Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Hải Sản Tại Nhà Siêu Dễ Siêu Ngon
Lẩu cua đồng hải sản luôn là một trong những lựa chọn tối ưu cho các buổi sum họp bạn bè, gia đình.Bởi vì kỹ thuật chế biến món ăn đơn giản, nhanh chóng cùng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Lẩu cua đồng hải sản luôn là một trong những lựa chọn tối ưu cho các buổi sum họp bạn bè, gia đình.Bởi vì kỹ thuật chế biến món ăn đơn giản, nhanh chóng cùng với hương vị thơm ngon, hấp dẫn.
Nội Dung Chính
Nguyên Liệu Để Nấu Lẩu Cua Đồng Hải Sản
Dưới đây là nguyên liệu học nấu ăn món lẩu cua đồng hải sản với định lượng cho 4 người ăn:
-
500g cua đồng.
-
2 con ghẹ.
-
400g mực ống.
-
300g nghêu.
-
300g tôm sú.
-
250g cá chẽm phi lê.
-
100g thanh cua.
-
500g xương ống.
-
500g xương gà.
-
200g khế chua.
-
200g cà chua.
-
4 miếng đậu.
-
20g hành tím.
-
5g hành lá.
-
2 nhánh sả.
-
1 nửa củ gừng.
-
10g tỏi.
-
210g mắm tôm.
-
1kg bún.
-
1 muỗng canh nước mắm.
-
1 muỗng canh dầu điều.
-
2 muỗng canh dầu ăn.
-
Các loại gia vị khác như đường, muối và hạt nêm…
Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Cua Đồng Hải Sản Đơn Giản, Thơm Ngon
Bước 1: Sơ Chế Nguyên Liệu
Đầu tiên, bạn cần sơ chế cua:
-
Bạn ngâm cua vào nước muối loãng trong vòng 10 phút để cua tự nhả bùn, đất. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
-
Tiến hành tách mai cua. Bỏ yếm và nhể gạch vào bát sạch.
-
Cho phần cua đã làm sạch vào cối, thêm một chút nước cùng một chút muối và giã nhuyễn. Muối sẽ giúp phần cua giã nhuyễn đông lại khi nấu. Do đó đây là bước không thể thiếu khi sơ chế cua. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng máy xay thay vì dùng tay giã nhuyễn để tiết kiệm thời gian và công sức.
-
Tiếp theo, bạn đem phần cua nhuyễn lọc qua rây để chiết ra phần nước. Phần xác còn lại thì đem đi bỏ.
Sau đó, bạn tiếp tục sơ chế các loại nguyên liệu còn lại:
-
Cà chua: Rửa sạch. Loại bỏ hạt. Và thái thành múi cau.
-
Khế chua: Rửa sạch. Cắt rìa mỗi cạnh. Và cắt ngang để thu được những hình ngôi sao dày tầm 1cm.
-
Hành tím, gừng: Rửa qua, bỏ vỏ và cắt lát.
-
Tỏi: Bỏ vỏ và đập dập.
-
Sả: Bỏ phần vỏ già, đập dập và cắt khúc.
-
Hành lá: Bỏ gốc, rửa sạch. Và cắt thành các khúc tầm 1-2cm.
-
Mực: Rửa sạch, khứa các đường caro lên thân mực rồi cắt khúc với chiều dài khoảng từ 2 đến 3 cm.
-
Tôm sú: Rửa và để ráo nước. Sau đó, bóc vỏ, bỏ đầu và lấy chỉ tôm.
-
Cá chẽm: Rửa sạch và cắt thành các khúc vừa ăn.
-
Xương: Chặt khúc to để hầm và rửa sạch bằng nước muối. Để đảm bảo loại bỏ được tất cả tạp chất bên trong xương,
Trung cấp nấu ăn
khuyên bạn nên chần qua xương với một ít hành lá và gừng.
Bước 2: Tiến Hành Xào Gạch Cua, Chiên Đậu Và Xào Cà Chua.
Để xào gạch cua, bạn tiến hành các bước dạy nấu ăn như sau:
-
Bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì cho 1 muỗng canh dầu ăn vào.
-
Nhanh tay bỏ hành tím, tỏi, hành lá và sả và phi trong chảo dầu.
-
Khi các loại nguyên liệu tỏa mùi thơm thì đổ toàn bộ phần gạch cua vào đảo cùng.
-
Thêm 1 muỗng canh dầu điều. Đảo đều tay đến khi phần gạch cua sệt lại thì hoàn thành.
Tiếp đó là việc chiên đậu:
-
Bạn sử dụng một chiếc chảo khác, đặt lên bếp và cho ngập dầu.
-
Khi dầu nóng thì cho đậu hũ đã cắt miếng vào dán.
-
Chú ý lật để đậu được chín vàng cả hai mặt.
Cuối cùng là xào cà chua:
-
Hoàn toàn tương tự xào gạch cua, bạn cũng bắc chảo, cho dầu cùng các loại nguyên liệu như hành tím, hành lá, sả…
-
Tiếp đó, bạn chỉ cần bỏ cà chua và khế vào đảo khoảng 10 phút là được.
Bước 3: Nấu Nước Lẩu
Linh hồn của món lẩu luôn luôn là nước dùng. Do đó, đây sẽ là bước quyết định sự thành công của món lẩu cua đồng hải sản. Bạn đọc nên tiến hành theo các công đoạn dưới đây để có được nồi nước dùng ưng ý nhất nhé.
-
Cho nồi lên bếp. Ninh xương với khoảng 1l nước trong vòng từ 1 đến 2 tiếng.
-
Sau khi ninh xương xong, bạn vớt phần xương ra. Cho nước lọc qua và phần gạch cua đã xào vào nồi. Nấu với lửa nhỏ vừa để không làm vỡ phần cái. Tiếp đó, bạn vớt phần riêu cua ra bát riêng.
-
Cho phần cà chua xào và ghẹ vào nồi. Nêm nếm gia vị.
Cao đẳng nấu ăn Hà Nội
gợi ý bạn đọc công thức nêm nếm như sau:
1 muỗng cà phê muối + 1 muỗng cà phê hạt nêm + 1 muỗng canh mắm
-
Cuối cùng, bạn lần lượt cho hải sản vào nồi. Rắc hành lá lên trên cho đẹp mắt và cho phần đậu chiên vào. Vậy là hoàn thành nồi lẩu cua đồng hải sản rồi.
Một Số Lưu Ý Chọn Mua Hải Sản
Bên cạnh nước dùng và cách chế biến nguyên liệu, việc chọn mua hải sản cũng đóng góp phần nhiều vào độ thơm ngon của nồi lẩu. Do đó, Trường dạy nấu ăn dành cho bạn đọc một số lời khuyên để chọn mua hải sản tươi mới, thơm ngon nhất.
-
Tôm: Bạn nên chọn mua những con tôm có vỏ bóng, thân chắc, thịt săn và phần đầu cứng. Đầu và chân phải gắn chặt và mình tôm. Tránh mua những con có phần đuôi xòe, lỏng lẻo hay mất vây. Đồng thời cũng nên loại bỏ những con đã bị chảy nhớt hay chân chuyển màu.
-
Mực: Để mua được mựa tươi ngon, bạn nên ưu tiên những con có thân mình sáng bóng và có màu nâu sậm. Hãy sử dụng ngón tay để ấn vào thân mực. Nếu thân mực có độ đàn hồi tốt, nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu thì đây sẽ là lực chọn thông minh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân biệt bằng mắt và râu mực. Nếu mắt mực trắng sáng, có con ngươi và râu mực có phần xúc tu bám chặt thì đây cũng là những con mực có độ tươi ngon cao đó.
-
Nghêu: Việc lựa chọn nghêu vô cùng đơn giản. Với những con ngậm miệng thì bạn cần ưu tiên con có vỏ cứng, cầm lên thì nặng tay. Còn với những con mở miệng thì bạn dùng tay chạm vào chúng. Nếu chúng ngậm miệng lại thì chắc chắn là còn sống và vô cùng tươi mới.
-
Cuối cùng là chọn ghẹ: Bạn nên chọn mua những con ghẹ vừa tay, nặng và chắc thịt. Không nên chọn mua những con ghẹ quá cỡ. Vì ghẹ to nhưng không chắc chắn sẽ ngon. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên những con ghẹ có khớp chân linh hoạt cùng gai sắc nhọn.
Lẩu cua đồng hải sản với nước dùng ngọt thanh kết hợp cùng vị béo của gạch cua và vị ngọt của hải sản chắc chắn sẽ “hớp hồn” mọi người ngay từ lần ăn đầu tiên.