Cách Làm Bánh Tiêu “Không Cần Bột Nở” Đơn Giản Mà Cực Ngon

Advertisement

Bánh tiêu có nguồn gốc từ Trung Hoa và trở thành món ăn khoái khẩu của người Việt. Chỉ bằng nguyên liệu đơn giản là bột mì, men nở chiên trong dầu nóng là bạn đã có món bánh ăn xế chiều ngon mê ly. Tuy nhiên bạn đã thử cách làm bánh tiêu không cần bột nở chưa? Dưới đây Tự Vào Bếp sẽ là hướng dẫn chi tiết dành cho bạn. 

Nguyên liệu làm bánh tiêu không cần bột nở

Bánh tiêu thưởng thức ngon nhất khi còn nóng, thơm bùi mè ràng và có vị ngọt nhẹ. Hiện nay loại bánh này được mix thêm nhiều nguyên liệu khác như đậu xanh, sữa, sầu riêng, nhân thịt… rất mới mẻ và thơm ngon. Trở lại với bánh tiêu truyền thống không cần bột nở sẽ gồm các nguyên liệu dưới đây:

  • Bột mì: 500g;
  • Nước ấm: 200ml;
  • Mè trắng: 150g;
  • Vani: 2 ống;
  • Dầu ăn, đường, muối;

Lựa chọn kỹ lưỡng nguyên liệu để làm bánh tiêu

Hướng dẫn cách làm bánh tiêu tại nhà chi tiết

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cần thiết, bạn hãy bắt tay vào làm bánh tiêu đơn giản, không cần bột nở theo hướng dẫn chi tiết cách làm bánh từ bột mì không cần bột nở dưới đây:

Bước 1. Trộn bột

  • Sử dụng nước ấm, nhiệt độ khoảng 35 – 40 độ C để khuấy cho tan 100g đường.
  • Bột mì đa dụng lược qua rây cho mịn, thêm ¼ muỗng cafe muối và trộn đều.

Sau đó, bạn cho từ từ hỗn hợp nước đường vào bột và khuấy đều. Dùng tay trộn đều bột, nếu thấy quá khô bạn có thể cho thêm nước và ngược lại bột nhão thì tăng lượng bột khô. Lượng nước thêm vào tùy thuộc vào độ hút nước của bột, bột để càng lâu sẽ hút nước nhiều hơn bột mới.

Thêm nước từ từ để khi trộn kiểm soát độ khô và độ nhão tốt hơn

Bước 2. Nhào bột bánh tiêu

Công đoạn nhào bột chính là giai đoạn quyết định đến độ nở xốp của bánh tiêu. Đặc biệt với cách làm bánh tiêu sữa không cần bột nở bạn cần chú trọng hơn nữa. Bạn rắc một ít bột khô trên mặt phẳng, cho bột ra và nhào bằng thao tác đè và kéo dãn. Lặp đi lặp lại công đoạn này cho đến khi bột tạo thành khối, mịn dẻo và không dính tay là đạt yêu cầu.

Nhào bột thật kỹ để bánh chiên ngon hơn

Cho bột vào tô, bịt kín bằng màng bọc thực phẩm và ủ trong thời gian 2h đồng hồ. Thời gian ủ phụ thuộc thuộc vào thời tiết. Khi bạn thấy lượng bột ủ nở to gấp đôi lượng ban đầu là có thể sử dụng.

Sau khi bột ủ đủ thời gian, dùng tay ấn khắp mặt bột để bọt khí thoát ra ngoài, sau đó cho thêm vani, dầu nhào một lần nữa để bột mềm mịn hơn.

Bước 3. Tạo hình cho bánh tiêu

Cho bột ra khỏi tô lớn, đặt lên mặt phẳng đã rắc bột khô. Nặn cục bột thành khối dài và chia thành các phần bằng nhau. Để chính xác bạn có thể cân trọng lượng của từng cục bột.

Chia bột thành những phần bằng nhau

Sau đó lật ngược mặt trong của bột để lăn qua mè. Phần bên trong không bám bột khô cho khả năng bám dính mè tốt hơn. Bạn thực hiện tương tự với các phần bột còn lại.

Bước 4. Chiên bánh tiêu

Sử dụng chảo sâu lòng để chiên bánh. Lượng dầu chiên bánh tiêu phải nhiều, tối thiểu bằng ½ thể tích của chảo thì bánh sẽ ngon hơn. Bánh nên được chiên ở lửa vừa với dầu sôi ở mức phù hợp.

Cán dẹp bánh trước khi chiên

Bí quyết để chiên bánh tiêu nở phồng chính là đợi dầu vừa đủ sôi bạn cho bột bánh vào. Nếu cho vào quá sớm hoặc khi dầu quá nóng bột sẽ bị chai. Bánh không thể nở phồng.

Sau khi đã lăn các cục bột qua mè, bạn cán dẹp bột với một lực vừa đủ, cán đều hai mặt với chiều dày khoảng 0.5cm và đường kính 10cm. Hoàn thành một cục bột bạn thả vào trong chảo dầu. Sau khi chiên khoảng 30s – 1 phút thì bánh bắt đầu nổi lên trên, liên tục trở bánh để chín vàng hai mặt.

Cho bột vào chảo dầu và chiên vàng đều 2 mặt

Thời gian chiên chín 1 chiếc bánh tiêu dao động từ 2 – 3 phút. Khi một chiếc bánh tiêu này vừa nổi lên trên bạn lại thả tiếp bánh khác vào để chiên. Thao tác thực hiện lặp lại cho đến khi hết bột. Nếu cho vào cùng một lúc quá nhiều bột bạn sẽ không trở bánh kịp, bánh chín không vàng đều.

Yêu cầu thành phẩm: Bánh tiêu chín đạt yêu cầu phải nở phồng, phần vỏ bên ngoài màu vàng, đều cả hai mặt và mè không bị cháy. Phần bên trong mềm, xốp ăn rất thơm ngon.

Mẹo làm bánh tiêu thành công

  • Nếu ủ bột mà vẫn không nở thì có thể do bạn đã quên cho men nở vào. Hoặc lượng men nở của bạn cho vào ít hơn bột bánh, hoặc có thể bạn nhào bột chưa đủ. Vậy nên bạn cần có các tỉ lệ bột và men phải chuẩn.
  • Để cho vỏ bánh được mềm, không bị vàng và đắng thì các  bạn phải ủ bột đủ thời gian để bột lên men.
  • Không nên hấp bánh quá lâu như vậy sẽ khiến cho bánh chuyển sang màu vàng. Bạn có thể cho một ít giấm vào nồi nước hấp để khắc phục.
  • Trước khi hấp, bạn nên phết một ít dầu ăn lên xửng hấp nếu không có giấy nến để lót dưới bánh.
  • Trong lúc hấp bánh, bạn không được mở nắp nồi làm bánh dễ bị xẹp, bạn cũng không hấp bánh quá lâu làm cho bánh dễ bị xẹp, chai, mặt bánh nhăn nheo, không ngon.
  • Khi hấp bánh, phủ một lớp khăn lên trên sau đó đậy nắp lại để hơi nước ko bị rớt xuống bánh.
  • Cho thêm một ít giấm vào phần nước hấp để bánh được trắng.

Cách bảo quản bánh tiêu 

  • Bánh bao chưa hấp chín: Bạn bọc kín bánh lại bằng màng bọc thực phẩm, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản bánh được khoảng 1 tuần.
  • Bánh bao sau khi hấp chín: Bạn bọc kín bánh bằng màng bọc thực phẩm, cho vào ngăn mát sẽ bảo quản được 1 tuần. Nếu cho vào ngăn đá thì bảo quản được 2 tuần, khi ăn chỉ cần rã đông, hấp bánh lại là có thể thưởng thức.

Với hướng dẫn cách làm bánh tiêu không cần bột nở này bạn thấy thật đơn giản phải không nào. Tuy không có bột nở nhưng chỉ cần chú trọng trong khâu nhồi bột là bạn đã có chiếc bánh tiêu đảm bảo yêu cầu thành phẩm. Chúc các bạn thành công nhé!

Từ khóa tìm kiếm liên quan cách làm bánh tiêu:

  • làm bánh tiêu không bột nở
  • cách làm bánh tiêu ngon
  • cách làm bánh tiêu bằng bột mì
  • hướng dẫn làm bánh tiêu
  • công thức làm bánh tiêu
  • cách làm bánh tiêu bằng bột mì đã dụng