổ lại.

Hy vọng với cách nấu trà sữa trân châu truyền thống ngon, đơn giản ở trên thì bạn sẽ thành công trong việc chế biến món đồ uống thơm ngon này nhé!.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về sản phẩm điện thoại, laptop hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: [email protected]

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc