Các yếu tố về tinh thần – xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người cao tuổi
Trang: 117
Tập XXIII, số 5 (141) 2013
Các yếu tố về tinh thần – xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người cao tuổi
Socio-mental factors affecting quality of life of the elderly
Tác giả: Trần Thị Thúy Hà, Hoàng Thị Giang, Phan Trọng Lân,
Nguyễn Thị Thùy Dương
Tóm tắt:
Sự thay đổi cơ cấu dân số toàn cầu theo hướng già hoá tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh đời sống của
cá nhân, cộng đồng và xã hội của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang
trên 300 người cao tuổi (NCT) được chọn ngẫu nhiên tại phường Đồng Quốc Bình bằng Bộ công cụ đo
lường chất lượng cuộc sống (CLCS) người cao tuổi ở Việt Nam cho thấy: những NCT có vợ/có chồng có
điểm CLCS cao hơn những người góa vợ/góa chồng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01); Những
người có tham gia sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ có điểm trung bình CLCS cao hơn nhóm không tham
gia (p<0,05); Các yếu tố: sự quan tâm của con cháu, sự hài lòng về vai trò của NCT trong các công việc
gia đình, mức độ hài lòng về vai trò của NCT trong cộng đồng cũng như sự hài lòng trong các mối quan hệ
gia đình, họ hàng, hàng xóm … là những yếu tố về tinh thần – xã hội ảnh hưởng rõ rệt đến điểm đánh giá
CLCS của NCT. Ngoài ra niềm tin vào vấn đề tâm linh (chùa chiền, tôn giáo, thờ cúng, giỗ chạp…) cũng
mang lại sự khác biệt về điểm đánh giá CLCS của NCT phường Đồng Quốc Bình.
Summary:
The change in the global population mechanism with the aging trend has caused radical effectsin every aspect in the lives of individuals, communities, and societies of each country and of the international community as well. By cross-sectional study using the set of the elderly’s quality of life instrument in 300 elderly people picked up randomly in Dong Quoc Binh commune – Haiphong city in 2013, the survey results showed: the elderly, who have husbands/ wives, had a higher quality of life index than the ones who were widows or widowers (the difference is valid in statistics with p < 0.01); the elderly, who participated in some club activities, had an average index of living quality higher than the ones who didn’t (p<0.05); factors such as care of descendants, satisfaction of the elderly in doing housework, the degree of content of the elderly in community and their content in family, relative, and neighbor relationships… were the socio-mental factors that had an obvious effect on the elderly’s quality of life indexes. In addition, religious beliefs (pagodas, religions, worship, ancestor worship…) also caused a difference in the assessment indexes of the living quality of the elderly in Dong Quoc Binh commune
File nội dung:
yhdp_origin117_5_2013.pdf
Tải file:
Tải file với tiền ảo trong tài khoản thành viên.