Cách Lập Bàn Thờ Tổ Nghề Sân Khấu, Văn Khấn Cúng, Sắm Lễ – Khánh Vàng Đức Phát
Cúng tổ nghề sân khấu là nét đẹp trong văn hóa của người Việt, thể hiện rõ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”. Tuy nhiên, vẻ đẹp của tín ngưỡng này chỉ được thể hiện khi biết cách lập bàn thờ, chuẩn bị mâm cúng và văn khấn chu đáo.
Nội Dung Chính
Cúng tổ nghề sân khấu vào ngày nào?
Cúng tổ nghề là nét đẹp trong tín ngưỡng của dân tộc ta. Mỗi ngành nghề đều có tổ nghề – là người hoặc nhóm người có công sáng lập, truyền bá và phát triển ngành nghề. Cúng tổ là cách thế hệ sau thể hiện sự biết ơn và lòng thành kính đối với những người đi trước. Ngoài ra, đây cũng là cách để mong cầu sự nghiệp suôn sẻ và tránh những rủi ro trong công việc.
Tương tự như những ngành nghề khác, những người làm trong lĩnh vực sân khấu – nghệ thuật cũng rất coi trọng lễ cúng tổ nghề. Theo truyền thống, cúng tổ nghề sân khấu diễn ra vào ngày 12/8 âm lịch mỗi năm. Ngoài ra, một số nơi còn tổ chức lễ lớn trong 3 ngày liên tục từ ngày 10 đến ngày 12/8 âm lịch. Hoạt động này được tổ chức thường niên tại nhà thờ tổ.
Bên cạnh nghi thức dâng lễ vật, đọc bài cúng và tạ lễ. Lễ cúng tổ sân khấu được thực hiện tại nhà thờ tổ còn có những màn trình diễn hấp dẫn đến từ các nghệ sĩ nhằm tạo không khí náo nhiệt và bày tỏ lòng thành đến Tổ nghề Tổ nghiệp. Thông qua những màn biểu diễn công phu, những bậc tiền bối, lão làng lại truyền thêm động lực cho thế hệ sau vững vàng hơn trên con đường đã chọn.
Ngày nay, không phải ai cũng có điều kiện để tham gia lễ cúng tổ nghề tại nhà thờ. Vì vậy, bạn cũng có thể cúng tổ tại nhà để bày tỏ lòng thành kính đối với bề trên. Cúng tổ nghề không nhất thiết phải dâng lên những lễ vật đắt đỏ mà chỉ cần sự thành tâm và chu đáo trong khâu chuẩn bị. Xã hội hiện nay có nhiều thay đổi nhưng tín ngưỡng cúng tổ vẫn được gìn giữ và phát huy.
Tổ nghề sân khấu là ai?
Tổ nghề sân khấu là nhân vật có thật, hoàn toàn không phải hư cấu. Nhiều giai thoại về tổ nghề sân khấu vẫn được lưu truyền cho đến hiện nay nhưng không ai biết chính xác. Một số lĩnh vực mới phát triển trong vài trăm năm trở lại đây như cải lương, tuồng, chèo, ca trù, nhiếp ảnh,… đều có ghi chép lại tên tuổi của tổ nghề.
Tương truyền, ngày xưa có vị vua không có con nên mỗi ngày đều đến tượng Phật để cầu trời ban phúc. Để Phật nghe được lòng thành, vua đều cho làm lễ lớn khi thỉnh cầu và luôn có tiết mục có người đóng vai thần linh vừa múa vừa hát. Sau đó không lâu, hoàng hậu có thai và sinh ra 2 người con trai. Để tạ ơn Trời Phật, nhà vua đều cho làm lễ lớn hằng năm.
Kỳ lạ là theo thời gian, 2 vị hoàng tử đều rất thích xem hát đến nỗi quên ăn quên ngủ và người trở nên gầy yếu, suy nhược. Vì vậy, nhà vua cấm 2 con không được xem hát vì sợ cả 2 vì suy nhược mà chết. Nhưng vì đam mê quá lớn, 2 vị hoàng tử đã lén chui vào bên trong xó buồng để nghe hát và không ăn không ngủ nhiều ngày liền nên đã qua đời.
Sau khi mất, thỉnh thoảng 2 vị hoàng tử vẫn hiện về để xem hát. Chính vì vậy, người đời quyết định lập bàn thờ phụng kính là Tổ. Sau đó, những người sáng lập và có công truyền bá các bộ môn nghệ thuật đều được xưng làm Tổ nghề Tổ nghiệp.
Hiện nay, nhiều người vẫn băn khoăn về việc tổ nghề sân khấu có phải là người ăn xin hay không. Theo thời của những nghệ sĩ gạo cội, tổ cải lương có 3 vị (Tam Thánh) bao gồm Bạch Hoa – vợ Đinh Lễ, Lã Động Tân và Lý Thiết Quài (làm nghề ăn xin). Như vậy, một trong những vị tổ nghề sân khấu đúng là làm nghề ăn xin.
Ngoài ra, mỗi bộ môn nghệ thuật lại có nhiều vị tổ nghề khác bao gồm:
- Tổ nghề sân khấu tuồng: Đào Tấn, Liêu Thủ Tâm,…
- Tổ nghề sâu khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
- Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
- Tổ nghề sân khấu hát chèo: Phạm Thị Trân
- Tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt
Tóm lại, vị tổ nghề sân khấu không cố định mà phụ thuộc vào bộ môn cụ thể. Ngoài ra, tổ nghề sân khấu còn có sự khác biệt ở từng vùng miền, đoàn hát. Dù vậy, tín ngưỡng thờ tổ đều mang ý nghĩa chung là lòng biết ơn và thành kính đối với những thế hệ đi trước. Tổ nghề Tổ nghiệp còn là chỗ dựa tinh thần để mỗi người nghệ sĩ gửi gắm ước nguyện và lấy lại động lực để vượt qua những khó khăn khi làm nghề.
Cách lập bàn thờ tổ nghề sân khấu
Với những người làm trong lĩnh vực sân khấu, Tổ nghề có ý nghĩa linh thiêng và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Vì vậy ngoài việc đến nhà thờ Tổ cúng vái vào ngày giỗ, nhiều người còn lập bàn thờ tổ nghề sân khấu tại nhà để thờ tự. Để nơi thờ tự toát lên vẻ tôn nghiêm và linh thiêng vốn có, bạn cần lập bàn thờ theo hướng dẫn sau:
1. Chuẩn bị bài vị và các vật phẩm thờ cúng khác
Trước tiên, cần chuẩn bị bài vị Tổ nghề Tổ nghiệp và những vật phẩm thờ cúng như lư hương, đôi chân nến, đèn dầu, lọ hoa, chén nước, ống đựng nhang,… Vật phẩm thờ cúng tổ nghề khá đa dạng và không nhất thiết phải chuẩn bị đầy đủ mà nên dựa vào điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có bài vị bởi đây là yếu tố quan trọng nhất trong bàn thờ.
2. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại và đối diện với cửa
Dù là bàn thờ tổ nghiệp hay thờ Phật, Cửu Huyền Thất Tổ đều phải tránh đặt ở lối đi lại. Không gian thờ cúng phải là nơi yên tĩnh, thanh tịnh để bàn thờ toát lên vẻ linh thiêng và trang trọng vốn có. Nếu đặt ở lối đi lại, âm thanh ồn ào sẽ phá vỡ sự yên tĩnh và làm giảm ý nghĩa linh thiêng ở nơi thờ tự.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh đặt bàn thờ đối diện với cửa sổ hoặc cửa chính. Theo quan niệm phong thủy, đặt bàn thờ ở vị trí này sẽ khiến cho may mắn, tài lộc thất thoát. Nếu không thể chuyển vị trí bàn thờ, nên dùng bàn thờ có mái che để giữ tài lộc và vượng khí trong nhà.
3. Đặt bàn thờ ở tầng cao nhất
Khi lập bàn thờ cúng tổ nghề sân khấu, bạn nên đặt bàn thờ ở nơi cao nhất. Có thể đặt bên cạnh bàn thờ Phật nhưng phải đặt thấp hơn. Nếu ở chung cư, bạn nên đặt bàn thờ ở nơi cao để tránh người ngoài có thể nhìn thấy bàn thờ ngay từ cửa ra vào. Đây là điều cấm kỵ trong thờ cúng bạn cần nắm rõ trước khi lập bàn thờ tổ nghề.
4. Sắp xếp bàn thờ theo quan niệm phong thủy
Sau khi chuẩn bị bài vị, vật phẩm thờ cúng và vị trí đặt bàn thờ, bạn cần sắp xếp và bố trí vật phẩm phù hợp. Để Tổ nghề Tổ nghiệp lắng nghe được lời thỉnh cầu và phù hộ cho bản thân, bạn nên sắp xếp bàn thờ theo phong thủy nhằm tăng nguồn năng lượng tích cực. Ngoài ra, nên xác định cung mệnh và tuổi để đặt bàn thờ đúng hướng, tránh đặt sai hướng khiến tài vận bị cản trở.
Cúng tổ nghề sân khấu cần chuẩn bị những gì?
Vào ngày 12/8 âm lịch hằng năm, những người làm trong lĩnh vực sân khấu – nghệ thuật không quên dâng lên tổ nghề lễ vật để thể hiện lòng thành. Những người mới vào nghề hoặc chưa từng cúng tổ sẽ gặp lúng túng trong quá trình cúng kiếng. Nếu đang băn khoăn trong việc chuẩn bị cho lễ cúng tổ nghề sân khấu, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:
1. Mâm lễ cúng tổ nghề sân khấu
Đối với cúng tổ nghề sân khấu, có thể cúng chay hay mặn đều được. Tuy nhiên, tổ nghề là người thật, không phải Phật thánh nên tốt nhất là cúng mặn. Lễ vật cúng không bắt buộc mà phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của mỗi người. Mâm cỗ dù đơn sơ nhưng có lòng thành vẫn sẽ nhận được ân huệ từ tổ.
Thông thường, mâm cúng tổ nghề sân khấu sẽ bao gồm những lễ vật sau:
- Lư hương
- Nhang (hương)
- Đĩa muối gạo
- Giấy cúng tổ nghề
- Nến, đèn cầy
- Rượu trắng
- Nước
- Trà đã pha
- Hoa tươi
- Trái cây tươi
- Heo quay
- Bánh hỏi hoặc bánh bao
- Gà luộc
- Xôi đậu
- Có thể chuẩn bị thêm trầu cau, bánh kẹo, chè, món ngọt,… theo điều kiện của mỗi người
Tuy nhiên, cần tránh cúng thịt chó, ốc, các món ăn chưa được nấu chín như tiết canh, gỏi, nem chua,… vì theo quan niệm dân gian, các loại thực phẩm này không sạch sẽ có thể làm ô uế không gian thờ cúng linh thiêng. Một số người cũng quan niệm nên kiêng cúng quả bom (táo) và mía.
2. Văn khấn cúng tổ nghề sân khấu
Ngoài chuẩn bị mâm lễ dâng lên tổ nghề sâu khấu, cần soạn sẵn văn khấn cúng. Văn khấn bắt đầu bằng tên tuổi, thời gian làm lễ, nơi làm lễ. Sau đó, soạn nội dung thể hiện lòng thành của bản thân dành cho Tổ nghề Tổ nghiệp vì đã có công lao to lớn trong việc sáng lập và truyền bá ngành nghề.
Sau khi thể hiện lòng biết ơn, có thể xin Tổ nghề phù hộ bản thân an lạc, gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong công việc. Nội dung bài văn khấn không quá dài nhưng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để khi làm lễ không bị lúng túng.
Chi tiết các bước cúng tổ nghề sân khấu
Tương tự như những dịp giỗ khác của người Việt, lễ cúng tổ nghề sân khấu diễn ra trong không khí trang nghiêm và linh thiêng. Nếu tổ chức tại nhà thờ Tổ, lễ cúng được chuẩn bị cầu kỳ và công phu với những màn biểu hiển hoành tráng. Tuy nhiên trong trường hợp cúng tại nhà, bạn chỉ cần cúng tổ theo các bước sau:
- Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trước ngày cúng để tránh thiếu sót. Với các món ăn, bạn có thể đặt hoặc tự mình nấu nướng đều được.
- Sau khi có đầy đủ lễ vật, cần tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục lịch sự và bày biện mâm cúng cho đẹp mắt. Nếu không có kinh nghiệm, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ những tiền bối trong nghề để tránh tình trạng bày mâm cúng sai cách và bừa bộn.
- Đến giờ cúng, thắp nhang đèn và đọc bài khấn vái, sau đó vái tổ nghề và thắp nhang.
- Đợi nhang cháy hết thì hóa vàng và thụ lộc để đón nhận ân huệ từ Tổ nghề. Nếu có thể, nên mời mọi người đến chung vui và cùng nhau thụ lễ trong không khí hân hoan, vui vẻ.
Cúng tổ nghề sân khấu là hoạt động thường niên có ý nghĩa về mặt tâm linh. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã biết cách lập bàn thờ tổ và cúng tổ nghề sân khấu đúng cách. Nếu thờ tự tổ nghề tại nhà, bạn cũng có thể dâng lễ cho Tổ nghề Tổ nghiệp vào ngày thường để thể hiện lòng thành kính.