Cách Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết đón tài lộc cả năm | Cleanipedia
Nội Dung Chính
1. Những lưu ý khi dọn bàn thờ ngày Tết (bao sái bát hương)
Lau dọn bàn thờ gia tiên ngày Tết là điều rất nên làm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn nên lưu ý những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ để đảm bảo sự tôn kính, trang nghiêm:
Chuẩn bị nước lau bàn thờ riêng biệt
Khi lau dọn, bạn nên chuẩn bị sẵn nước lau rửa bàn thờ. Đó thường là các loại nước thơm từ thảo dược tự nhiên như lá quế, đinh hương, lá bưởi… Bạn cũng nên chuẩn bị khăn lau riêng như vải nhiễu đỏ để lau bát hương, bài vị. Ngoài ra, có thể dùng dung dịch tẩy rửa đa năng Cif để dễ dàng lau sạch các vết ố nếu có trên bàn thờ.
Hãy để đàn ông là người bao sái bát hương
Công việc Bao sái bát hương nên để cho đàn ông trong nhà thực hiện. Tuy nhiên, nếu nhà neo người thì phụ nữ vẫn có thể thực hiện công việc này. Một lưu ý rất quan trọng trong bao sái bát hương là trước khi thực hiện phải giữ cho thân thể sạch sẽ, không bao sái khi đang tới kỳ của phụ nữ. Đồng thời, người tiến hành công việc này nên tắm rửa sạch sẽ và mặc đồ dài giữ cho thân thể thanh tịnh.
Lựa chọn ngày đẹp để Bao sái bát hương. Nếu thực hiện ngày 23 âm lịch cần lưu ý phải tỉa chân hương trước khi cúng Ông Công Ông Táo.
Một số lưu ý khác
-
Trước khi dọn dẹp bàn thờ, bạn cần giữ thân thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Mặc quần áo dài tươm tất, giữ tâm thanh tịnh. Tuyệt đối không mặc những loại quần áo hở hang, phản cảm để bao sái bát hương.
-
Bạn cần dùng một chổi chuyên dùng để quét bụi, khăn sạch với nước sạch để lau chùi đồ thờ. Không sử dụng chổi hoặc khăn đã qua sử dụng hoặc dùng cho các việc dọn dẹp hằng ngày.
-
Sau khi bỏ các chân hương cũ, bạn có thể đem đi bón cây. Hạn chế đổ xuống sông, xuống hồ để tránh gây ô nhiễm môi trường
-
Một trong những tối kị dọn bàn thờ ngày Tết là xê dịch bát hương. Bát hương nên được để yên và cố định trong nhà năm này qua tháng nọ. Bạn không nên thay mới bát hương hằng năm rồi đem bát hương thả xuống sông hồ gây ô nhiễm hoặc đem gửi ở trong chùa sẽ gây mất mỹ quan.
-
Ngoài việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương, các gia đình nên mua sắm và bày biện các lễ nghi cúng kiếng như: hoa, đăng, trà, ngũ quả, thực, …
-
Không dùng rượu để lau chùi bàn thờ Phật, ảnh tượng Phật. Nên dùng khăn sạch đã được ngâm trong nước cánh hoa hồng vàng, nước ngũ vị hoặc nước sạch trong nhà.
2. Cách lau dọn bàn thờ tổ tiên
Những điều cần làm trước khi dọn dẹp bàn thờ
Chúng ta nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát và mở cửa chính, cửa sổ cho mát mẻ. Và chuẩn bị đồ cúng bao gồm: nến, hương, hoa, trái cây, và thức ăn dùng để cúng.
Thực hiện thắp một nén hương xin phép tổ tiên, các quan thần linh, thần tài. Khi khấn cần thông báo xin được dọn bàn thờ ngày Tết, xin các ngài lánh sang một bên để dọn dẹp. Sau đó, đợi hương tàn rồi dọn dẹp.
>>> Xem thêm chi tiết:
Các bước cơ bản trong cách lau dọn bàn thờ tổ tiên, bàn thờ Phật
-
Bước 1: Khi bắt đầu dọn bàn thờ ngày tết, bạn hãy đặt các tượng, bài vị thần Phật và bài vị tổ tiên lên mặt phẳng trang trọng. Mặt phẳng này phải cao, phủ vải đỏ và để ngay ngắn. Nếu bàn thờ Phật thì phủ vải vàng.
-
Bước 2: Sử dụng vải mềm mới mua, có ngâm với nước mùi hoặc rượu gừng cùng chút muối tinh để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Lưu ý, không nên sử dụng nước lạnh để lau. Bạn nên lau các bài vị thần Phật trước, bài vị của tổ tiên sau.
-
Bước 3: Hãy từ tốn lau bát hương, đèn nến bằng khăn ướt để tránh đổ vỡ. Sau đó, dùng khăn khô để lau lại nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể chuẩn bị đèn tinh dầu để khử sạch mùi ẩm mốc và tạo hương thơm dễ chịu trong phòng thờ.
-
Bước 4: Bao sái và rút tỉa chân hương: Tay cần được rửa sạch sẽ bằng rượu gừng. Một tay giữ chặt bát hương tránh để xê dịch. Tay còn lại lấy khăn/chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương. Lau khô toàn bộ bát hương bằng khăn khô.
-
Bước 5: Sau khi lau dọn bát hương thì thực hiện tỉa chân hương để số lẻ. Thông thường, bát hương thần linh thì để 5 chân (ngũ hành tề tụ). Còn các bát hương còn lại thì để 3 (sinh tài). Các chân hương đã được rút tỉa để lên bàn được phủ bằng giấy đỏ. Còn hóa chân hương sẽ được gom lại thả trôi trên sông có dòng chảy.
-
Bước 6: Đặt lại đồ thờ cúng, thay ly nước lạnh, thay chum gạo muối (nếu có) và khẩn thỉnh báo các ngài về.
3. Cách lau dọn bàn thờ Thần Tài
Đặt bàn thờ Thần Tài trong nhà là một phong tục có từ lâu đời trong các gia đình Việt. Đây là vị thần được nhiều gia chủ gởi gắm niềm tin đem lại nhiều may mắn, tài lộc. Vì vậy, khi thực hiện dọn bàn thờ ngày Tết, bạn cũng đừng bỏ qua công đoạn lau dọn bàn thờ Thần Tài. Dưới đây là các điểm bạn nên lưu ý khi lau dọn và bài trí bàn thờ thần tài:
Những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ Thần Tài ngày Tết:
-
Bàn thờ Thần Tài, theo phong tục Việt Nam, thường được đặt dưới đất, nơi trang nghiêm, sạch sẽ và hướng ra cửa chính.
-
Trong cách vệ sinh bàn thờ Thần Tài, bạn không nên xê dịch bát hương. Bởi vì bát hương là nơi thể hiện sự thành kính của gia đình với cõi tâm linh.
-
Khi lau dọn, như đã đề cập, bạn nên dùng nước ấm, không nên sử dụng nước lã. Bạn nên dùng nước với các loại lá có hương thơm tự nhiên như quế, hồi, lá hương nhu, sả và lá bưởi để lau bàn thờ. Ngoài ra, bạn có thể dùng Nước lau đa năng Cif là dung dịch tẩy rửa đa năng. Sản phẩm này có nhiều tính năng ưu việt; có thể đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu như vết ố vàng trên mặt kính, bụi bẩn đóng lớp… Sản phẩm có mùi hương vô cùng dịu nhẹ. Với các thành phần khá quen thuộc như chloride, axit citric từ hoa quả, sodium carbonate… trả lại vẻ sáng bóng cho đồ vật… Nước lau đa năng Cif hoạt động hiệu quả trên mọi bề mặt; từ bề mặt gạch, men sứ, crôm, kính, đá mài, nhựa cho đến thép không gỉ… Thiết kế chai xịt giúp phủ kín dung dịch lên bề mặt đồ vật, làm tăng hiệu quả làm sạch.
-
Ngoài việc vệ sinh bàn thờ Thần Tài, khi thắp hương, bạn nên dùng đèn dầu hoặc nến để thắp sáng khi thờ cúng, tránh ánh sáng nhấp nháy.
4. Dọn bàn thờ ngày tết vào ngày nào?
Để đón một cái tết trọn vẹn, vào những ngày trước tết, nhà nhà cùng nhau tổng vệ sinh mọi ngóc ngách trong nhà: ngoài vườn, phòng ngủ, bàn thờ, phòng khách,… Riêng đối với bàn thờ vì là nơi thờ tự thiêng liêng nên rất nhiều bạn e ngại khi dọn dẹp nơi này.
Hiểu được nỗi lo lắng đó, Cleanipedia xin chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về cách dọn bàn thờ ngày Tết. Nhằm giúp nơi thờ tự ngày tết được khang trang nhất để tỏ lòng hiếu kính của bạn đến các vị bề trên.
Thời gian dọn dẹp
Từ ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng ông Táo thì các gia đình nến tiến hành dọn dẹp bàn thờ ngày tết. Và việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết này nên được hoàn tất trước 12h00 đêm 30 Tết. Theo quan niệm của phương Đông, đây là thời điểm “thần linh đi vắng”. Vậy nên, gia chủ tranh thủ sửa sang, bài trí nơi thờ tự để đón tết sẽ không làm mạo phạm đến các vị bề trên.
Thời điểm dọn dẹp tốt nhất trong ngày nên bắt đầu từ lúc 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc từ 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút tối.
Tuyệt đối không dọn dẹp bàn thờ ngày tết trong thời gian bị hành kinh hoặc khi thân thể không sạch sẽ, tươm tất.
Dọn bàn thờ ngày tết là việc tất yếu phải làm hằng năm trước dịp tết đến xuân về. Tuy nhiên không phải cứ nhất thiết vào ngày tết thì mới được phép lau dọn bàn thờ.
Thay vào đó khi nào bạn cảm thấy bàn thờ chưa trang nghiêm thì cần phải lau dọn ngay. Các gia đình có thể lau chùi, quét dọn bàn thờ mỗi lần từ nửa tháng đến một tháng, vào trước ngày rằm hoặc mùng 1 hàng tháng.
Các công việc cần làm
Các công việc dọn bàn thờ ngày tết chủ yếu là lau chùi, quét dọn, hóa chân hương (đốt bỏ các chân hương cũ đi cho đỡ đầy bát hương) và chỉ để lại 3 chân hương.
Sau đó, bạn bày biện đồ lễ để cúng kiếng. Tất cả đồ thờ tự như: bài vị, bình hoa, chân đèn,… lúc này có thể hạ xuống để lau chùi và đánh bóng. Sau khi hoàn tất, bạn nấu nước thơm để lau lại bàn thờ một lần nữa cho sạch sẽ và thơm tho.
5. Các bước cơ bản “Dọn bàn thờ ngày Tết”
Bước 1 – Dọn dẹp và chuẩn bị đồ lễ
Trước khi bao sái bát hương bạn nên mở toang các cửa trong nhà, lau dọn nhà cửa sạch sẽ và chuẩn bị đồ cúng lễ theo đủ năm phần:
-
Nến: tượng trưng cho lửa với mong muốn đem lại sự ấm cúng cho gia đình.
-
Nhang: với ý nghĩa gửi gắm thông điệp, mong muốn của gia chủ lên thần thánh.
-
Hoa: với ý nghĩa mang đến sự tươi mát, hương sắc cho gia đình.
-
Ngũ Quả: Gồm năm loại quả khác nhau tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ trong năm mới.
-
Thực: Đây là đồ cúng cho các vị bề trên hưởng dùng. Theo như quan niệm cúng trước, ăn sau để tỏ lòng tôn kính thần phật, ông bà. Gia chủ ăn gì thì thì cúng nấy, các món cơ bản như: gà luộc, xôi gấc, đồ chay,…
Bạn dùng khăn sạch ngâm trong rượu trắng và gừng giã nhuyễn ít nhất 30 phút trước khi lau dọn bàn thờ ngày tết.
Bước 2 – Thắp hương xin phép
Bạn thắp một nén hương và khấn xin các bậc bề trên tạm lánh sang một bên để tiến hành dọn bàn thờ ngày Tết mà không mạo phạm các ngài. Bạn đợi hương tàn thì bắt đầu công việc dọn dẹp.
Bước 3 – Hạ các đồ thờ tự xuống
Trước tiên, bạn chuẩn bị một cái bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ. Sau đó, bạn hạ đồ thờ cúng như: bài vị, di ảnh, chân đèn, bình hoa, chén nước,… xuống bàn một cách ngay ngắn. Nếu là bàn thờ Phật, thì bạn phủ vải hoặc giấy vàng.
Đặc biệt, bạn nên tránh hoặc hạn chế di chuyển bát hương xuống bàn và cũng không nên lau đồ thờ tự trực tiếp trên bàn thờ.
Dùng khăn sạch tẩm rượu gừng và lau toàn bộ các đồ thờ tự trên bàn thờ. Để đánh bóng các đồ bằng đồng, bạn cũng dùng khăn sạch tẩm giấm ăn, tro bếp, muối hạt,… và chà mạnh trong vài phút.
Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch và lau khô lần lượt từng món, lau cách từ tốn và tuyệt đối không kẹp đồ thờ vào nách, chân.
Bước 4 – Hóa chân hương và lau dọn bát hương
Trước khi sao bái, bạn cần rửa sạch hai tay bằng rượu gừng. Dùng một tay giữ bát hương để tránh bị xê dịch. Tay còn lại dùng khăn sạch hoặc chổi khô để quét dọn, lau chùi toàn bộ bụi trên miệng và xung quanh bát hương xuống bàn thờ.
Sau khi lau dọn xong, bạn phải dùng cả hai tay rút tỉa từng chân hương ra khỏi bát hương một cho tới khi chân hương chỉ còn số lẻ sau: 1, 3, 5, 7 hoặc 9. Chỗ chân hương được rút ra nên đốt ngay thành tro.
Sau đó, bạn dùng khăn sạch để lau dọn tàn tro từ chân hương cũ rơi xuống. Rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau thêm 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Bạn lại tiếp tục lấy khăn khô lau và thu dọn lại toàn bộ bụi bẩn, tàn tro trên bàn thờ xuống.
Cuối cùng, bạn dùng một khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu gừng, lau lại toàn bộ bàn thờ và dùng khăn khô lau thêm một lần nữa.
Bước 5: Bày đồ cúng kiếng
Đặt lại đồ thờ cúng lên bàn thờ, thay nước bình hoa, thay chum gạo muối (nếu có) và thỉnh các bậc bề trên về lại bàn thờ
Trên đây là cách bao sái bàn thờ, dọn bàn thờ ngày Tết, ngày 23 tháng chạp… để cầu mong tài lộc, may mắn quanh năm cho cả gia đình. Nếu có thể, bạn nên thực hiện việc lau dọn bàn thờ hàng ngày để nơi thờ cúng linh thiêng luôn được sạch sẽ, thể hiện sự tôn kính nhất đối với ông bà, tổ tiên.
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.